Các dự báo cho định hướng phát triển mạng lưới dân cư

Một phần của tài liệu thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 85)

- Điểm dân cư theo dạng mảng: ở những vùng đất trù phú, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, trải qua quá trình phát triển lâu dài nhiều điể m dân c ư nh ỏ

N ỘI DUG VÀ PHƯƠG PHÁP GHIÊ CỨU

3.4.1. Các dự báo cho định hướng phát triển mạng lưới dân cư

3.4.1.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện đến năm 2020

Từ những tiềm năng về lợi thế so sánh, thời cơ và thách thức đối với huyện Thanh Hà, mục tiêu, định hướng phát triển KT - XH của huyện đến năm 2020 đặt ra như sau:

huyện là nhân tố quyết định; nguồn lực bên ngoài là quan trọng. Xây dựng hệ thống kinh tế mở theo định hướng XHCN cả về cơ chế quản lý, cơ cấu kinh tế gắn với thị

trường trong nước đặc biệt là thị trường vùng đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời gắn với thị trường quốc tế. Nhằm phát huy và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ nhanh, hiệu quả và bền vững.

- Phát triển toàn diện nền KT - XH của huyện phải được thực hiện trong mối quan hệ hữu cơ với sự phát triển KT - XH của tỉnh, của cả nước, gắn kết với thành phố Hải Dương và các huyện, tỉnh lân cận để tạo ra sự phân công hợp tác chặt chẽ

trong một cơ cấu thống nhất.

- Nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng CNH - HĐH.

Đẩy mạnh phát triển CN - TTCN để tạo mức tăng trưởng kinh tế cao, gắn với sự phát triển chung của toàn vùng; tăng nhanh tỷ trọng CN - TTCN đặc biệt là các ngành nghề: Chế biến sản xuất vật liệu xây dựng, thúc đẩy các làng nghề truyền thống, phát triển mạnh và đa dạng các khu vực, các loại hình dịch vụ.

- Xây dựng đô thị thị trấn Thanh Hà trở thành trung tâm phát triển kinh tế,

đầu mối giao lưu quan trọng với chức năng là hạt nhân thúc đẩy các vùng nông thôn phát triển đồng thời cũng là đô thị vệ tinh thúc đẩy và hỗ trợ cho các đô thị lớn.

- Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, an ninh, đảm bảo ổn định chính trị - xã hội và an ninh quốc gia.

- Tăng cường đào tạo đội ngũ lao động và cán bộ quản lý, nâng cao dân trí, bồi dưỡng và thu hút nhân tài, coi trọng áp dụng các tiến bộ KH - KT và công nghệ

mới vào sản xuất, gắn phát triển kinh tế với bảo vệ TN&MT.

3.4.1.2. Quan điểm sử dụng đất khu dân cư

Khai thác sử dụng đất khoa học, hợp lý, có hiệu quả phải được thể hiện qua việc cải tạo và xây dựng, khai thác tối đa tiềm năng sẵn có về mặt kiến trúc, cơ sở

hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội mà quá trình hình thành và phát triển của huyện đã tạo nên.

Trên cơ sở các đặc trưng vềđiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thực trạng và xu hướng biến động sử dụng đất và việc đánh giá nguồn lực, lợi thế cũng như các dự báo chiến lược phát triển toàn diện tỉnh Hải Dương và huyện Thanh Hà đến năm

2020, vấn đề khai thác sử dụng và quản lý đất đai cần dựa trên hệ thống các quan

điểm sau:

* Khai thác khoa học, hợp lý sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả quỹđất.

Khi đất đai, nhất là đất có khả năng sản xuất có hạn thì việc khai thác triệt để

quỹ đất tự nhiên và sử dụng đất tiết kiệm, đúng mục đích, đủ nhu cầu, có hiệu quả

và bền vững mang ý nghĩa thiết thực quan trọng trong quá trình sử dụng đất.

Với diện tích có hạn mà dân số và nhu cầu sử dụng đất ngày càng cao, việc mở rộng, phát triển quy mô diện tích, tăng thêm sức tải cho huyện là bức xúc và cần thiết, nhưng không phải có thể tăng thêm vô hạn. Để tạo điều kiện cải thiện đời sống sinh hoạt ăn ở và làm việc của người dân, việc tận dụng triệt để và phát triển chiều cao không gian, hạn chế mở rộng thêm diện tích, góp phần tiết kiệm sử dụng

đất là cách duy nhất để giải quyết và thực hiện vấn đề này.

Đối với khu dân cư nông thôn vấn đề quan trọng là bố trí hợp lý, kết hợp hài hoà phong tục tập quán, thuận tiện cho sản xuất nhưng phải tạo điều kiện đầu tư tập trung và phát huy hiệu quả, thuận lợi cho phát triển xã hội. Cần sớm xác định và ổn

định địa bàn các khu dân cư tập trung mang tính chất là trung tâm khu vực để có

điều kiện thuận lợi cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thúc đẩy các hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ, du lịch.

* Chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Khi diện tích đất đai có hạn thì việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong những năm trước mắt và lâu dài đòi hỏi phải có những chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất một cách phù hợp đáp ứng đúng, đủ, hợp lý nhu cầu đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội. Yêu cầu phát triển đòi hỏi của tỉnh cần đầu tư nâng cấp cải tạo, mở rộng, phát triển nhiều công trình trên nhiều lĩnh vực như công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, vui chơi giải trí… nhu cầu đất cho các mục đích này không thể không đáp ứng. Việc phát triển các khu đô thị, các khu dân cư trong tương lai đòi hỏi quỹđất không nhỏ

và chủ yếu phải chuyển từđất nông nghiệp vì vậy trong quá trình chuyển đổi phải cân nhắc hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường.

* Dành một quỹđất xây dựng hợp lý cho sự phát triển.

tương đối cao, với những thành tựu đáng khích lệ trong mọi mặt phát triển KT - XH. Tốc độ đô thị hoá tăng nhanh kéo theo sự gia tăng dân số và nhu cầu của đời sống và sản xuất gây sức ép mạnh mẽ lên kết cấu hạ tầng của huyện. Yêu cầu cần phải giành 1 diện tích xây dựng thoảđáng và hợp lý cho bố trí và phát triển cơ sở hạ

tầng, các công trình công cộng và phúc lợi xã hội, đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt đời sống nhân dân. Giải quyết các vấn đề này triệt để trong tương lai là 1 bài toán khó và phức tạp đòi hỏi phải có 1 chiến lược đúng đắn và tầm nhìn dài hạn. Việc đầu tư hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống giao thông cần tiến hành đồng bộ trước khi mở rộng đô thị, hình thành các khu công nghiệp và khu dân cư.

Các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, cấp thoát nước, cấp điện, thông tin liên lạc, vệ sinh đô thị của huyện trong tương lai được phát triển dựa trên quan điểm cải tạo, nâng cấp, tận dụng cơ sởđã có, mở rộng và xây dựng mới, phát triển từng bước theo hướng hiện đại, với tầm nhìn lâu dài đặc biệt gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ quốc phòng - an ninh.

* Kết hợp hài hoà giữa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội với khôi phục môi trường sinh thái, tái tạo tài nguyên, đa dạng sinh học bảo vệ các danh lam thắng cảnh, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

Quá trình phát triển KT - XH, môi trường sinh thái sẽ bị tác động, xâm hại. Trong quy hoạch sử dụng đất cần tính toán, có các giải pháp hữu hiệu, tái tạo tài nguyên, môi trường, bảo vệ môi trường cảnh quan thiên nhiên bền vững.

3.4.1.3. Tiềm năng đất đai cho phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn * Về tiềm năng phát triển đô thị

Đối với đô thị Thị trấn Thanh Hà, tiềm năng đất đai để phát triển, mở rộng không gian đô thị hướng sẽ phát triển về phía Tây, và phía Bắc. Do cơ sở hạ tầng kỹ

thuật, hạ tầng xã hội của đô thị chưa phát triển, nên đây cũng là 1 thuận lợi để quy hoạch chỉnh trang phát triển đô thị. Do khối lượng phải bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư không lớn so với các đô thị khác nên các cấp, các ngành có thể mạnh dạn xây dựng những phương án xây dựng quy hoạch đô thị một cách toàn diện hơn.

Khi hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống giao thông được cải thiện thì tiềm năng phát triển, chỉnh trang lại các khu dân cư mang hình thái đô thịở

thị tứ, ở trung tâm các xã như: Tiền Tiến, Thanh Hải, Quyết Thắng, Tân An, Thanh Khê, Cẩm Chế, Hồng Lạc,Thanh Cường, Vĩnh Lập… sẽ được tăng lên dặc biệt là xã Thanh Cường là địa phương nằm trong quy hoạch của tỉnh nâng cấp lên thị trấn.

* Về tiềm năng đất đai phát triển các khu dân cư nông thôn

Ngoài việc chỉnh trang phát triển đô thị, chỉnh trang phát triển các khu dân cư mang hình thái đô thị, thì việc mở rộng phát triển các khu dân cư nông thôn là thực tế khách quan không thể tránh khỏi. Tiềm năng mở rộng và phát triến các khu dân cư nông thôn là sẵn có song việc mở mang phải đảm bảo quy hoạch gọn, hiện

đại các khu dân cư. Xác định rõ ranh giới giữa khu dân cư với khu chuyển đổi cơ

cấu cây trồng.

Quỹ đất phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và phát triển hạ

tầng chủ yếu sử dụng vào đất nông nghiệp. Mặc dù diện tích đất nông nghiệp của huyện là tương đối lớn 9.459,99 ha song việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và phát triển cơ sở hạ tầng cần được tính toán, cân nhắc đặc biệt là việc chuyển đất trồng lúa sang các loại đất khác.

Một phần của tài liệu thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)