Thở thuận và thở nghịch

Một phần của tài liệu Nội công và ứng dụng trong thực tế (Trang 33)

Tôi xin nhắc lại về ba nguyên tắc chính về hơi thở đã được đề cập khi tập luyện bài Bát Đoạn Cầm: 1) Đừng bao giờ cố gắng làm đầy hoặc làm rỗng phổi mình một cách hoàn toàn. Điều này luôn tạo nên tình trạng căng thẳng. Chỉ cần thở tự nhiên và thoải mái là được. 2) Tiếng động phát ra từ hơi thở đúng sẽ giống như tiếng một đứa trẻ thở khi đang ngủ- một thứ âm thanh nhẹ nhàng và sâu lắng. Đó là một âm thanh mong muốn khi tập bài luyện thở. 3) Những đứa trẻ đều thở đúng, nhưng khi chúng lớn lên và bắt đầu cảm thấy bị áp lực và stress bởi cuộc sống và tạo ra những căng thẳng trong cơ thể và não bộ. Và thế nên chúng bắt đầu thở sai.

Đầu tiên người võ sinh sẽ tập thiền định đứng với hơi thở thuận, hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. Lưỡi đặt nhẹ lên vòm miệng và quai hàm thả lỏng. Hít vào bụng phồng lên và thở ra thì bụng xẹp lại. Sau một vài tháng tập luyện thiền định đứng, người võ sinh có thể được học kỹ thuật thở nghịch. Với thở nghịch thì ngược lại: khi hít vào bằng mũi bạn sẽ nhẹ nhàng kéo Đan Điền vào (thay vì là phình bụng ra) và dẫn hơi thở lên lưng để lưng được điền đầy và phình ra. Khi bạn thở ra: thả lỏng phần bụng và để nó phình ra trong quá trình thở. Vậy phần bụng của bạn sẽ có những cử động ngược lại với hơi thở tự nhiên.

Một điều cực kỳ quan trọng là không được gượng ép trong quá trình tập. Hởi thở vẫn phải nhẹ nhàng và thả lỏng. Việc kéo Đan Điền vào phải nhẹ nhàng và từ tốn. Thường thì việc dẫn hơi thở lên điền đầy lưng sẽ dễ hơn việc hóp bụng vào khi hít vào. Một lần nữa hơi thở nghịch là một kỹ năng cao cấp được thêm vào bài tập thiền định đứng khi người võ sinh đã trở nên thành thạo với bài tập thiền định này. Lý do là nó làm tăng sức mạnh có chủ đích của bộ não và có tác động làm tăng thêm áp lực lên dòng chảy tự nhiên của khí trên cơ thể. Bởi vì lý do đó người võ sinh cần phải có khả năng hiện diện để điều khiển dòng khí trước khi thực hiện hơi thở nghịch hay việc tăng thêm áp lực có thể gây tổn hại cho các cơ quan nội tạng và quá trình chuyển hóa

Copyright © Sifu Scott Baker 2000 28 bên trong cơ thể. Việc tăng thêm áp lực không phải lúc nào cũng tốt, nên một lần nữa tôi xin nhắc lại: đây là một bài tập nâng cao được thêm vào bài tập thiền định đứng.

Một phần của tài liệu Nội công và ứng dụng trong thực tế (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)