Tư thế đứng tấn trong bài Tiểu Niệm Đầu là một trong những bài tập căn bản để nâng cao sức bền và sức mạnh của đôi chân và bắt đầu quá trình phát triển bộ rễ năng lượng của mình. Người võ sinh mới đầu có thể chỉ đứng được khoảng 10 phút,
Copyright © Sifu Scott Baker 2000 22 nhưng từ từ anh ta có thể đứng đến một tiếng sau một
thời gian tập luyện khoảng sáu tháng. Mục tiêu của của thế tấn này là xây dựng một sức bền và sức mạnh đáng kể cho đôi chân, và khiến cho khí tụ xuống chân khi người võ sinh học được cách thả lỏng trong khi đứng Nhị tự kìm dương mã, và lắng nguồn khí của anh ta đi xuống đất thông qua đôi chân. Hơn thế nữa, thế tấn này còn tạo cho người võ sinh một tư thế chuẩn cho việc phát triển bộ rễ năng lượng và với việc luyện tập thường xuyên sẽ làm mạnh lên những bó cơ quan trọng. Nhờ vậy nó tạo cho người võ sinh một bệ phóng vững chắc để từ đó những kỹ thuật khác của Vịnh Xuân có thể được khai triển với những lực ghê gớm.
Không phải ngẫu nhiên mà bài quyền đầu tiên của Vịnh Xuân lại có một thế tấn tĩnh tại như thế. Nếu nhìn từ phương diện phát triện nội lực thì điều này rất dễ hiểu. Thế tấn kìm dương trong bài Tiểu Niệm Đầu là bài tập bí quyết để phát triển kỹ năng về bộ rễ năng lượng. Nếu một thế tấn không thoải mái thì anh ta có thể tạo được một kết quả đáng so sánh khác bằng cách đứng một cách tự nhiên với hai chân dang rộng bằng vai, đầu gối hơi nghiêng, cổ và lưng thẳng, hai tay để hai bên và thả lỏng (như hình trên) . Bí quyết là thả lỏng ở bất cứ thế tấn nào bạn đứng. Bí quyết tiếp theo là đứng tĩnh lặng và vững chãi như một cây cổ thụ. Chỉ đứng và cảm nhận những cảm giác mà mình đang có. Đừng cố gắng làm điều gì khác ngoại trừ thả lỏng và nhìn vào những cảm giác hiện tại của bản thân. Sự “nhìn” hay chú ý này là bắt đầu cho việc tập luyện kỹ năng hiện diện của bộ não. Với người mới tập, tốt nhất nên bắt đầu với bài tập khoảng 10 phút và từ từ tăng dần khoảng thời gian đứng tấn lên một tiếng sau một thời gian tập luyện chừng sáu tháng. Một số có thể tăng tiến nhanh hơn hoặc chậm hơn tùy vào cơ địa, nỗ lực và sự kỷ luật trong tập luyện. Không nên để bị đau với bài tập này. Thông thường việc bị đau là kết quả của một tư thế, thế tấn sai hoặc là một chấn thương cũ tái phát khi tập luyện.
Cùng với việc phát triển trong bài tập tấn, sự chú ý của bạn sẽ hướng đến bàn tay và bàn chân. Đây là những nơi mà năng lượng sẽ đổ vào khi bạn thả lỏng và trao quyền kiểm soát cho trọng lực. Năng lượng sẽ lắng xuống một cách tự nhiên. Một khi bạn có thể nhìn thấy được những cảm nhận này bạn có thể bắt đầu chủ tâm tạo ra một cảm giác tượng tự: lắng năng lượng của bạn xuống đất thông qua bàn chân. Một hình ảnh thường giúp ích cho sự chủ đích lắng đọng bộ rễ xuống là tưởng tượng bạn đang
Copyright © Sifu Scott Baker 2000 23 đứng trên hai cái cây gậy cao 20 feet~ 6 m. Bằng cách tưởng tượng như vậy, một cách tự nhiên bạn sẽ chủ đích đưa cảm giác của bạn xuống phía dưới cây 20 feet- nơi bạn tưởng tượng là mặt đất. Một hình ảnh khác cũng có thể hữu dụng là tưởng tượng cơ thể bạn bị chôn xuống mặt đất tận eo. Hình ảnh thứ ba là tạo ra một vùng chân không nằm phía dưới mặt đất nơi bạn đứng nhiều feet. Một cảm giác về chân không có thể đạt được bằng cách chủ đích thả lỏng và cảm nhận vùng đất phía bên dưới đôi chân. Trạng thái thả lỏng này sẽ mở ra một không gian năng lượng trống cần thiết để hút bộ rễ năng lượng của bạn xuống đất. Điều này cũng hiệu quả khi bạn di chuyển trạng thái thả lỏng, vùng không gian mở từ dưới đất lên trên bàn chân, cẳng chân và toàn bộ cơ thể trong một lan tỏa của làn sóng thư giãn. Hình ảnh bạn tưởng tượng càng chi tiết thì hiệu ứng mà nó tác động lên nguồn năng lượng và kỹ năng có chủ đích của bạn sẽ càng lớn và hiệu quả. Bằng cách sử dụng trí tưởng tượng để tạo ra cảm giác bạn đã sử dụng bán cầu não bên phải. Bán cầu não phải được sử dụng trong các công việc liên quan đến các kỹ năng về nghệ thuật và vận động trong khi bán cầu não trái làm việc với các công việc liên quan đến tư duy logic và ngôn ngữ.
Những tư thế khác cũng có thể được sử dụng trong quá trình luyện tấn pháp và bộ rễ năng lượng của người võ sinh. Mỗi tư thế
sau có mức độ thử thách về khả năng hiện diện và có chủ đích lớn hơn tư thế trước. Tư thế thứ hai vẫn sử dụng tấn kìm dương, đưa hai tay ra phía trước, lòng bàn tay quay vào trong như thể bạn đang ôm quả bóng rất bự trước bụng. Hình ảnh tưởng tượng được sử dụng trong tư thế này bao gồm hình ảnh giúp bạn lắng bộ rễ năng lượng xuống và một hình ảnh bạn đang ôm một quả bóng lớn không có trọng lượng. Thực sự quả bóng này có thể chủ định sử dụng như một quả vùng không gian thả lỏng- như một vùng chân không- để hút năng lượng. Quả bóng này được tựa lên bụng và nằm trong bàn tay và cánh tay của bạn. Với việc tưởng tượng tượng này, bạn sẽ bắt đầu
cảm thấy quả bóng khiến cho cánh tay của bạn hướng ra bên ngoài, và đây là một hình thức của sự chủ định. Nhưng bạn cũng phải chủ định lắng bộ rễ năng lượng của mình sâu xuống đất. Vậy trong cùng một lúc bạn phải chú ý vào cảm giác trống không, thả lỏng của bộ rễ và cảm giác thả lỏng của quả bóng năng lượng trong tay bạn. Đồng
Copyright © Sifu Scott Baker 2000 24 thời bạn cũng phải chủ định làm cho bộ rễ năng lượng sâu hơn và chủ định với quả bóng năng lượng đang tựa lên Đan Điền (dưới rốn khoảng 2cm) của bạn.
Tư thế thứ ba là nâng hai bàn tay lên trước ngực, lòng bàn tay vẫn hướng vào trong. Ta vẫn sử dụng hình ảnh như trong tư thế trước để luyện khả năng có chủ đích.
Tư thế thứ tư là nâng hai bàn tay lên ngang trán, lòng bàn tay hướng ra ngoài tự như bạn sắp hất một quả bóng đó đi. Đây là một tư thế đầy thách thức bởi cánh tay của bạn có xu hướng bị mỏi rất nhanh. Và điều quan trọng trong khi đứng tấn là phải thả lỏng ở một mức độ sâu và tập trung sự chú ý vào bộ rễ và quả bóng năng lượng chứ không phải sự đau và mỏi của cánh tay và vai. Bằng cách chủ định đi xuống bộ rễ và đi ra ngoài bàn tay và quả bóng cùng một lúc, bạn bắt đầu đồng thời phát triển những năng lực quan trọng về hiện diện và có chủ đích của mình theo những hướng và con đường khác nhau.
Bám rễ năng lượng là trình độ đầu tiên về nội công. Một khi đã luyện được kỹ năng này với một mức độ thành thạo nhất định người võ sinh sẽ học cách di chuyển với bộ rễ này. Bộ rễ tĩnh là một chuyện, nhưng bộ rễ động lại là chuyện khác. Bộ rễ động bắt bầu từ việc tập luyện với bộ rễ tĩnh, sau đó tinh luyện kỹ năng này cho đến khi anh ta lắng đọng một cách tự nhiên. Cùng với một bộ pháp tốt và việc tập luyện Niêm thủ, người võ sinh sẽ học cách duy trì vùng năng lượng chìm này trong khi di chuyển. Nếu thực hiện đúng bộ rễ động này có thể tạo ra một sự di chuyển cơ thể nhanh đến mức kinh ngạc.
Một bộ rễ động là rất cần thiết trong chiến đấu. Nếu bạn không thể duy trì nguồn năng lượng chìm của mình trong khi di chuyển, mọi thứ mà đối thủ của bạn cần làm là thay đổi vị trí để chiến lấy lợi thế. Chiến đấu là di chuyển; cho nên một bộ rễ động là cực kỳ cần thiết. Việc học cách đưa năng lượng vào đôi chân và bật ra từ thế tấn trong khi duy trì sự hiện diện ở phía dưới/phía trước là bí quyết để có thể di chuyển bộ rễ năng lượng. Việc hiện diện một vùng không gian trống rỗng- chân không- hướng đến nơi mà bạn cần di chuyển tạo ra một vùng hút năng lượng và kéo bạn về phía trước thật nhanh. Bài kiểm tra cho kỹ năng này là Niêm thủ.
Người thầy có thể cảm nhận được thời điểm mà bộ rễ bị nâng lên và kiểm tra người võ sinh với một cú kéo hoặc một cú đẩy vào đúng thời điểm đó để làm mất thăng bằng anh ta. Nếu bạn thấy mình thường bị mất thăng bằng trong khi tập luyện Niêm thủ thì bộ rễ động của bạn cần phải tập luyện nhiều hơn. Một cách khác để kiểm tra bộ rễ động này là rút ngắn khoảng cách giữa hai người tập. Thời điểm rút ngắn khoảng cách này là điểm then chốt để giành được chiến thắng trong sự trao đổi này và có một điểm lợi thế rất lớn có thể đạt được nếu bạn xâm nhập bằng cách đặt một
Copyright © Sifu Scott Baker 2000 25 không gian hút năng lượng lên đối thủ như được miêu tả ở trên. Chúng ta sẽ bàn về bộ rễ động này nhiều hơn ở chương: “Học cách di chuyển với khí”.