Thực trạng kiến trúc, cảnh quan tại các điểm dân cư hiện nay

Một phần của tài liệu thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 77)

- Điểm dân cư theo dạng mảng: ở những vùng đất trù phú, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, trải qua quá trình phát triển lâu dài nhiều điể m dân c ư nh ỏ

N ỘI DUG VÀ PHƯƠG PHÁP GHIÊ CỨU

3.3.3. Thực trạng kiến trúc, cảnh quan tại các điểm dân cư hiện nay

3.3.3.1. Kiến trúc cảnh quan nhà ở trong khu dân cư

Kiến trúc cảnh quan khu dân cư huyện Thanh Hà trong những năm gần đây

đã có sự chuyển biến rõ rệt. Tuy nhiên, kiến trúc nhà ở có sự khác biệt về quy mô, tính chất và cảnh quan giữa các khu vực khác nhau trên địa bàn huyện do điều kiện kinh tế, xã hội của từng vùng, từng khu vực là khác nhau. Nếu như ở các khu vực

đô thị, bán thị, các trung tâm, nhà ở của người dân được xây dựng với kiến trúc hợp lý, hiện đại và nhiều hình thái khác nhau thì ở các khu vực nông thôn kiến trúc nhà

ở vẫn mang đậm nét truyền thống vùng đồng bằng Bắc Bộ và còn mang tính lộn xộn, đơn giản.

* Khu vực nông thôn

Tại khu vực nông thôn thuần túy kiến trúc nhà ở vẫn mang đặc điểm của kiến trúc truyền thống Việt Nam. Trong khuôn viên của các hộ gia đình bao gồm có nhà

ở, ao, vườn, các công trình sinh hoạt và sản xuất. Tuy nhiên, trong một số năm trở

lại đây, do sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế xã hội, bộ mặt kiến trúc nhà ở của người dân nông thôn đã có nhiều đổi mới rõ rệt, Tại các điểm dân cư là sự xuất hiện ngày càng nhiều của các công trình nhà mái bằng kiên cố, cao tầng với lối kiến trúc hiện đại. Diện tích đất vườn, ao và các công trình phụ ngày càng thu hẹp lại.

*Khu vực bán thị

Khu vực bán thị là các xã gần trung tâm huyện, và gần các trung tâm đô thị

thì nhà ở tại khu vực này đã có sự phát triển và hiện đại hơn so với khu vực nông thôn thuần tuý. Việc xây dựng nhà ở, khuôn viên nhà ởđược bố trí hợp lý hơn đã có sự phân cách giữa nơi ở và nơi sản xuất, chăn nuôi và vệ sinh, kiến trúc nhà ởđược bố trí đa dạng và hiện đại dần lên.

Tuy nhiên do chưa có quy hoạch hệ thống điểm dân cư, quy hoạch chi tiết các điểm dân cư, các điểm dân cư hầu hết được xây dựng tự phát. Nhà ở được xây dựng theo kinh nghiệm là chủ yếu. Mặt khác, khả năng tài chính của người dân còn khá tách biệt nên mỗi người tự thiết kế một kiểu nhà phù hợp cho khả năng tài chính và sở thích của mình. Vì vậy, nhà ở trong khu dân nông thôn cư còn khá lộn xộn về kiến trúc, cách bố trí, loại nhà, diện tích đất ở, mật độ phân bố.

* Khu vực đô thị

Hình 3.2. Kiến trúc cảnh quan nhà ở khu vực Thị trấn Thanh Hà

Khu vực này có điều kiện kinh tế, xã hội phát triển ở mức cao của cả huyện,

đời sống về vật chất và tinh thần của người dân trong khu vực được nâng cao rõ rệt do vậy mà người dân đã rất quan tâm, trú trọng tới tổ chức cuộc sống nhất là trong việc xây dựng nhà ở. Tỷ lệ nhà mái bằng, nhà cao tầng chiếm trên 75%, còn lại là nhà mái ngói, nhà cấp 4. Nhà ở của người dân được xây dựng đa dạng hơn, hiện đại hơn cả về chất lượng và loại nhà, khuôn viên nhà ởđược bố trí hợp lý và hiện đại,

nhiều nhà cao tầng được xây dựng kể cả các nhà biệt thự với đầy đủ tiện nghi sinh hoạt, không gian sống đước sắp đặt ngăn nắp, hợp lý trên toàn bộ khuôn viên đất ở đã tạo nên một kiến trúc cảnh quan khu ở hiện đại đáp ứng nhu cầu về một cuộc sống chất lượng cao cho người dân khu vực đô thị.

* Cơ sở hạ tầng kỹ thuật:

- Giao thông

Huyện Thanh Hà đựơc bao bọc xung quanh bởi sông Rạng và sông Thái Bình, địa hình lại bị chia cắt bởi sông Gùa và sông Hương. Cốt đất thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam nhưng không đồng đều. Vì vậy việc đầu tư cho phát triển giao thông cần chi phí tương đối lớn, ngoài việc xử lý nền đường, cải tạo mặt đường còn phải đầu tư xây nhiều cầu, cống.

Tỉnh lộ 390 và tỉnh lộ 390B là hai tuyến giao thông huyết mạch nối với Quốc lộ

5A và Quốc lộ 10 đã và đang được đầu tư cải tạo, sửa chữa song kinh phí đầu tư còn hạn chế. Để phát triển và giao thương với các địa phương khác, huyện Thanh Hà đang xây dựng một chương trình tổng thể phát triển giao thông đến năm 2020 với nhiều hạng mục đã và sẽ xây dựng, trong đó đã và đang thực hiện được một số hạng mục chính như: Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cầu Hợp Thanh, nút giao lập thể...

Đường nội thị thị trấn Thanh Hà còn nhỏ hẹp, vỉa hè còn nhỏ, xấu, chưa xứng tầm với một trung tâm văn hoá - chính trị của huyện.

Hình 3.3. Đường liên huyện tại xã Cẩm Chế và cầu Hợp Thanh

- Hạ tầng cấp, thoát nước

+ Cấp nước

Trên địa bàn huyện hiện nay có 14 trạm cấp nước sạch tập trung đã được xây dựng và đi vào hoạt động tại các xã: Phượng Hoàng, Thanh An, Việt Hồng, Cẩm Chế, Tân Việt, Thanh Sơn, Quyết Thắng, Thanh Hải, Hồng Lạc, Thanh Thủy, Thanh Bính, Thanh Lang, Liên Mạc, Thanh Hồng. Toàn huyện có 23 trong tổng số

25 xã, thị trấn tham gia dự án nước sạch và là huyện có tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch cao của tỉnh Hải Dương. Đến nay, có 98,5% số hộở các xã được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh.

Hình 3.4. Trạm cấp nước sạch xã Tân Việt

- Hạ tầng cấp điện

Hệ thống điện huyện Thanh Hà được cấp từ 03 nguồn cấp điện từ 3 trạm 110kV (371E81, 377E86 và 373).

Hiện nay, mạng lưới điện đã phủ khắp địa bàn huyện, đảm bảo cung cấp điện an toàn cho 100% hộ dân sử dụng.

Toàn huyện có 131 trạm biến áp với 138 máy biến áp, tổng dung lượng 38,990 KVA.

Tổng số đường dây hiện nay có 443,4km, trong đó có 114,1 km đường dây cao thế và 392,3 km đường dây hạ thế.

- Hạ tầng bưu chính, viễn thông:

Các loại dịch vụ bưu chính - viễn thông ngày càng được mở rộng bao gồm hầu hết các loại dịch vụ trong ngành, quy mô và phạm vi phục vụ ngày càng được mở rộng. Thông tin liên lạc và bưu điện phát triển nhanh, ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống.

Dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển với tốc độ cao, ngày càng hiện đại hóa với nhiều loại hình dịch vụ thuận tiện, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, 100% số xã, thị trấn có điểm phục vụ bưu điện văn hóa xã. Các xã, thị trấn có thư

báo đến trong ngày. Các dịch vụ như bưu phẩm bưu kiện tăng nhanh.

Mạng lưới viễn thông rộng khắp, 100% số xã, thị trấn có máy điện thoại,

đảm bảo chất lượng. Hiện nay đã có 25/25 xã, thị trấn được phủ sóng điện thoại di

động tại trung tâm xã. Các hoạt động kinh doanh internet được triển khai trên địa bàn và có sự phát triển nhanh chóng.

Nhìn chung, hoạt đông dịch vụ bưu chính viễn thông có bước phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng, đáp ứng được nhu cầu của nhân dân và tạo tiền đề cho sự

phát triển của các ngành kinh tế hiện đại và trong tương lai…

- Hạ tầng xử lý chất thải:

Trên địa bàn huyện đã quy hoạch xây dựng 72 khu rác thải với tổng diện tích là 44,40 ha. Lượng rác thải trên địa bàn huyện ước tính khoảng 22,437 tấn/năm.

(bình quân mỗi người thải ra khoảng 0,4kg rác thải/ngày), tuy nhiên số lượng rác

thải được xử lý mới chỉđạt khoảng 50% tổng lượng rác thải. Nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ rác thải rất cao, ảnh hưởng tới môi trường sống của nhân dân.

Hiện nay có 21/25 xã, thị trấn xây dựng bãi rác thải tập trung với 27 bãi rác

(trong khu quy hoạch). Toàn huyện hiện có 87 thôn, khu dân cư, với 43 tổ thu gom

rác (do UBND xã tổ chức) và được trang bị phương tiện thu gom, kinh phí phục vụ

hoạt động chủ yếu do nhân dân đóng góp.

Toàn huyện còn 4 xã chưa có bãi rác thải là: Thanh Khê, Vĩnh Lập, Thanh Cường, Trường Thành và 7 xã chưa có tổ thu gom rác là: Thanh Khê, Vĩnh Lập, Thanh Cường, Trường Thành, Thanh An, Tiền Tiến và Thanh Hồng.

* Cơ sở hạ tầng xã hội - Giáo dục và đào tạo:

Hệ thống trường lớp từ bậc học mầm non đến PTTH được đầu tư xây dựng khang trang, đảm bảo đáp ứng yêu cầu dạy và học. Năm học 2013 toàn huyện có 82

trường (từ bậc mầm non đến bậc PTTH), 1.048 lớp học, 31.055 học sinh và 2.175

giáo viên.

Bậc mầm non có 26 trường, toàn bộ là trường bán công (trong đó có 4 trường đạt chuẩn quốc gia) với 287 lớp và 8.375 cháu.

Bậc tiểu học có 25 trường với 373 lớp, 9.559 học sinh.

Bậc trung học cơ sở có 26 trường với 280 lớp, 8.473 học sinh. Toàn bộ

25/25 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở, các chỉ tiêu đều

đạt từ 94,1 - 100%.

Bậc trung học phổ thông có 4 trường và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên. Toàn huyện có 26 trường đạt chuẩn quốc gia (đạt tỷ lệ 32%), trong đó có 4 trường mầm non, 15 trường tiểu học và 7 trường THCS. Các xã, thị trấn đã hoàn thành phổ cập Trung học cơ sởđúng độ tuổi và phổ cập bậc tiểu học.

Hình 3.6. Trường mầm non xã Tân An và trường THPT Hà Đông

- Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân:

Trên địa bàn huyện có 01 Bệnh viện đa khoa với quy mô 130 giường bệnh và 01 phòng khám đa khoa khu vực với 20 giường bệnh. Có 01 trung tâm y tế, 01 trung tâm dân số, kế hoạch hóa gia đình, 25 trạm y tế xã, thị trấn (100% trạm y tếđã được kiên cố hóa, trong đó có 19/25 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế) và 01 phòng khám đa khoa tư nhân, 01 chi nhánh cổ phần dược vật tư y tế Hải Dương tại thị trấn Thanh Hà và 35 đại lý kinh doanh dược được bố trí theo các tuyến giao thông, các chợ và các khu dân cư nhưng chủ yếu là bán lẻ, quy mô nhỏ.

- Văn hóa , thể thao và thông tin tuyên truyền:

* Về hoạt động văn hóa:

Hoạt động văn hóa đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương, hiệu lực quản lý Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa được tăng cường. Các công trình văn hóa, các thiết chế văn hóa, các thiết chế văn hóa từng bước được đầu tư xây dựng, mức hưởng thụ văn hóa của các tầng lớp nhân dân ngày một nâng lên. Tính đến năm 2013, toàn huyện có 122 nhà văn hóa với diện tích 123.975m2, trong

đó có 113 nhà văn hóa thôn, khu dân cư, 8 nhà văn hóa xã, thị trấn và 01 nhà văn hóa huyện. Ngoài ra, còn có 01 thư viện huyện, 4 thư viện xã, thị trấn và 44 tủ sách thôn, khu dân cư.

Hình 3.8. Công trình thư viện và nhà văn hóa huyện Thanh Hà

* Về hoạt động thể dục thể thao: - Về cơ sở vật chất:

Trên địa bàn huyện hiện có một số sân thi đấu cầu lông, bóng chuyền, bóng

đá, bóng bàn, đã được các ngành và tư nhân duy trì hoạt động. Huyện đang quy hoạch khu trung tâm văn hóa thể thao huyện với diện tích 50.000 m2,bao gồm: sân vận động, bể bơi, nhà thi đấu đa năng.

Tuy nhiên, các cơ sở thi đấu và trang thiết bị phục vụ chuyên ngành chưa

được trang bịđồng bộ, việc quy hoạch đất dành cho công trình thể dục thể thao và văn hóa ở các xã, thị trấn chưa ổn định.

Hoạt động thể dục thể thao của huyện và các cơ sở được duy trì, giữ vững, phát triển đồng đều ở các xã, thị trấn, các cơ quan đơn vị trên địa bàn.

Một phần của tài liệu thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)