- Điểm dân cư theo dạng mảng: ở những vùng đất trù phú, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, trải qua quá trình phát triển lâu dài nhiều điể m dân c ư nh ỏ
1.3.6. Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Hải Dương là một tỉnh nằm trong vùng tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, với diện tích 1.662 km2, dân số có hơn 1,7 triệu dân, trong đó 80% nhân khẩu sống và làm việc tại khu vực nông thôn với hơn 380.000 hộ. Tỷ lệ hộ
nghèo, tính cho khu vực nông thôn, vẫn chiếm gần 12%. Nếu so sánh tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn 6,9%, đủ thấy hộ nghèo tập trung chủ yếu ở nông thôn; sự phân hóa giàu - nghèo giữa thành thị và nông thôn đang là thách thức lớn của tỉnh.
Tỉnh Hải Dương có 229 xã nằm trong diện xây dựng nông thôn mới. Để phấn đấu
đạt được các mục tiêu đặt ra (số xã đạt chuẩn NTM đến năm 2015 là 58/229 xã, đạt 25%;
nhiều giải pháp đồng bộ, đã huy động cả hệ thống chính trị và mọi người dân tham gia;tổ chức đánh giá rà soát ở 229 xã theo tiêu chí của Chính Phủ; thành lập ban chỉ đạo
xây dựng nông thôn mới ở 3 cấp, xác định danh mục 58 xã được triển khai xây dựng nông thôn mới giai đoạn 1. Đến nay đã và đang tập trung chỉ đạo hoàn thành công tác quy hoạch ở các xã, tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền một cách sâu rộng các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về xây dựng nông thôn mới tới các cấp,
ngành, đoàn thể và nhân dân trong tỉnh đồng thời chỉđạo các địa phương lập kế hoạch, tích cực triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới.
Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ hàng đầu của cả hệ thống chính trị, cần huy động sức của toàn dân cùng tham gia. Tuy nhiên việc xây dựng nông thôn mới vẫn đang ở bước khởi động và cũng có không ít các chỉ tiêu còn đang lúng túng, khó thực hiện, đòi hỏi phải có nhiều thời gian và sự chung tay góp sức của toàn
Đảng, toàn dân. Thời gian qua với tinh thần đoàn kết, quyết tâm của toàn Đảng bộ, nhân dân tỉnh Hải Dương đã khắc phục những khó khăn, tập trung thực hiện các Nghị quyết, Chương trình của tỉnh đề ra và đã đạt nhiều thành quả quan trọng, làm thay đổi bộ mặt nông thôn của tỉnh nhà trên tất cả các lĩnh vực, cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư, hệ thống giao thông được nhựa hóa - bê tông hóa, xóa nhà tạm, mạng lưới điện, nước, bưu chính, viễn thông ngày càng hoàn chỉnh, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh ngày càng tăng. Kinh tế
nông thôn tăng trưởng khá, chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề; các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục đổi mới; đời sống vật chất và tinh thần của dân cưở hầu hết các vùng nông thôn ngày càng được cải thiện, tỷ lệ
hộ nghèo ngày càng giảm.
Tuy nhiên đời sống nhân dân một số nơi còn ở mức thấp, vấn đề giải quyết việc làm, ô nhiễm môi trường ở nông thôn còn đang gặp khó khăn; lĩnh vực văn hóa - xã hội một số mặt còn hạn chế; hệ thống chính trị còn một số nơi chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; việc thực hiện dân chủ ở cơ sở còn một số nội dung mang tính hình thức. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội từng lúc, từng nơi còn phức tạp; Chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm, thiếu chính sách đủ mạnh để thu hút nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ khu vực nông thôn; Vốn ngân sách địa phương ít, các chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư vào địa phương còn hạn chế....
Chương 2