- Phát triển kiến trúc các thể loại công trình
1.2.3. Khu vực Châu Âu
1.2.3.1. Cộng hoà Liên Bang Đức
Cộng hoà Liên Bang Đức do yêu cầu lao động nông nghiệp ngày càng giảm, nhu cầu lao động công nghiệp và xây dựng tại các thành phố lớn lại tăng, việc di chuyển một số lượng khá lớn dân cư từ các vùng nông thôn vào thành thị. Để tránh sự tập trung dân quá lớn vào các cụm công nghiệp và các thành phố, gây khó khăn mọi mặt cho đời sống dân cư đô thị, người ta lập ra một mạng lưới các “điểm dân cư trung tâm” đó là hệ thống làng xóm hay các khu nhà ởđược sắp xếp theo dải hay hình nan quạt ở ngoại vi các thành phố. Để các điểm dân cư này có sức hút mạnh mẽ, nhà ởđược xây dựng với tiêu chuẩn cao hơn và đẹp hơn ở thành phố, cây xanh cũng nhiều hơn và nhiều chủng loại phong phú, các khu này được nối với các thành phố mẹ bằng các tuyến đường ngắn nhất, chất lượng cao. Đây là mô hình hấp dẫn
đối với số dân cư mới của đô thị, giảm nhẹ áp lực dân số cho thành phố. Đó là giải pháp độc đáo của các nhà quy hoạch Đức, người Đức đã rất thành công trong việc khống chế sự phát triển quá mức của các thành phố lớn để phát triển các đô thị vừa và nhỏ trên khắp lãnh thổ. Hệ thống điểm dân cư này đã góp phần tích cực vào việc
điều hoà sự phát triển giữa hai khu vực thành thị và nông thôn. Những điểm dân cư
nông thôn gắn bó với SXNN vẫn giữđược hình thức làng quê truyền thống nhưng
được nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, với hệ thống đường ô tô bằng bê tông hoặc trải nhựa đến từng nhà (Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, 2007).
1.2.3.2. Hà Lan
Vương quốc Hà Lan không được thiên nhiên ưu đãi, sau thiên tai nặng nề trong thế kỷ XIV. Nhân dân Hà Lan đã tiến hành từng bước việc khoanh vùng rút nước để
các vùng đất trũng đó được chia thành từng khu để lập các điểm dân cư nông nghiệp. Trung tâm của vùng xây dựng một thành phố cỡ 12.000 dân với các công trình công cộng đạt trình độ cao, xung quanh thành phố là các làng cách nhau từ 5 - 7 km với quy mô mỗi làng (village) khoảng 1.500 - 2.500 dân. Trong mỗi làng được xây dựng đầy
đủ các công trình văn hoá xã hội và nhà ở cho nông dân, công nhân nông nghiệp, mỗi làng có các xóm (hamlet) với quy mô khoảng 500 người. SXNN được tổ chức theo kiểu các điền chủ thuê đất của Nhà nước, tập hợp nhân công canh tác. Số người này trở
thành công nhân nông nghiệp và sống trong các làng nói trên.
Mạng lưới giao thông được tổ chức rất tốt, đường ô tô nối liền các điểm dân cư đảm bảo liên hệ thuận tiện và nhanh chóng từ nơi ởđến các cánh đồng và khu vực tiêu thụ chế biến.