Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường

Một phần của tài liệu thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 48)

- Điểm dân cư theo dạng mảng: ở những vùng đất trù phú, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, trải qua quá trình phát triển lâu dài nhiều điể m dân c ư nh ỏ

N ỘI DUG VÀ PHƯƠG PHÁP GHIÊ CỨU

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Thanh Hà nằm ở phía Đông Nam tỉnh Hải Dương, trung tâm huyện lỵ

cách trung tâm của tỉnh (Thành phố Hải Dương) khoảng 20 km, có toạđộ địa lý từ

20047’đến 20058’ vĩđộ Bắc và từ 1060 21’đến 1060 31’ kinh độĐông. - Phía Bắc giáp huyện Nam Sách và Kim Thành .

- Phía Đông giáp huyện Kim Thành và Thành phố Hải Phòng. - Phía Nam giáp huyện Tứ Kỳ.

- Phía Tây giáp huyện Tứ Kỳ và Thành phố Hải Dương.

Huyện có tổng diện tích tự nhiên 15.908,74 ha, dân số năm 2013 là 155.498 người, mật độ dân số bình quân năm 2013 là 977 người/km2. Toàn huyện hiện có 25

đơn vị hành chính gồm 24 xã và 01 thị trấn.

Hệ thống giao thông của huyện được kết nối với thành phố Hải Dương và các

địa phương khác trong tỉnh thông qua tỉnh lộ 390 và tỉnh lộ 390 B. Hiện tại một số

danh mục công trình giao thông đang được đầu tư xây dựng như: nút giao lập thể, nút giao lên đường cao tốc… Ngoài ra, huyện Thanh Hà còn có hệ thống các sông lớn bao bọc 3 mặt của huyện như: Sông Thái Bình, sông Rạng, Sông Văn Úc và hệ thống sông nội bộ như: Sông Gùa, Sông Hương tạo nên những nét đặc thù riêng về giao thông đường thủy cũng như vềđịa hình, chếđộ thủy văn, thổ nhưỡng…

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Nằm trong vùng đồng bằng Bắc bộ nên Thanh Hà có địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từĐông sang Tây nhưng nhìn chung khá bằng phẳng. Do hệ thống sông ngòi bao bọc và chia cắt đã tạo nên nhiều tiểu vùng địa hình có tính chất thổ nhưỡng khác nhau.

3.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

Huyện Thanh Hà nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng của khí hậu miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa ít; mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều; có gió Đông Nam thổi mạnh từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm với tốc độ trung bình 20 m/s.

- Nhiệt độ: Thanh Hà có nền nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình hàng năm là 23 - 240C.

- Lượng mưa: Tổng lượng mưa khá lớn, bình quân 1.600 - 1.800 mm/năm và tập trung chủ yếu vào mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 9, chiếm tới 70 - 80% lượng mưa cả

năm. Mưa tập trung theo mùa và phân bố không đều giữa các tháng trong năm đã ảnh hưởng không nhỏđến sản xuất và đời sống của nhân dân.

- Độẩm không khí tương đối cao, trung bình từ 83 - 85%.

3.1.1.4. Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Huyện Thanh Hà có 72,15 km sông tự nhiên bao bọc là sông Thái Bình và sông Rạng, sông Văn Úc và có 20 km sông Hương chạy suốt 10 xã khu Hà Bắc, khu Hà Tây và khu Hà Nam. Ngoài ra các ao hồ trong khu dân cư, các mặt nước trong các vùng chuyển đổi được quản lý sử dụng tư-

ơng đối tốt. Toàn bộ hệ thống sông ngòi, ao hồđó đã làm phong phú nguồn nước mặt trên địa bàn huyện.

- Nguồn nước ngầm: Trữ lượng lớn song chất lượng còn hạn chế và đang có dấu hiệu bị ô nhiễm.

3.1.1.5. Tài nguyên đất

Tổng diện tích tự nhiên của huyện Thanh Hà là 15.908,74 ha chiếm 9,63% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh Hải Dương.

Đất đai của huyện Thanh Hà được hình thành do sự bồi lắng phù sa của hệ

thống sông Thái Bình, được chia thành 2 loại:

- Đất phù sa không được bồi hàng năm, glây trung bình hoặc glây mạnh chiếm phần lớn diện tích canh tác của huyện (khoảng 8.000 ha, chỉ tính đất canh tác), thành phần cơ giới từđất thịt nặng đến đất thịt trung bình, thích hợp với thâm canh cây lúa. Khu phía Đông và phía Nam của huyện, đất phù sa rất thích hợp với một số cây ăn quảđặc biệt là vải thiều.

- Đất phù sa được bồi hàng năm bao gồm diện tích đất ngoài bãi các sông: Sông Thái Bình, sông Rạng và sông Văn Úc (khoảng 400 ha, chỉ tính đất canh tác)

3.1.1.6. Thực trạng môi trường

Cho đến năm 2014, Thanh Hà cơ bản vẫn là một huyện thuần nông nghiệp. Trên địa bàn huyện không có những khu công nghiệp lớn mà chỉ có các điểm tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ nhỏ lẻ nên mặt trái của công nghiệp hoá, đô thị hoá - nguy cơ ô nhiễm môi trường - tác động không lớn.

Bên cạnh đó, sự chỉ đạo kiên quyết của các cấp, các ngành, các địa phương trong huyện và đặc biệt là nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường được nâng cao là một trong những nguyên nhân góp phần làm hạn chế ô nhiễm môi trường.

Tuy nhiên, ở bất cứ địa phương nào áp lực của các vấn đề xã hội lên đất đai và môi trường là không thể không có. Chính vì vậy, không thể khẳng định huyện Thanh Hà không tiềm ẩn những nguy cơ ô nhiễm môi trường. Những nguy cơ ô nhiễm môi trường thể hiện ở một số lĩnh vực sau:

- Một sốđịa phương vẫn còn để tình trạng duy trì lò gạch ngói thủ công gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân và ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp.

- Việc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa ở một số ít địa phương chưa được tốt. Quy cách của các nghĩa trang, nghĩa địa về khoảng cách với khu dân cư, về độ cao của khu hung táng, về phân bố các khu trong nghĩa địa đa phần là chưa phù hợp.

- Việc hoạch định và bảo vệ hệ thống tiêu thoát nước trong khu dân cưở một số địa phương chưa tốt. Vẫn còn hiện tượng tự ý lấp ao, đầm thành đất ở làm tắc nghẽn hệ thống tiêu thoát nước.

3.1.1.7. Đánh giá chung vềđiều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường.

* Thuận lợi:

- Về vị trí địa lý huyện Thanh Hà có vị trí địa lý tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội như: gần Quốc lộ 5, tiếp giáp với trung tâm tỉnh lỵ là thành phố

Hải Dương, có đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng chạy qua, cách quốc lộ 10 nối với các tỉnh, thành như Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định.

- Địa hình tương đối bằng phẳng, nên khá thuận lợi cho việc bố trí các điểm dân cư.

- Huyện tiếp giáp với 3 mặt là các sông: sông Thái Bình, sông Rạng, Sông Văn Úc với chiều dài khoảng 72 km và có hệ sông Hương dài khoảng 20 km chạy suốt 10 xã trong huyện. Đây là yếu tố thuận lợi để phát triển giao thông đường thủy với các dịch vụ vận chuyển hàng hóa, khai thác và vận chuyển vật liệu.

Trong những năm vừa qua, huyện Thanh Hà đã xây dựng, cải tạo lại hệ

thống giao thông, trong đó có việc xây dựng cầu Hợp Thanh đã làm thay đổi bộ mặt của cả một khu vực có tài nguyên trù phú là khu Hà Đông, giúp giao thông thuận lợi hơn giữa các vùng trong huyện.

* Khó khăn:

- Một số nguồn tài nguyên chưa được khảo sát, đánh giá đầy đủ đã hạn chế

phần nào đến khả năng khai thác và sử dụng trên địa bàn huyện.

- Khí hậu thời tiết một số năm gần đây biến đổi thất thường, thời tiết nóng

ẩm mưa nhiều, ô nhiễm làm phát sinh nhiều dịch bệnh gây ảnh hưởng tới sức khỏe, người dân địa phương và ảnh hưởng tới các hoạt động sản xuất.

Một phần của tài liệu thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)