Thiền định đứng nâng cao: Tẩy Tủy Kinh

Một phần của tài liệu Nội công và ứng dụng trong thực tế (Trang 35)

Sau một thời gian trở nên thành thạo với phần đầu của thiền định đứng, người võ sinh có thể sẵn sàng để tập luyện một bài tập thiền định khó hơn: Tẩy Tủy Kinh. Nó đòi hỏi một sự thành thạo đáng kể để có thể cảm nhận và có chủ định đi vào phần tủy sống của bạn. Bạn phải thả lỏng một cách sâu sắc về cả mặt thể chất và tinh thần. Bạn vẫn sử dụng cùng thế tấn, tư thế trước và cách thở ngược đã sử dụng trong phần đầu của bài tập (đả thông kinh mạch). Nhưng với bài tập này, bạn sẽ phải tập trung vào nhiều phần khác nhau của cơ thể.

Tốt nhất trong 10 phút đầu của bài tập bạn nên tập trung sự chú ý vào 5 bộ phận nội tạng mang tính âm, mỗi bộ phận khoảng vài phút. Thứ tự để tập trung vào các bộ phận này rất quan trọng bởi nó đi từ cái dễ đến cái khó cảm nhận nhất. Bạn nên nỗ lực tập trung sự chú ý của mình một cách rõ ràng lên các cơ quan này: có một cảm giác rõ ràng về kích thước, hình dạng, vị trí của nó trong cơ thể và nhớ chủ tâm thả lỏng nó. Bắt đầu là phổi, bộ phận dễ cảm nhận nhất. Tiếp theo là tim, rồi đến gan, thứ tư là thận và cuối cùng là lá lách.

Copyright © Sifu Scott Baker 2000 30 Một khi bạn đã chú ý được các cơ quan nội tạng này và thả lỏng nó được khoảng vài phút thì bạn có thể chuyển sự chú ý của mình qua bộ xương. Mục tiêu của bài tập Tẩy Tủy Kinh là dẫn khí vào bàn tay và bàn chân đi ngược xương cánh tay và cẳng chân đến xương vai và xương chậu, đi ngược cột sống, xuyên qua các xương sườn. Tiếp theo nguồn năng lượng từ bàn tay và bàn chân sẽ gặp nhau ở đốt sống tại vai. Sau đó khí được dẫn ngược lên cổ, đi vào hộp sọ và tẩy sạch bộ não cho đến mặt và xương hàm. Để làm được điều này đòi hỏi phải có một sự tập luyện kiên nhẫn qua nhiều tháng miệt mài. Nhưng nó có giá trị của nó. Không có lời nào có thể diễn tả cảm giác đồng nhất và sức mạnh đến với bạn khi bạn thực hiện thành công việc tẩy rửa bộ não và tủy sống của mình bằng khí.

Để bắt đầu bài tập, ta bắt đầu từ phần dễ nhất: bàn tay hoặc bàn chân. Dẫn khí đi qua các ngón tay đi vào trung tâm của phần xương tay. Bạn làm điều này bằng cách chủ định và sử dụng sự tưởng tượng như một công cụ hữu ích cho sự chủ định này. Và chủ định tạo ra một vùng chân không thông qua việc thả lỏng sâu lắng bên trong bộ xương là một điểm khởi đầu tốt. Sau đó bạn có thể tưởng tượng đang dẫn ánh sáng đi vào và điền đầy các vùng chân không này nhằm thả lỏng nó hơn nữa. Bạn nên tượng tượng việc dẫn ánh sáng khi hít vào và giữ chúng ở đó khi thở ra. Một điều quan trọng khác nữa là không được tập trung sự chú ý lên phần xương mà phải là phía bên trong phần xương- tủy sống. Nếu bạn chỉ chú ý lên phần xương, nguồn năng lượng sẽ chỉ bao bọc xung quanh phần xương hơn là làm sạch nó từ bên trong. Giữ trạng thái thả lỏng và thở một cách nhẹ nhàng và sâu lắng xuống phần bụng. Hơi thở là điểm mấu chốt trong bài tập này. Bạn phải thành thạo trong việc thở ngược trước khi tập bài tập này. Bạn cũng có thể tập bài tập này với hơi thở thuận nhưng việc tiến triển sẽ rất chậm và rất khó để có thể dẫn năng lượng đi xuyên qua vùng vai và hông. Việc thở nghịch là cần thiết để có thể dẫn khí đi vào phần trung tâm của cột sống và đi ngược lên bộ não. Có một nguồn năng lượng quan trọng trú ngụ tại phần nền của cột sống. Người xưa tin rằng họ có thể đạt được sự giác ngộ khi mà họ có thể dẫn khí nguồn năng lượng đó vào trong cột sống và đi ngược đầu. Thực sự một số người nói rằng khi bạn đạt được điều này bạn sẽ nghe thấy những âm thanh khác lạ như thể tiếng kèn trumpet. Ở Ấn Độ, những người tập Yoga nói rằng điều này xảy ra trong lần đầu tiên bạn thành công trong việc dẫn “Kundalini” hay con rắn năng lượng vào trong đầu. Theo kinh nghiệm cá nhân tôi, tôi có thể xác nhận là nó có xảy ra. Nhưng dù sao, với tôi thì nó nghe giống như là tiếng một đám đông đang cãi nhau hơn là tiếng kèn trumpet. Đó là một ví dụ về những sự cảm nhận khác nhau của các bộ não theo những phương thức khác nhau đối với những kinh nghiệm tương tự nhau. Bạn có

Copyright © Sifu Scott Baker 2000 31 thể sẽ bỏ lỡ trải nghiệm này nếu cố gắng tìm kiếm một âm thanh đặc biệt nào đó hơn là dang rộng vòng tay đón nhận bất cứ thứ gì xảy đến với bạn.

Bài tập dẫn con rắn năng lượng đi ngược lên này cũng là một dạng của Tẩy Tủy Kinh, nơi mà bạn bắt đầu từ xương cụt và dẫn khí đi vào cột sống thông qua xương cụt và tẩy sạch từ cột sống đến đầu. Một điều quan trọng là phải nhẹ nhàng nhíu cơ hậu môn lại khi bạn thở ra và thả lỏng nó khi bạn hít vào trong bài tập. Điều này giúp cho bạn giữ nguồn khí trong cột sống của bạn không bị thoát ra ngoài.

Một phần của tài liệu Nội công và ứng dụng trong thực tế (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)