Tay phục thủ (The Fook Sau)

Một phần của tài liệu Nội công và ứng dụng trong thực tế (Trang 43)

Khi bàn tay đã được đưa về vị trí kết thúc của động tác hộ thủ, bạn bắt đầu chuyển nó qua vị trí phục thủ. Sự chuyển tiếp này cũng được thực hiện với tốc độ như tốc độ trong động tác tán thủ và hộ thủ. Khi bạn hạ thấp bàn tay đồng thời bạn cũng chầm chậm hạ tấn xuống khoảng 1 inch. Hơn nữa điều này sẽ ép bộ rễ năng lượng xuống và kết quả là một dòng khí dương mạnh hơn sẽ đi lên trên. Vị trí phục thủ là phần xây dựng khí mạnh nhất trong bài tập. (Lower your root intention) và đảo ngược sự tập trung chú ý để bạn chú ý nhiều hơn đến luồng dương khí dẫn năng lượng đi lên từ rễ. Bạn nên chủ định dẫn năng lượng từ dưới đất lên

nhịp nhàng theo từng cơn sóng qua cẳng chân đến Đan Điền và lên phần phía trước của cơ thể theo đường kinh mạch (conception vessel path) đến chấn thủy (solar plexus). Nếu bạn cảm thấy không thể dẫn năng lượng qua một vùng nào đó của cơ thể thì hãy sử dụng bài tập hòa tan để làm thông năng lượng ở điểm đó và tạo ra một vùng trống rỗng để hút năng lượng đi qua vùng này.

Khi bàn tay phục thủ gập lại hướng về phía ngực của bạn và những ngón tay cùng với nhau gắp năng lượng đang được xây dựng ở chấn thủy và dẫn về

bàn tay của bạn. Bây giờ bạn có một dòng khí chạy từ bộ rễ lên đôi chân, qua Đan Điền, lên và ra khỏi chấn thủy, vào những ngón tay và bàn tay của tay phục thủ và qua tủy sống xương cánh tay trước đi đến cùi chỏ. Cùng với việc bạn chầm chậm đưa tay phục thủ ra phía trước hình dung một dòng chảy của khí (nghĩ về nó giống như nước hoặc ánh sáng) chảy từ ngực vào bàn tay, làm đẩy bàn tay về phía trước, trong khi đó sự tích tụ năng lượng tại cùi chỏ kéo cùi chỏ vào vị trí trung tâm. Hình ảnh quả bóng ánh sáng dính vào bàn tay trong tư thế tán thủ và hộ thủ bây giờ trở thành một một dòng chảy ánh sáng chảy từ ngực vào lòng bàn tay.

Cùng với việc cánh tay từ từ đi lên phía trước, vùng năng lượng tụ ở cùi chỏ được dẫn theo xương cánh tay đi lên vai và cổ. Bạn nên bắt đầu điều này bằng cách làm thông cánh cổng năng lượng ở xương vai và cổ. Mặc dù bạn sẽ thường cảm thấy năng lượng bao quanh cánh tay và bàn tay, việc tập trung sự chủ đích của bạn để dẫn

Copyright © Sifu Scott Baker 2000 38 nó đi vào bên trong xương là rất quan trọng. Kỹ thuật Tẩy Tủy Kinh đòi hỏi phải có một năng lực hiện diện và chủ đích sâu sắc.

Thêm vào việc dẫn năng lượng từ bộ rễ đến chấn thủy (solar plexus) và cánh tay phục thủ, bạn cũng đồng thời dẫn một nguồn năng lượng tương tự từ rễ lên hông. Thực sự bạn cho nó tụ ở Đan Điền và sau đó chia ra làm hai phần, một phần đi lên theo đường (conception vessel- mạch nhâm) đến chấn thủy và một phần đi theo một hướng (governing vessel- mạch đốc) đi vào trung tâm của cột sống thông qua xương cụt. Từ nó bạn dẫn khí qua xương cụt đi lên vào cột sống và từ từ gặp năng lượng từ cùi chỏ đi lên tại cổ. Sau đó nó được đưa lên não và làm sạch bộ não.

Để thực hiện điều này hiệu quả, bạn cần phải sự dụng bài tập hòa tan để làm thông cánh cổng năng lượng tại xương cụt và cho phép năng lượng xâm nhập vào từ đó. Bạn có thể đi xa hơn khi dẫn khí đi dọc cột sống bằng cách tăng dần sự thả lỏng và tạo ra những vùng chân không ứng với mỗi đốt sống từ xương cụt lên đến hộp sọ. Giữ cảm giác được nâng lên ở đỉnh đầu trong suốt bài tập là một điều cần thiết. Việc dẫn năng lượng đi từ đất lên nên được thực hiện bằng cách dẫn nó vào bàn chân và đi qua tủy sống của xương ống chân. Khi nó đi đến xương chậu bạn dẫn nó đi dọc theo tuyến sinh dục vào Đan Điền. Điều này sẽ làm cho nguồn năng lượng sinh dục có thể tiếp thêm vào năng lượng từ bộ rễ và điền đầy Đan Điền và sau đó chảy ngược lên ngực và được dẫn đến tay phục thủ của bạn. Một khi Đan Điền đã được điền đầy, sự nối kết được tạo ra giữa bộ rễ năng lượng và tay phục thủ có thể được chia ra làm hai, một nửa đi đến tay phục thủ và phần còn lại đi đến xương cụt và đi ngược lên cột sống. Một sự co cơ nhẹ ở cơ hậu môn sẽ rất có ích để định hướng khí đi vào xương cụt.

Sự rung động của cơ thể sẽ trở nên mạnh hơn sau tư thế phục thủ, đừng cố gắng loại bỏ nó và gây nên tình trạng cơ bị giật mạnh. Hãy tập trung vào nó với phần bụng và cho phép nó điền đến vùng ngực, cánh tay và đầu. Sự thả lỏng và đứng đúng tư thế là chìa khóa để giữ nó trong tầm kiểm soát, dẫu cho nếu bạn trở nên mệt lả và không đủ khả năng để thả lỏng một cách thích đáng, hoặc tập trung sự chủ đích đủ mạnh để phân luồng nguồn năng lượng mà bạn đang tạo ra. Đó là lý do vì sao bạn không nên cố gắng thử tập bài tập này trước khi bạn đã phát triển được một kỹ năng có chủ định cần thiết. Khi bạn mới tập bài này nên tập khoảng 20-30 phút cho những lần đầu tiên. Sau khi bạn đã quen thuộc với bài tập này bạn có thể tập trung tinh thần lâu hơn và có thể tăng thời gian tập bằng cách làm chậm lại các động tác trong bài tập. Tuyệt đối không được tăng số lượng động tác; điều này sẽ làm thay đổi tính chất động của bài quyền. Luôn thực hiện chuỗi động tác ba lần ở mỗi tay, không hơn, không kém.

Copyright © Sifu Scott Baker 2000 39 Một khi bạn đã hoàn thành động tác quay từ tư thế phục thủ chuyển qua tán thủ, đạt quả bóng trong bàn tay một lần nữa và sau đó quay bàn tay đến tư thế hộ thủ như trước. Trong lần lập lại thứ hai và thứ ba bạn muốn duy trì sự chú ý vào việc dẫn năng lượng từ rễ hơn là chỉ tập trung bám nó xuống đất, và duy trì dòng năng lượng từ rễ đi lên cột sống và đi vào đầu. Điều này bắt đầu từ động tác phục thủ đầu tiên và nên được duy trì trong suốt ba lần lập lại. Sau khi hoàn thành động tác hộ thủ cuối cùng, bạn có giảm sự tập trung một lúc khi mà bạn chuyển sang tốc độ bình thường để thực hiện các động tác còn lại của bài tập. (side palm and thrusting palm and chamber the left hand.)

Thực hiện quá trình tương tự với tay phải. Tuy nhiên, với tay tán thủ bên phải bạn nên duy trì tập trung sự chú ý lên việc dẫn khí từ bộ rễ. Điều này sẽ làm tăng thêm dòng dương khí đi lên từ bộ rễ năng lượng đến bàn tay khi bạn tập trung xây dựng quả bóng trong lòng bàn tay. Bạn nên duy trì làn sóng chảy ngược từ bộ rễ lên một khi bạn đã tạo ra nó, tập trung vào nó tại cánh tay, bàn tay và dẫn nó đi ngược cột sống. Khi sự rung động tăng lên bạn có thể bắt đầu tập trung vào nó sâu vào trong bộ xương bằng cách dẫn nó đi vào bên trong xương. Điều này cũng giúp làm dịu đi sự rung động nếu nó trở nên quá mạnh.

Vào lúc thực hiện xong bài quyền bạn sẽ cảm thấy một sự bình yên, điềm lặng một cách sâu sắc. Bạn cũng sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng; bộ não lúc này không căng thẳng và thư giãn, tĩnh lặng một cách đáng ngạc nhiên. Có thể sẽ có một ít mệt mỏi sau bài tập kéo dài và đòi hỏi sự tập trung với cường độ cao, nhưng cơ thể bạn sẽ cảm thấy như được tiếp thêm sinh lực. Việc đứng tấn có thể sẽ làm cho đôi chân trở nên mệt mỏi ở những lần tập đầu tiên, nhưng cùng với việc tập luyện thường xuyên cơ thể bạn sẽ sớm thích nghi và vì thế nó không phải là tình trạng vĩnh viễn. Lúc đầu một số người có thể sẽ bị đau cơ ở vai do việc giữ nguyên một vị trí quá lâu. Tình trạng này cũng sẽ kết thúc khi bạn thích nghi tốt hơn. Một điều quan trọng là phải thả lỏng, và cố gắng duy trì vị trí bởi có một lý do quan trọng về năng lượng cho tư thế và kỹ thuật này, nhưng đừng làm điều đó bằng cách gồng mình, căng thẳng. Bạn có thể bị mệt một chút xíu nhưng vẫn thả lỏng thì sẽ tốt hơn là giữ vị trí mà căng thẳng.

Tóm tắt những điểm cần sự tập trung:

Những điểm cần sự tập trung sau đây là được tích lũy, mỗi điểm đều được cộng thêm vào điểm phía trước.

Copyright © Sifu Scott Baker 2000 40

Tạo thế tấn: tập trung vào bám rễ với nguồn năng lượng âm (yin root)

Tán thủ: tập trung lên quả bóng năng lượng trong bàn tay, tụ khí tại cùi chỏ, sóng năng lượng dương đi lên, khí chảy từ củi chỏ đến bàn tay, khí chảy từ rễ lên cùi chỏ.

Hộ thủ: chú ý tập trung lên dòng khí dương đi lên, khí chảy từ tay thông qua xương đến cùi chỏ, từ cùi chỏ chảy ngược lên cột sống.

Phục thủ: tập trung vào làn sóng dương khí đi lên qua các xương vào Đan Điền, chia làm hai một phần đi lên cột sống qua xương cụt, và đồng thời một phần đi lên phía trước cơ thể đến chấn thủy, ra khỏi cơ thể đến tay phục thủ, đi theo xương đến cùi chỏ, đi lên cột sống và kết hợp với khí đi lên từ cột sống và làm sạch bộ não.

Như bạn thấy là sẽ có rất nhiều thứ xảy ra đồng thời mà bạn phải tập trung sự hiện diện/chú ý và

sự có chủ đích của mình vào nó. Đó là lý do tại sao nói Tiểu Niệm Đầu là một bài tập rất cao cao cấp và người tập luyện phải sẵn có những kỹ năng quan trọng về năng lượng. Đó cũng là lý do tại sao Tiểu Niệm Đầu được xem như là một bài tập cao cấp hơn là bài tập cho người mới bắt đầu. Nếu bạn đã từng nghe câu chuyện của võ sư Diệp Vấn tập bài này trong cả giờ đồng hồ, thì bây giờ bạn sẽ hiểu hơn một chú là tại sao ông ta lại tập lâu như vậy. Bạn cũng có thể thấy là bài tập này chứa đựng những mặt sâu sắc của tất cả các bài tập trước cộng lại. Khi bạn đã thực hiện xong động tác hộ thủ cuối cùng bạn nên thực hiện bài quyền ở một tốc độ bình thường với kỹ năng phóng thích năng lượng trong mỗi động tác đã được học trong bài Tiêu Chỉ. Điều này rất quan trọng; toàn bài là một bài tập về nội công và phần đi chậm chỉ là một phần của bài tập đó. Bằng cách phóng thích năng lượng thừa của bài quyền bạn sẽ làm cân bằng lại nguồn khí trong cơ thể và làm cân bằng lại cả hệ thống. Cho nên phần còn lại của bài quyền là cần thiết và nên được thực hiện với một kỹ năng phóng thích năng lượng động.

Copyright © Sifu Scott Baker 2000 41

CHƯƠNG 5: HỌC CÁCH DI CHUYỂN VỚI KHÍ

Cũng quan trọng như bộ rễ năng lượng, khí chỉ có tác dụng chút ít nếu bạn không có khả năng di chuyển với nó. Một bộ rễ động là rất cần thiết bởi chiến đấu là môn nghệ thuật của sự di chuyển. Bước đi kế tiếp từ bộ rễ tĩnh tại là làm cho nó di động. Tôi đã từng thấy một vị sư phụ Thái Cực Quyền chứng minh sức mạnh được thể hiện như thế nào nếu bạn di chuyển với nguồn năng lượng của bạn. Ông ấy đã ngoài 80 tuổi, và đã từng luyện tập với những di chuyển chầm chậm của Thái Cực Quyền trong phần lớn cuộc đời của cụ. Nhưng tôi không thể thấy được năng lượng giúp ông cụ di chuyển thân thể già, mảnh khảnh của ông như thế nào cho đến khi ông ấy chuyển động một cách mau lẹ. Như một phần của bài biểu diễn, ông cụ đi những bài quyền truyền thống của Thái Cực Quyền và sau đó giúp xua tan đi bí mật rằng Thái Cực Quyền chỉ thực hiện với những động tác chậm: ông ấy thực hiện một chuỗi động tác rất nhanh, trông giống như việc chuyển tấn trong bài Tầm Kiều. Ông cụ di chuyển hết mặt này đến mặt khác một cách nhanh chóng mà vẫn bảm đảm được một sự cân bằng hoàn hảo. Tôi nhận thấy rằng rõ ràng đối với những người trẻ cũng không thể di chuyển được như thế, vậy mà tại đây một vị sư phụ trông có vẻ yếu đuối đang thực hiện điều này, ông ta đã làm điều đó như thế nào? Ông ta không phải sử dụng cơ thể để di chuyển năng lượng của ông ta; ông cụ sử dụng khí để di chuyển cơ thể! Sự thực là trong lúc tập luyện ở công viên vào mỗi buổi sáng khi tôi ở Trung Quốc, tôi thường quan sát thấy Thái Cực Quyền thường được tập luyện với một tốc độ trung bình cho đến nhanh. Tất nhiên các bài Thái Cực Quyền đi chậm theo kiểu truyền thống cũng thường được tập luyện, nhưng nó không phải là hiếm để thấy những bài tập được thực hiện nhanh.

Tôi đã từng trao đổi với rất nhiều vị sư phụ Thái Cực Quyền và phát hiện ra rằng giữa tôi với họ có rất nhiều điểm chung. Tôi trở nên thân cận với một vị sư phụ già dễ mến tên là Zhang Shuji, ông cụ có thể nói tiếng Anh một chút ít và rất thích nói chuyện với tôi. Có vẻ như ông cụ muốn chỉ cho tôi thấy một võ sư thực sự giỏi là như thế nào bởi ông cụ thường nói rằng ông đã sắp xếp cho tôi gặp vị sư phụ nổi tiếng này, vị thầy nổi tiếng kia...

Với tôi, ông ấy như một món qùa từ thượng đế mang đến, tôi luôn đi cùng ông cụ và ông thường nói với các vị sư phụ kia thử sức với tôi. Tôi nghĩ rằng ông cụ muốn những người này sẽ khiến tôi nhận ra điều gì đó nhưng càng ngày ông cụ lại càng bị ấn tượng bởi khả năng kung fu của tôi. Trong buổi gặp mặt cuối cùng ông ấy dẫn tôi đến công viên Yue Tan nơi có một vị sư phụ rất được kính nể bởi kiến thức và kinh nghiệm của ông. Tên ông ấy là Yang Da Hou, tôi phát hiện ra là ông ấy thật là

Copyright © Sifu Scott Baker 2000 42 hóm hỉnh và chân thành, giống như hầu hết các vị sư phụ mà tôi đã từng gặp. Chúng tôi bắt đầu thử sức với nguyên tắc là không được gây thương tích lẫn nhau, và tôi thật sự bị ấn tượng bởi kỹ năng của ông ấy. Ông ấy năm nay 81 tuổi, vóc người nhỏ bé, nặng khoảng 45 kg (100 lbs), nhưng ông cụ di chuyển với một bộ rễ vững chắc cực kỳ khéo léo trong việc đối mặt và chống lại những nỗ lực của tôi nhằm làm mất thăng bằng ông ấy. Tuy nhiên tôi cũng có thể chống lại được những nỗ của ông ấy nhằm làm tôi mất thăng bằng và quăng tôi ra xa. Điều này thực sự gây ấn tượng cho những người đứng xem cũng như là vị sư phụ này, người mà sau này nhận xét rằng: kỹ năng của tôi quả rất tốt.

Sư phụ Baker và sư phụ Yang đang thử sửc

Cũng giống như nhiều nơi dạy võ khác, vị sư phụ khôn ngoan này có một người đệ tử có một đặc điểm là: nghĩ mình biết nhiều hơn thực sự những gì anh ta có. Anh ta muốn cố gắng làm mất thăng bằng tôi, nhưng rốt cuộc anh ta đã thất bại và đã bị tôi quăng ra xa nhiều lần. Sau đó anh ta tuyên bố rằng đó chỉ là vì tôi bự con và mạnh hơn anh ta về mặt thể chất. Anh ta mời tôi ở lại và đợi một vị sư phụ khác tới,

Một phần của tài liệu Nội công và ứng dụng trong thực tế (Trang 43)