Thực trạng phát triển kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 51)

- Điểm dân cư theo dạng mảng: ở những vùng đất trù phú, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, trải qua quá trình phát triển lâu dài nhiều điể m dân c ư nh ỏ

N ỘI DUG VÀ PHƯƠG PHÁP GHIÊ CỨU

3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hộ

3.1.2.1. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

a. Ngành nông nghiệp và thủy sản + Lĩnh vực trồng trọt:

Tổng giá trị sản xuất (Giá thực tế) ngành trồng trọt năm 2013 đạt 1.185 tỷ đồng, chiếm 62,32 % giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp và thủy sản. Nhiều mô hình sản xuất đạt giá trị cao trên 100 triệu đồng/ha/năm như ở xã Liên Mạc, Cẩm Chế, Quyết Thắng, Tiền Tiến, Thanh Hải...

- Sản xuất lúa: Tổng diện tích gieo cấy năm 2013 đạt 7.535 ha, trong đó vụ

lúa Đông Xuân gieo cấy là 3.804 ha, vụ mùa gieo cấy là 3.731 ha. Các vùng chuyên canh lúa tập trung ở các khu Hà Tây, Hà Bắc và một số xã khu Hà Đông, Hà Nam. Năng suất lúa bình quân năm 2013 đạt 59,09 tạ/ha, năng suất lúa qua các năm không có sự thay đổi nhiều. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học tiên tiến vào sản xuất

được hộ nông dân sử dụng ngày càng nhiều và có hiệu quả. - Cây ăn quả:

trồng vải là 3.945 ha, cây ăn quả khác (ổi, quất, chuối, đu đủ...) là 2.669 ha.

Những năm gần đây, do hiệu quả kinh tế từ cây vải thấp nên nhiều hộ dân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang các loại cây ăn quả khác có giá trị kinh tế cao như: quất, ổi... do đó diện tích cây vải năm 2013 đã giảm so với năm 2005 khoảng gần 2.000 ha. Toàn huyện đến nay có diện tích trồng ổi khoảng 1.080 ha, trồng chanh, quất khoảng 405 ha.

+ Lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản:

Chăn nuôi gia súc, gia cầm ngày càng phát triển, cơ bản giải quyết được nhu cầu thực phẩm trên địa bàn.

- Chăn nuôi lợn: Năm 2013, đàn lợn trong huyện có 64.955 con, nhiều hộ

nuôi lợn với số lượng lớn, thường xuyên duy trì tổng đàn từ 100 con trở lên, tập trung ở các xã Cẩm Chế, Tiền tiến, Thanh Cường, Thanh Thủy…

- Chăn nuôi trâu, bò: Năm 2013, đàn trâu, bò của huyện có 1.198 con (Trong

đó đàn bò 779 con, đàn trâu 419 con). Phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn

chủ yếu tập trung chăn nuôi ở các xã ven đê, quy mô nhỏ lẻ, mỗi gia đình nuôi một vài con, chỉ có 1 số ít hộ nuôi quy mô trên 10 con.

- Chăn nuôi gia cầm: Tổng đàn gia cầm toàn huyện năm 2013 có khoảng 765.000 con. Phương thức chăn nuôi bán công nghiệp và công nghiệp đã thay thế

cho phương thức chăn nuôi tận dụng.

- Thủy sản: Tổng diện tích mặt nước trên địa bàn huyện được khai thác đưa vào nuôi thả thủy sản là 519 ha, tổng sản lượng thủy sản năm 2013 đạt 3.158 tấn, với giá trị sản xuất thủy sản theo giá hiện hành đạt 113,9 tỷđồng.

b. Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng

- Giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng tăng trưởng liên tục qua các năm, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005 - 2013 đạt 15%/năm. Sản xuất công nghiệp, xây dựng trên địa bàn huyện chủ yếu do các hộ tư nhân kinh doanh cá thể

thực hiện, quy mô chủ yếu nhỏ lẻ.

Giá trị sản xuất xây dựng (Giá thực tế) năm 2013 đạt 1.138,213 tỷđồng, gấp 3,19 lần so với năm 2005 (356,4 tỷ đồng). Sự phát triển của công nghiệp và xây dựng trong những năm qua chủ yếu là từ khu vực xây dựng, giá trị sản xuất ngành

xây dựng đóng góp tới 67% vào giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng. - Về tiểu thủ công nghiệp:

Trên địa bàn huyện có hai làng nghề chiếu cói Tiên Kiều và Nhan Bầu tại xã Thanh Hồng với 930 hộ và 1.910 lao động có việc làm thường xuyên, sản lượng hàng năm đạt trên 680.000 lá chiếu, thu nhập 50 nghìn đồng/người/ngày. Các sản phẩm làm ra ngày càng phong phú về chủng loại, nhiều mẫu mã đẹp chất lượng ngày càng tốt hơn đáp ứng nhu cầu trong và ngoài tỉnh.

c. Ngành dịch vụ, thương mại: + Hoạt động dịch vụ, thương mại:

Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất của các ngành dịch vụ giai

đoạn 2006 - 2013 đạt 12,1 %/năm (trong đó giai đoạn 2006 - 2010 đạt 9,8%/năm,

giai đoạn 2010 - 2013 đạt 15,2%/năm). Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội và

cải thiện về mức sống của người dân, kết cấu hạ tầng kỹ thuật cũng được quan tâm phát triển, đặc biệt hạ tầng các ngành dịch vụ.

+ Dịch vụ vận tải:

Dịch vụ vận tải hành khách và hàng hóa tiếp tục phát triển, chất lượng dịch vụ vận tải được nâng cấp, đáp ứng thuận tiện nhu cầu giao lưu hàng hóa và đi lại của nhân dân.

3.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

- Quy mô dân số

Dân số huyện Thanh Hà năm 2013 có 155.498 người, trong đó dân số nam chiếm khoảng 49,4%, nữ chiếm khoảng 50,6%. Dân sốđô thị chiếm khoảng 5,06%. Tỷ lệ tăng dân sổ của huyện gần đây tương đối ổn định trong khoảng 7,6 - 8%.

Sự tăng lên về dân số của Thanh Hà trong những năm gần đây chủ yếu là do tăng dân số tự nhiên. Tăng cơ học hầu như không có thậm chí có nhiều năm giảm do lực lượng lao động của huyện di cư đi nơi khác làm việc tại các địa phương khác, đặc biệt là các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh. Năm 2013, lực lượng lao

Bảng 3.1: Hiện trạng phát triển dân số huyện Thanh Hà STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 Năm 2013 1 Dân số Người 159.750 162.935 152.587 155.498 2 Tỷ lệ dân thành thị % 5,00 5,00 4,80 5,06 3 Tỷ lệ dân nông thôn % 95,00 95,0 95,20 94,94

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thanh Hà năm 2000; 2005; 2010; 2013).

Trong giai đoạn 2000 - 2013, tốc độđô thị hóa của huyện diễn ra chậm, thậm chí tỷ lệ dân thành thị giảm từ 5% năm 2005 xuống còn 4,8% năm 2010, nguyên nhân là do một bộ phận dân tại thị trấn Thanh Hà di cưđi nơi khác tìm kiếm việc làm và sinh sống, một phần là do tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tại tại khu vực thành thị

thấp hơn so khu vực nông thôn.

- Chất lượng dân số

Mức sống dân cư ngày càng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người hàng năm tăng lên, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 4,5 triệu đồng năm 2005 lên 8,9 triệu đồng vào năm 2010 và đạt khoảng 12 triệu đồng vào năm 2013 (theo giá trị tăng thêm, giá thực tế); tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm, từ 17% năm 2005 giảm xuống còn 7% năm 2013.

Chất lượng dạy và học ở các cấp bậc được duy trì và nâng cao, tỷ lệ học sinh thi tốt nghiệp các cấp học hàng năm đạt từ 97,5 - 99,2%, số học sinh khá giỏi, học sinh thi đỗ vào các trường cao đẳng và đại học đều tăng.

- Nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực

Dân số của huyện năm 2013 có 155.498 người, số người trong độ tuổi lao

động là 95.094 người, chiếm khoảng 61,15% dân số của huyện. Lao động trong độ

tuổi có việc làm (đang làm việc trong các ngành kinh tế ) là 86.904 người, chiếm 91,39% số người trong độ tuổi lao động. Như vậy, tỷ lệ lao động thất nghiệp trên

địa bàn còn khoảng 8,61%.

Cùng với tốc độ gia tăng dân số, số lượng lao động trong độ tuổi của huyện mỗi năm sẽ tăng thêm khoảng 1.000 - 1.200 lao động. Đây là nguồn nhân lực dồi dào cho phát triển kinh tế xã hội nói chung. Tuy nhiên, với chất lượng lao động còn thấp và số

lượng lao động ngày càng tăng đang là áp lực phải tạo thêm việc làm trong những năm tới là hạn chế và thách thức đáng kểđối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Để đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh, đặc biệt là phát triển công nghiệp, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của huyện trong thời gian tới là rất quan trọng.

3.1.2.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tác động

đến việc hình thành và phát triển các điểm dân cư huyện Thanh Hà

Những thuận lợi và hạn chế thách thức là những yếu tố đan xen nhau. Một yếu tố thuận lợi về mặt này nhưng lại là hạn chế về mặt khác. Chính vì vậy, không nên đánh giá tách bạch thuận lợi và hạn chế mà phải có cái nhìn tổng quát về những

điều kiện để phát triển kinh tế xã hội của huyện. * Về phát triển kinh tế và cơ cấu nền kinh tế:

Trong những năm qua, tốc độ phát triển kinh tế của huyện đã tăng đáng kể

nhưng đánh giá chung Thanh Hà vẫn là huyện nghèo trong tỉnh. Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch đúng hướng nhưng tốc độ chuyển dịch vẫn còn chậm. Nền kinh tế vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp và thủy sản đóng góp của khối ngành công nghiệp và xây dựng (đặc biệt là công nghiệp) vẫn còn thấp.

* Về dân số, lao động, việc làm và thu nhập:

Thanh Hà là huyện có dân số và mật độ dân số ở mức trung bình của tỉnh, thấp hơn so với một số huyện lân cận (Dân số 155.498 người, mật độ 977 người/km2). Tỷ lệ tăng dân số hàng năm tương đối thấp. Đây là một lợi thế rất lớn của huyện sức ép của dân số lên đất đai và các vấn đề xã hội không quá gay gắt.

Lực lượng lao động tương đối dồi dào chiếm khoảng 61,15% dân số. Tỷ lệ

lao động có việc làm thường xuyên đạt 91,39%. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp dẫn đến sức cạnh tranh của lao động trong huyện thấp hơn so với nhiều địa phương khác trong tỉnh.

3.2. Đánh giá tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất khu dân cư huyện

Thanh Hà

Một phần của tài liệu thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)