Một số điểm khái quát về xu hướng phát triển điểm dân cư Việt Nam

Một phần của tài liệu thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 31)

- Phát triển kiến trúc các thể loại công trình

1.3.1. Một số điểm khái quát về xu hướng phát triển điểm dân cư Việt Nam

1.3.1.1. Khái quát chung

Sự phân bố các điểm dân cư nông thôn trên các vùng lãnh thổ nước ta không đồng đều. Quá trình hình thành và phát triển điểm dân cư phụ thuộc vào

điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu, địa hình…) và điều kiện kinh tế xã hội, phong tục tập quán của mỗi vùng, trong đó các yếu tố về điều kiện tự nhiên giữ

vai trò rất quan trọng.

Theo nhà sử học Nguyễn Quang Ngọc, nghiên cứu về điểm dân cư ở nông thôn trước hết phải nói đến làng. Làng vốn là một đơn vị tụ cư, đơn vị kinh tế,

đơn vị tín ngưỡng và sinh hoạt văn hoá cộng đồng của người Việt xuất hiện từ

rất sớm. Chính quyền trung ương đã dựa vào làng Việt truyền thống, biến làng thành một đơn vị quan hệ xã hội. Qua bao nhiêu biến đổi phức tạp của lịch sử

phát triển, làng vẫn tồn tại và vẫn giữđược bản sắc riêng của mình. Ngày nay xã là đơn vị hành chính có quyền lực về mọi mặt nhưng làng vẫn là cốt lõi tinh thần và vật chất của xã. Như vậy, khi nói đến “Làng” là đã chứa đựng một cách tương

đối hoàn chỉnh một đơn vị cấu thành cơ bản ở nông thôn (Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, 2007).

1.3.1.2. Phân bố không gian các điểm dân cư truyền thống

Vị trí lập làng chẳng những có địa thế đẹp, còn phải thuận tiện cho việc làm

ăn để có đời sống kinh tế và văn hoá phong phú. Do vậy việc chọn lựa vùng đất đó

đã được đúc kết "nhất cận thị, nhị cận tân, tam cận giang, tứ cận lộ, ngũ cận điền" (một gần chợ, hai gần bến đò, ba gần sông, bốn gần đường giao thông, năm gần ruộng); Đó như là 5 tiêu chí để lựa chọn đất lập làng. Khái quát lại những miền đất

đó thường dọc các con sông, nơi có những bãi bồi và là nơi hội tụ các đầu mối giao thông đặc biệt là đường thuỷ (vì ngày xưa đường bộ chưa phát triển) (Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, 2007).

Sự phân bố của các làng xã phụ thuộc nhiều vào đất đai canh tác và bị động lớn bởi điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội. Làng xã bao gồm cả khu cư trú và đồng ruộng thường là liền khoảnh, nhưng vẫn có trường hợp xen canh, xen cư, được thể

hiện như sau:

* Vùng đồng bằng: Làng, thôn cũng nằm trên các bậc thềm để tránh lụt, quy

mô tương đối lớn, các điểm dân cư cách nhau khoảng 2 - 4 km, rải tương đối đều trên diện tích đất đai, mỗi điểm bao gồm 4 - 6 làng sát cạnh nhau. Làng đã có luỹ tre bao quanh, nhà cửa khang trang, đình chùa to, đẹp, giao thông giữa các làng thuận tiện (Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, 2007).

+ Đồng bằng Bắc Bộ: là nơi tập trung dân cư với mật độ cao nhất trong cả

nước. Các điểm dân cư nông thôn ở đây đều là các làng xóm được hình thành lâu

đời trong quá trình phát triển của lịch sửđất nước, người dân đắp đê, trị thuỷđể sản xuất lúa nước.

Về mặt tổ chức xã hội: trong suốt quá trình phát triển lịch sử xã hội các đơn vị cơ sở căn bản vẫn duy trì theo các làng xóm truyền thống nên đa số các điểm dân cư nông thôn đều rất ổn định.

Sự phân bố các điểm dân cư nông thôn tương đối tập trung và được liên hệ

với nhau bằng mạng lưới đường bộ liên huyện, liên xã được hình thành từ lâu và thường xuyên được tu bổ nâng cấp.

Mật độ các điểm dân cư cao, quy mô mỗi điểm dân cư cũng tương đối lớn. + Đồng bằng Nam Bộ: Mật độ các điểm dân cư không cao, quy mô không lớn, tính ổn định của các điểm dân cư này cũng thấp hơn vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Các hộ dân cư nông thôn sống ít tập trung nên cũng gây trở ngại cho việc hình thành các mạng lưới công trình dịch vụ, phúc lợi công cộng cho khu vực nông thôn. Về giao thông đi lại đường bộ gặp nhiều khó khăn nhất là vào mùa mưa lũ, phát triển mạnh giao thông đường thuỷ trên các kênh rạch.

+ Vùng duyên hải miền Trung: Là những dải đồng bằng nhỏ ven biển, đất

đai kém màu mỡ, năng suất cây trồng thấp, ngoài việc sản xuất nông nghiệp cư dân có thêm nghềđánh cá và làm muối. Mật độ các điểm dân cư thưa, quy mô nhỏ. Cơ

* Vùng trung du và miền núi: Phổ biến ở rìa phía vùng trung du và miền núi phía Bắc, các huyện trung du miền núi của các tỉnh Duyên Hải Tây Nguyên. Địa hình cơ bản là đồi gò, núi cao hay vùng cao nguyên rộng lớn là nơi bậc thềm cao ráo, mạng lưới sông suối phân bố tương đối đều, nước sinh hoạt chủ yếu lấy từ

giếng khơi hay nguồn nước mặt tuỳ theo vùng. Khu vực cao thích hợp cho việc trồng cạn. Nhà ở thường tập trung trên mặt thềm bằng phẳng, có vườn rộng để trồng cây lâu năm, nhà ở giữa vườn... Vì thế nhà ở thưa, thành những xóm nhỏ, khoảng cách giữa các xóm cũng khá xa. Tại nơi có đồi gò thì nhà ở tập trung ở chân đồi, gò,

để dành đất cho canh tác. Nhà ở gần nhau hơn, tập trung hơn, bao quanh đồi nếu là những đồi riêng lẻ, còn nếu là dải đồi rộng giáp núi thì nhà hay bám lấy phía thông ra các cánh đồng. Đường đi lối lại dễ dàng nên phần lớn là đường mòn, không có những trục đường rõ rệt, trừ khi làng nằm dọc các dòng sông, suối. Đất đai khô ráo, bạc màu, nhiều nơi có đá ong, năng suất cây trồng không cao, kinh tế nông nghiệp không phồn thịnh, nhà ởđơn sơ, nhỏ bé. Có nơi là đất lâm trường, nông trường (Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, 2007).

* Vùng ven sông ven biển: Thường chạy song song với sông, ngăn cách với

sông bởi hệ thống đê cao đối với đồng bằng Bắc Bộ, rộng và trong làng đồng bằng có nhiều sống đất cao. Đây cũng là vùng bị bão lụt đe doạ nhiều, nhưng cũng là nơi

đất đai màu mỡ. Làng tập trung trên các sống đất cao, nên to lớn và có hình dáng kéo dài. Như thếưu điểm quần cư không rải đều trên diện tích đất đai mà có hướng chạy dài rõ rệt, hoặc theo dòng sông mới, hoặc theo dòng sông cũ và quy mô cũng không đều, có nơi rất dày đặc đến trên chục làng, nơi thưa chỉ có 2 - 3 làng, tuỳ kích thước của sống đất (Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, 2007).

Kiểu làng bố trí trên bãi triều nhà thường tập trung thành hai dãy dọc hai bờ

kênh, xây dựng thấp nhưng khá chắc chắn, nếu lợp rạ hay cói thì mái cũng được đè chặt cẩn thận. Nhà ở sít nhau, vườn hẹp không như trên các cồn cát. Nằm ở các đảo bãi triều, ba bề là sông, một bề là biển, thuỷ triều lên xuống hàng ngày, nước mặn. Muốn xây dựng điểm quần cư phải đắp đê bao quanh và đê phải kiên cố vì ảnh hưởng của biển mạnh, đặc biệt là vào mùa mưa bão. Các làng nằm rải rác, nhưng do mạng lưới kênh rạch chằng chịt mà làng nào cũng ở ven dòng nước. Làng không to,

nhưng nhà cửa thì chắc chắn, thường là xây gạch kiên cố đối với miền Bắc và đơn giản, kết cấu xây dựng nhẹđối với miền Nam.

Qua các kiểu quần cư vùng nông thôn nói trên ta thấy quan hệ giữa môi trường tự nhiên và cấu trúc làng xã thể hiện rõ rệt. Tại những nơi địa hình thấp, làng nhỏ và rải khá đều, còn tại những nơi cao thấp không đều thì làng tập trung ở chỗ

cao như trên các sống đất, các dải cồn, nhiều làng có quy mô lớn. Nơi đất tốt, mật

độ điểm quần cư cao có tới 1,5 - 2 điểm/km2 vì dễ thâm canh tăng vụ, còn nơi đất xấu, bạc màu mật độ điểm quần cư thấp 0,3 - 0,5 điểm/km2 (Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, 2007).

1.3.1.3. Một số hình thức bố cục của các điểm dân cư truyền thống

- Đim dân cư dng phân tán:Các điểm dân cư dạng này thường có quy mô nhỏ thường gặp ở các vùng núi nơi có mật độ dân số thưa, điều kiện trồng cấy ít

Một phần của tài liệu thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)