Nguyên tắc của đòn đá

Một phần của tài liệu Nội công và ứng dụng trong thực tế (Trang 54)

Trong khi kết hợp ba hạt giống cú đá Vĩnh Xuân dựa trên những nguyên tắc về sự xắp xếp cơ thể, về chuyển động và khu vực tấn công được sử dụng bởi ba hạt giống và tái kết hợp chúng lại với nhau để tạo ra nhiều kĩ thuật đá đa dạng. Nên nhớ rằng Vĩnh Xuân là một hệ thống võ thuật dựa trên các nguyên tắc/khẩu quyết, chứ không phải một hệ thống kỹ thuật. Cho nên, chúng ta có thể có vô số kỹ thuật có thể sử dụng miễn là ta tuân thủ những nguyên tắc đúng của cú đá. Những nguyên tắc này đại diện cho ba hạt giống của cú đá và chúng bao gồm việc nâng, đẩy mạnh, giậm mạnh, sự bỏ qua, xoay, giựt mạnh và sự ép. Nó cũng bao gồm nguyên tắc đường thẳng và đường cong trong chuyển động. Nguyên tắc xắp xếp cơ thể đối mặt, ngang với đối thủ hay xoay mặt hoặc lưng về phía đối thủ cũng được đề cập đến.

Bộ phận dùng để tấn công của cạnh bàn chân, gót và phần mu bàn chân thì đã được minh họa rõ ràng. Nhưng những hạt giống cũng bao gồm các ngón chân, lòng bàn chân, phía sau gót chân, ống quyển và đầu gối. Vùng nào trong những bộ phận

Copyright © Sifu Scott Baker 2000 49 này được sủ dụng tùy thuộc vào sự sắp xếp của bạn với mục tiêu và nguyên tắc chuyển động được sử dụng để đưa chân bạn đến mục tiêu. Những nguyên tắc/khẩu quyết chung khác của Vĩnh Xuân cũng được ứng dụng vào cú đá. Nguyên tắc tiết kiệm trong chuyển động hay vũ khí gần nhất đi đến mục tiêu gần nhất thường được sử dụng để minh họa cho việc xài đòn đá. Nguyên tắc tấn công liên tục cũng thể hiện Vĩnh Xuân có những đòn đá liên hoàn thay vì chỉ một hay hai cú.

Một phần của tài liệu Nội công và ứng dụng trong thực tế (Trang 54)