Tình hình quản lý đất của huyện Thanh Hà

Một phần của tài liệu thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 55)

- Điểm dân cư theo dạng mảng: ở những vùng đất trù phú, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, trải qua quá trình phát triển lâu dài nhiều điể m dân c ư nh ỏ

N ỘI DUG VÀ PHƯƠG PHÁP GHIÊ CỨU

3.2.1. Tình hình quản lý đất của huyện Thanh Hà

* Xác lập địa giới hành chính và quản lý hồ sơđịa giới hành chính các cấp

lập bản đồ hành chính theo Chỉ thị 364/CT của Chính phủ ban hành ngày 06/11/1991 được thực hiện tốt. Ranh giới giữa huyện Thanh Hà với các huyện Tứ

Kỳ, Kim Thành, Nam Sách, thành phố Hải Dương và thành phố Hải Phòng được xác định bằng các yếu tố địa vật cốđịnh hoặc mốc giới và được chuyển vẽ lên bản

đồ. Bản đồ địa giới hành chính cấp huyện và cấp xã đều được thực hiện theo hồ sơ địa giới hành chính theo tỷ lệ tương ứng: cấp huyện 1/25.000; cấp xã 1/5.000. Nhiều xã đã công bố bản đồ hành chính xã trang trọng tại trụ sở UBND xã.

* Công tác đo đạc bản đồ, lập hồ sơ địa chính, lập bản đồ hiện trạng và

bản đồ quy hoạch sử dụng đất các cấp

+ Công tác đo đạc, lập hồ sơđịa chính:

- Đã hoàn thành dự án đo đạc bản đồ, lập hồ sơ địa chính đất nông nghiệp, khu vực đất dân cưở tất cả các xã, thị trấn trong huyện bằng công nghệđo tiên tiến, hệ thống bản đồ địa chính được số hóa đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ trong quản lý sử dụng đất đai.

- Hệ thống bản đồđịa chính được lưu trữở cả dạng giấy và file sốở cả 3 cấp theo quy định.

+ Thành lập bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Trong các kỳ tổng kiểm kê đất đai năm 2000, năm 2010 và kiểm kê đất đai năm 2005, bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện và 25 xã, thị trấn trong huyện

đều được thành lập theo đúng quy trình, quy phạm, được các cơ quan chuyên môn thẩm định đạt chất lượng tốt. Ngoài ra bản đồ hiện trạng còn được thành lập tại các thời điểm lập quy hoạch và lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và các xã, thị trấn. Các loại bản đồ đó đã góp phần đánh giá đúng thực trạng sử dụng đất tại thời điểm lập, làm cơ sởđể xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất và xây dựng các chiến lược phát triển kinh tế xã hội.

* Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Thanh Hà là một trong những địa phương đi đầu trong công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Đối với cấp huyện, thực hiện Luật Đất đai năm 1993 và các văn bản dưới luật về đất đai, UBND huyện Thanh Hà đã xây dựng “Quy hoạch sử dụng đất thời

kỳ 1998 - 2010” và được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2848/1998/QĐ-

UB ngày 04/11/1998.

Thực hiện Nghị quyết số 09 của Chính phủ và ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ

tướng Chính phủ Nguyễn Công Tạn, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 21 về việc đưa diện tích cây vải thiều đặc sản của huyện lên 7.000 ha, tháng 4/2001 UBND huyện Thanh Hà tiến hành điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, trong đó chủ yếu là bổ sung quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từđất cây hàng năm sang đất cây lâu năm và quy hoạch hệ thống giao thông thuỷ lợi trong vùng chuyển đổi.

Đến năm 2006, UBND huyện lại tiếp tục lập Điều chỉnh quy hoạch sử

dụng đất đến năm 2010, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) và được UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt tại Quyết định số 3570/QĐ-UBND ngày 17 tháng 10 năm 2006.

Thực hiện Luật Đất đai và chỉ đạo của UBND tỉnh, từ năm 2010, UBND huyện Thanh Hà đã tiến hành các bước lập Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015), đang hoàn thiện các bước cuối để trình UBND tỉnh phê duyệt. Chỉ đạo 100% số xã tiến hành các bước lập quy hoạch cấp xã, chờ phân bổ của huyện để hoàn thiện, trình UBND huyện phê duyệt.

* Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trong những năm qua dựa trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt và đã đáp ứng được nhu cầu nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân và các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.

* Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Mặc dù còn nhiều vướng mắc trong việc cấp, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất song UBND huyện Thanh Hà đã chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi

trường, UBND các xã và các ban, ngành có liên quan tập trung quyết liệt tháo gỡ

những khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất, đảm bảo quyền lợi và nhu cầu của tổ chức, cá nhân sử dụng đất. Cụ thể: - Đối với đất ởđô thị, tính đến hết năm 2013 đã cấp được 2.070 hộ trên tổng số 2.407 hộ cần phải cấp, chiếm tỷ lệ 86%.

- Đối với đất ở nông thôn, tính đến hết năm 2013 đã cấp được 36.328 hộ trên tổng số 41.676 hộ cần phải cấp, chiếm tỷ lệ 87,17%. Một số xã tỷ lệ cấp giấy chứng nhận QSD đất đạt cao là: Thanh Thủy (100%), Thanh Sơn (98,02%), Thanh Bính (96,47%), Liên Mạc (95,58%), An Lương (95,27%)...

* Công tác thống kê, kiểm kê đất đai

- Thực hiện kiểm kê đất đai năm 2005 và tổng kiểm kê đất đai năm 2010 đạt kết quả cao.

- Công tác thống kê biến động đất đai hàng năm được duy trì đảm bảo chất lượng. Phòng Tài nguyên và Môi trường đã hướng dẫn các xã về nghiệp vụ

thống kê biến động đất đai, phân tích nguyên nhân tăng giảm các loại đất một cách kịp thời, chính xác, đặc biệt hướng dẫn cán bộ chuyên môn của các xã sử

dụng thành thạo phầm mềm TK-05 là phần mềm chuyên dụng trong công tác thống kê, kiểm kê đất đai.

* Công tác quản lý, phát triển thị trường bất động sản

Mặc dù là huyện nông nghiệp, kinh tế chưa phát triển, tốc độ đô thị hóa còn chậm song thị trường bất động sản theo đúng nghĩa đã có dấu hiệu hình thành. Việc chuyển quyền sử dụng đất được UBND huyện quan tâm đã thúc đẩy thị trường bất

động sản phát triển. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của tình hình chung nên hoạt động thị

trường bất động sản trong năm vừa qua có phần trầm lắng

* Công tác giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Công tác giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành trong huyện. Công tác giám sát được thực hiện thông qua HĐND các cấp, các ban thanh tra nhân dân và một số tổ chức

khác. Ngoài ra, định kỳ UBND huyện tổ chức các buổi tiếp dân với thành phần là lãnh đạo UBND huyện và đại diện các ngành có liên quan.

* Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật vềđất đai

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai. Huyện đã kịp thời triển khai Quyết định 1654/QĐ-UBND ngày 13/5/2007 của UBND tỉnh, tập trung chỉ đạo quyết liệt bằng nhiều giải pháp trong việc xử lý vi phạm làm nhà trên đất nông nghiệp. Đến nay không có trường hợp vi phạm mới.

* Công tác giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo

các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai

Công tác tiếp dân, giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo

được thực hiện tốt ngay từ cơ sở. Chính vì vậy, số vụ tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo và đặc biệt là khiếu nại, tố cáo vượt cấp giảm rõ rệt, không có khiếu nại tố

cáo đông người.

Một phần của tài liệu thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)