Trong quá trình tiến triển, sau khi tập xong bài mộc nhân pháp người võ sinh sẽ tập qua bài lục điểm bán côn. Một số võ đường không nhấn mạnh đến bài này và thậm chí không dạy bài này. Có lẽ bởi vì họ cảm thấy đây là một thứ vũ khí đã lỗi thời, quá dài và quá vướng víu cho những người hiện đại. Hoặc cũng có lẽ bởi vĩ trong lịch sử Vĩnh Xuân họ thấy rằng trường côn được thêm bởi các thế hệ sau chứ không phải bởi lão sư Ngũ Mai. Một số lại cho rằng trường côn là dựa trên một hệ thống kung fu khác chứ không phải Vĩnh Xuân. Các quan niệm này đều sai lầm.
Trường côn có nguồn gốc từ Thiếu Lâm nhưng sau đó cũng là Vĩnh Xuân. Trong khi tôi ở Trung Quốc, tôi đã nói chuyện rất nhiều lần với một lão sư phụ tập luyện Vĩnh Xuân ở công viên, và không với một ngoại lệ nào Vĩnh Xuân được xem như là một nhánh của kung fu Thiếu Lâm. Thậm chí ngày nay, Vĩnh Xuân vẫn có những liên hệ mật thiết với Thiếu Lâm Trung Hoa.
Copyright © Sifu Scott Baker 2000 96 Trường côn sẽ thêm vào những giá trị quan trọng cho kỹ năng Vĩnh Xuân của người võ sinh, đặc biệt khi bạn hiểu trường côn là một vũ khí năng lượng tuyệt diệu. Nó vừa thách thức vừa phát triển năng lực nội công cao cấp sẵn có của bạn. Cây côn dạy bạn cách thực sự mở rộng
năng lượng của bản thân dọc theo và vượt ra khỏi chiều dài của nó. Cộng thêm vào đó, sức nặng của cây côn cũng góp phần lớn vào sự phát triển sức mạnh của cổ tay và cánh tay trước. Và cuối cùng, bài tập lục điểm bán côn dạy bạn về cách sử dụng đòn bẩy, bám rễ và phóng thích khí vào đỉnh của cây côn.
Chi Kwun hay bài tập bám dính với cây côn thách thức và phát triển một cách mạnh mẽ độ nhạy và kỹ năng lắng nghe nội lực của người võ sinh. Thêm vào đó, bài tập chỉ ra các huyệt đạo trên cơ thể cơ thể khi bị vỗ vào với năng lượng tại một đầu của cây côn sẽ cho đối thủ bất tỉnh. Một số nguyên tắc quan trọng khi học cách sử dụng khí với vũ khí là: đầu tiên là thực hiện bài tập một cách chính xác, điều này sẽ làm cho năng lượng tập hợp trên cánh tay. Thứ hai là học cách tạo ra những rung động đặc trưng dọc theo chiều dài cây côn. Thứ ba là sử dụng sự rung động và trau chuốt nó với mỗi điểm trong sáu cú đánh của bài tập. Nó cũng bao gồm việc học kỹ thuật tiêu chỉ với cây gậy, như vậy ta có thể nghe thấy khi bắn dọc theo chiều dài cây gậy và được phóng thích ra khỏi đầu bên
kia của cây gậy. Thứ tư là học cách đặt chủ đích lắng nghe hay khí lên vũ khí của bản thân nhằm cảm nhận được vũ khí của người khác đang trượt hay di chuyển dọc theo cây gậy và cũng để cảm nhận khi mà một đầu của cây gậy tạo nên một tiếp xúc gì đó. Kỹ năng này thỉnh thoảng được những võ sinh cao cấp thực hiện
Copyright © Sifu Scott Baker 2000 97 bằng cách bịt mắt khi tập bài tập dính gậy. Quá trính tăng tiến của kỹ năng nội công này sẽ phát triển cùng với việc kỹ năng sử dụng cây gậy một cách vật lý được cải tiến.
Điều quan trọng là cây gậy phải được làm từ gỗ cứng để có thể giữ và mang năng lượng đi qua nó. Một số cây gậy được làm từ loại gỗ nhẹ và mềm thì rất khó để giúp ích trong việc phát triển các kỹ năng cao cấp này. Chiều dài và trọng lượng của cây gậy cũng rất đặc biệt: 8-9 feet (2.4- 2.7m) là chiều dài thông thường, mặc dù một số người có thể sử
dụng được cây gậy dài tới 12 feet (3.6m). Trọng lượng của cây gậy thì phụ thuộc vào loại và chất lượng gỗ được sử dụng. Cả sức nặng và chiều dài của cây gậy sẽ góp phần vào sự phát triển kỹ năng sử dụng khí của người võ sinh khi anh ta học cách đặt năng lượng của mình vào vũ khĩ và cảm nhận nó như là một phần của cơ thể.