Mặc dù Tiểu Niệm Đầu là bài quyền đầu tiên được dạy cho những võ sinh mới nhập môn nhưng nó không phải là một bài quyền cơ bản. Thực sự thì nó là bài quyền cao cấp nhất trong ba bài quyền nếu nhìn từ khía cạnh nội công. Những ai đã tập nội công sẽ biết rằng những bài tập cao cấp nhất và đôi lúc là khó nhất trong các bài tập nội công thường trông rất đơn giản và chẳng có gì khó khăn để bắt chước. Bởi vì bài tập thực sự là những gì diễn ra bên trong cơ thể chứ không phải các động tác hay tư thế mà ta thấy ở bên ngoài. Bài Tiểu Niệm Đầu là một ví dụ hoàn hảo cho chuyện này. Ta quay trở lại với chuỗi bài tập đã được để cập ở trên: bài Bát Đoạn Cẩm có thể trở thành một bài khá cao cấp cho việc luyện tập nội công nếu hiểu đúng. Cũng như thế với việc đứng tấn và thiền định đứng. Tất cả có thể làm tăng nội công với những kỹ thuật khó ở bên trong khi mà kỹ năng của người tập luyện đã phát triển đến một mức độ nhất định.
Tôi thường quan sát thấy điều này khi tập luyện ở Trung Quốc, tôi thấy những ông lão, bà lão vào những buổi sáng tập những bài về nội công rất cơ bản và đơn giản. Nhiều người trong số này có một trình độ rất cao về nội công và đã tập luyện nội công nhiều năm trời. Với thời gian tập luyện và mức độ thành thạo như vậy, những vị sư phụ này vẫn tiếp tục tập luyện nội công với những bài tập trông có vẻ như rất cơ bản. Sự thật là họ đang tập luyện những bài tập rất cao cấp bởi những bài tập này phát triển cùng với kỹ năng của người tập luyện.
Một điểm duy nhất về bài tập nội công trong bài Tiểu Niệm Đầu là nó tương đối phức tạp ngay cả đối với hình thức đơn giản nhất của nó. Nguồn năng lượng được tạo ra rất mạnh, và nếu người võ sinh không có đủ khả năng để định hướng nó thì bài tập này có thể gây hại đến chính họ và làm mất cân bằng nguồn khí trong cơ thể hoặc làm quá tải các cơ quan chính yếu. Tuy nhiên, nếu bạn có đã học được khả năng hiện diện hoặc nhận thấy được nguồn năng lượng của mình, và khả năng có chủ đích hay định hướng nó để làm điều gì đó thì bạn đã ở trình độ tập được bài Tiểu Niệm Đầu mà không hề có bất cứ nguy cơ gì gây tổn hại đến bản thân. Mặc dù toàn bộ bài tập đều có một thành phần năng lượng đi kèm với nó, một phần bài tập đặc biệt nhằm phát
Copyright © Sifu Scott Baker 2000 32 triển khí lực nằm trong bài quyền là chuỗi động tác mà bắt đầu từ động tác tán thủ (tan sau) và ba lần thực hiện động tác phục thủ/hộ thủ (fook sau/wu sau). Đây là phần xây dựng nội công của bài quyền, và cũng là phần được thực hiện với tốc độ rất chậm.
Nhiều người võ sinh Vĩnh Xuân thực hiện chuỗi động tác này với một tốc độ đặc biệt chậm so với phần còn lại mà không hiểu tại sao. Sự thật là họ làm như thế vì đó là điều họ được bảo để làm. Nhiều người không hiểu lý do sâu xa của việc này là gì. Và không có lý do gì để thực hiện phần này chậm hơn các phần còn lại nếu bạn không tập nội công với nó. Khi bạn tập luyện ở khía cạnh nội công, chuỗi động tác này có thể kéo dài đến 20 phút hoặc cả tiếng để hoàn thành nó. Phần còn lại của bài quyền luôn được thực hiện với một tốc độ bình thường. Và nó nên được thực hiện với tốc độ đi quyền trong bài Tiêu Chỉ. Điều tôi muốn nói ở đây là người võ sinh nên sử dụng kỹ năng giải phóng năng lượng đã được dạy ở bài Tiêu Chỉ để phóng thích nguồn năng lượng dư thừa ra khỏi cơ thể.
Điều quan trọng khi thực hiện phần còn lại của bài quyền sau khi bạn hoàn thành đoạn tập nội công là những động tác trong phần này sẽ lấy nguồn năng lượng vừa được tạo dựng luân chuyển khắp hệ thống kinh mạch trên cơ thể, làm sạch và cân bằng nó một lần nữa. Để đạt được hiệu quả cao nhất người võ sinh cần phải phóng thích nguồn khí của anh ta trong phần còn lại của bài quyền.