Quyết toán NSX

Một phần của tài liệu quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện xuân trường, tỉnh nam định (Trang 90)

4.1.3.1 Nội dung của kế toán và quyết toán NSX

Thực hiện Quyết định 92/2005/QĐ- BTC ngày 12/12/2005 của Bộ Tài chính về

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 81

chỉđạo các đơn vị thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ hạch toán kế toán NSX.

Hàng năm căn cứ Luật Ngân sách nhà nước năm 2002, Thông tư số

108/TT- BTC ngày 18/11/2008 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm và lập báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm; Hướng dẫn của sở Tài chính tỉnh Nam Định hàng năm phòng Tài chính-Kế

hoạch huyện Xuân Trường tổ chức hướng dẫn khóa sổ và lập báo cáo quyết toán năm cho các đơn vị trên địa bàn.

Cuối niên độ kế toán ngày 31/12 hàng năm phòng Tài chính- Kế hoạch huyện tổng hợp khoá sổ kế toán NSX báo cáo sở Tài chính theo quy định. Nhiệm vụ

thu, chi NSX hàng năm được tổng hợp hoà chung vào thu chi ngân sách địa phương. UBND các xã, thị trấn căn cứ số liệu thu, chi NSX phát sinh đến hết 31/01 tổng hợp quyết toán thu, chi NSX báo cáo Thường trực HĐND xã và gửi về

phòng Tài chính-Kế hoạch huyện trước ngày 10/02. Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện tiến hành thẩm tra, tổng hợp quyết toán báo cáo sở Tài chính tỉnh trước ngày 15/03 theo quy định.

Nội dung của báo cáo Quyết toán NSX thực hiện theo Thông tư 60/2003/TT- BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính bao gồm các mẫu biểu sau:

Biểu cân đối quyết toán ngân sách; Tổng hợp quyết toán thu ngân sách xã; Tổng hợp quyết toán chi ngân sách xã; Quyết toán chi đầu tư xây dựng cơ bản

Bảng cân đối tài khoản kế toán; Thuyết minh tình hình tài chính ngân sách xã. Ngoài ra để phụ vụ yêu cầu quản lý ngân sách xã của UBND tỉnh sau khi số liệu đã được chỉnh lý kế toán ngân sách xã lập thêm các báo cáo sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 82

Bảng 4.16 Tổng hợp cân đối quyết toán ngân sách xã Huyện Xuân Trường (2012 - 2014) Đơn vị: Triệu đồng Nội dung Quyết toán Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng số thu 83.369,13 99.171,44 116.409,48

I. Thu từ nguồn cấp quyền sử dụng đất 8.142,02 11.852,11 10.622,44 II. Thu NSX trong cân đối 10.070,44 12.187,1 13.701,96 III. Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên 593.63 70.367,76 80.796,25 IV. Thu chuyển nguồn 5.793,67 4.764,47 11.288,83

Tổng số chi 83.354,88 99.171,44 116.409,48

I. Chi đầu tư XDCB 15.812,56 16.737,22 21.203,8 II. Chi thường xuyên 61.385,85 69.764,4 81.106,09 III. Dự phòng NSX 1.392 1381 1.281 IV. Chi chuyển nguồn 4.764,47 11.288,83 12.818,58

Kết dư ngân sách 14,25

(Nguồn: Phòng Tài chính - KH huyện Xuân Trường,2012- 2014)

Báo cáo nội dung TK tiền gửi NSX; Báo cáo tình hình nợ XDCB; Báo cáo tình hình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Báo cáo tình hình thu, chi từ nguồn

đóng góp, vượt thu; Biểu tổng hợp chi chuyển nguồn; Báo cáo tình hình thu, chi tiền sử dụng đất.

Kết quả điều tra, khảo sát Chủ tịch UBND xã và Kế toán NSX về tình hình kế toán và quyết toán NSX tại các xã, thị trấn được tổng hợp dưới đây.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 83

Bảng 4.17 Tổng hợp kết quả điều tra công tác kế toán và quyết toán ngân sách xã trên địa bàn huyện Xuân Trường

ST

T Nội dung điều tra

Tổng số phiếu Trả lời Phù hợp Chưa phù hợp Đúng quy định Chưa đúng quy định Có Không 1 Thời gian chỉnh lý quyết toán NSX như hiện nay phù hợp chưa? 50 13 38 2 Sử dụng phần mềm kế toán NSX như hiện nay phù hợp chưa? 50 15 35 3 UBND xã tiến hành công khai quyết toán NSX đúng thời gian, hình thức, nội dung theo đúng quy định chưa? 50 19 31 4 Công tác thẩm định quyết toán NSX của phòng Tài chính- KH có chặt chẽ không? 50 15 35 5 Hệ thống mục lục NSNN cần bổ sung, sửa đổi? 50 43 7

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 84

4.1.3.2 Ưu điểm, nhược điểm + Ưu điểm

- Nhìn chung, cán bộ kế toán các xã, thị trấn kịp thời cập nhật các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên sổ sách, chứng từ kế toán phục vụ cho công tác hạch toán kế toán theo quy định.

- 100% các xã đã thực hiện quản lý NSX trên hệ thống phần mềm kế toán theo quy định.

- Thời gian tổng hợp, gửi báo cáo quyết toán NSX năm của các đơn vị cơ

bản đảm bảo.

+ Nhược điểm

- Có 38/50 bằng 76% ý kiến cho rằng thời gian chỉnh lý quyết toán NSX chưa phù hợp với tình hình thực tế.

- Có 35/50 bằng 70% ý kiến cho rằng việc sử dụng phần mềm kế toán hiện nay chưa phù hợp vì khó khăn cho việc đối chiếu số liệu kế toán NSX của Kho bạc Nhà nước huyện với số liệu của UBND các xã.

- Có 31/50 bằng 62% ý kiến cho rằng thực hiện công khai quyết toán chưa kịp thời, chưa đúng nội dung, hình thức theo quy định.

- Có 35/50 bằng 70% ý kiến cho rằng công tác thẩm định quyết toán NSX, kiểm tra hàng năm của phòng Tài chính- Kế hoạch huyện chưa chặt chẽ dẫn tới một sốđơn vị sai phạm trong quản lý, sử dụng NSX.

- Có 43/50 bằng 86% ý kiến cho rằng cần sửa đổi, bổ sung một số mục lục ngân sách nhà nước cho phù hợp với tình hình thực tế.

Một phần của tài liệu quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện xuân trường, tỉnh nam định (Trang 90)