Lập dự toán NSX

Một phần của tài liệu quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện xuân trường, tỉnh nam định (Trang 56)

4.1.1.1 Định mức phân bổ dự toán NSX

Trong những năm đầu của thời kỳổn định ngân sách 2007-2010 và 2011- 2015 Sở Tài chính tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trình Tỉnh ủy, Thường trực HĐND tỉnh về cơ chếđiều hành ngân sách thể hiện qua các văn bản:

Nghị quyết Số: 14/2014/NQ-HĐND Về việc quyết định dự toán thu, chi ngân sáchvà phân bổ vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước tỉnh Nam

Định năm 2015

Quyết định số 2849/2007/QĐ-UBND ngày 08/8/2007 của UBND tỉnh Nam Định về việc Quy định các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn

đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước tỉnh Nam Định giai đoạn 2008-2010. Quyết định số 33/2010/QĐ-UBND ngày 20/12/2010 của UBND tỉnh Nam

Định về việc Ban hành Hệ thống định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên Ngân sách địa phương thời kỳổn định ngân sách 2011-2015.

Quyết định số 14/2011/QĐ-UBND ngày 11/5/2011 của UBND tỉnh Nam

Định về việc Ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư

phát triển nguồn ngân sách nhà nước tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2015.

Năm 2010 là năm cuối cùng thực hiện định mức phân bổ dự toán chi (2007-2010) Ban hành theo quyết định số 3334/2006/QĐ-UBND ngày 28/9/2006 của UBND tỉnh Nam Định. Trên cơ sởđó UBND huyện Xuân Trường đã được tỉnh giao dự toán chi quản lý hành chính dựa trên định mức bao gồm các khoản chi theo quy định phân cấp quản lý ngân sách các cấp chính quyền địa phương và toàn bộ tiền lương, các khoản có tính chất lương theo quy định tại Nghị định số

204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004, Nghị định 94/2006/NĐ- CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu chung là 450.000 đồng, định mức phân bổ dự toán NSX gồm 2 phần sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 47

- Chi quản lý hành chính được tính 19,5 triệu đồng/biên chế. Bao gồm: Tiền lương, phụ cấp, BHXH, BHYT của cán bộ chuyên trách và công chức xã trong định biên; chi các hoạt động của HĐND, UBND xã, Đảng ủy xã, chi hoạt động của các

Đoàn thể và hoạt động an ninh quốc phòng. Lương, phụ cấp theo Nghị định 94/2006/NĐ- CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu chung là 450.000 đồng.

Số biên chế của từng xã, thị trấn theo loại xã: Số cán bộ tính theo Nghịđịnh 121/2203/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ (Xã loại I được tính 23 biên chế, Xã loại II được tính 21 biên chế, Xã loại III được tính 19 biên chế).

- Chi hoạt động sự nghiệp kinh tế, giáo dục, y tế, văn hóa, truyền thanh, thể dục thể thao, đảm bảo xã hội: Xã đồng bằng 11.000 đồng/đầu dân, phường, thị trấn, xã miền núi và những xã đồng bằng dưới 5.000 dân được tính hệ số 1,3.

Trong đó:

Chi sự nghiệp kinh tế: 1.500 đồng/đầu dân. Chi sự nghiệp y tế: 2.300 đồng/đầu dân. Chi sự nghiệp giáo dục: 3.300 đồng/đầu dân.

Chi sự nghiệp văn hóa thông tin: 800 đồng/đầu dân. Chi sự nghiệp tuyền thanh: 800 đồng/đầu dân. Chi sự nghiệp thể dục thể thao: 800 đồng/đầu dân. Chi khác: 1.500 đồng/đầu dân.

Các khoản: Phụ cấp cán bộ không chuyên trách; Phụ cấp cán bộ già yếu nghỉ việc; Lương, phụ cấp, tiền trực của cán bộ y tế xã được tính dự toán theo chếđộ quy định hiện hành của Nhà nước ngoài định mức nêu trên.

UBND huyện Xuân Trường đã được tỉnh giao dự toán chi quản lý hành chính dựa trên định mức bao gồm các khoản chi theo quy định phân cấp quản lý ngân sách các cấp chính quyền địa phương và toàn bộ tiền lương, các khoản có tính chất lương theo quy định tại Nghị định số 28/2010/NĐ-CP ngày 25/3/2010 của Chính phủ, định mức phân bổ dự toán NSX gồm 2 phần sau:

- Chi quản lý hành chính định mức chi là 48 triệu đồng/biên chế. Bao gồm: Tiền lương, phụ cấp, BHXH, BHYT của cán bộ chuyên trách và công chức

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 48

xã trong định biên; chi các hoạt động của HĐND, UBND xã, Đảng ủy xã, chi hoạt động của các Đoàn thể và hoạt động an ninh quốc phòng. Lương, phụ cấp theo Nghị định 28/2010/NĐ- CP ngày 25/3/2010 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu chung là 730.000 đồng.

Số biên chế của từng xã, thị trấn theo loại xã: Số cán bộ tính theo Nghịđịnh 121/2203/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ (Xã loại I được tính 23 biên chế, Xã loại II được tính 21 biên chế, Xã loại III được tính 19 biên chế).

- Chi hoạt động sự nghiệp kinh tế, giáo dục, y tế, văn hóa, truyền thanh, thể dục thể thao, đảm bảo xã hội: Xã đồng bằng 10.000 đồng/đầu dân, phường, thị trấn, xã miền núi và những xã đồng bằng dưới 5.000 dân được tính hệ số 1,3. Chi cho các sự nghiệp như: Sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp văn hóa thông tin, sự

nghiệp phát thanh, sự nghiệp thể thao, sự nghiệp xã hội (không bao gồm tiền lương, BHYT của cán bộ già yếu nghỉ việc).

Ngoài ra tổng chi thường xuyên NSX còn có các khoản không tính trong

định mức trên gồm: Chi phụ cấp, BHYT, mai táng phí cho cán bộ già yếu nghỉ

việc; Chếđộ phụ cấp cho cán bộ không chuyên trách ở xã, thị trấn; Chi trang phục cho cấp ủy, đại biểu HĐND xã nhiệm kỳ 2011-2015; Chi thực hiện Đề án làng an toàn, khu dân cư an toàn cơ quan doanh nghiệp an toàn về an ninh trật tự; Chi hỗ trợ Đại hội các Đoàn thể, hội nghị và các hoạt động phát sinh khác; Kinh phí bổ sung thực hiện chuyển xếp lương và triển khai sắp xếp biên chế theo Nghị định 92/2009/NĐ- CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ và kinh phí tăng thêm do thực hiện Luật Dân quân tự vệ.

Như vậy, định mức phân bổ NSX giai đoạn 2011-2015 tăng lên đáng kể so với gia đoạn 2007-2010. Đối với chi quản lý hành chính theo đầu cán bộ tăng 2,5 lần trong khi đó mức lương tối thiểu chung chỉ có tăng 1,6 lần đây là một nỗ lực của UBND tỉnh trong việc tăng định mức chi thường xuyên cho khối xã, thị trấn. Tuy nhiên, chi thường xuyên các sự nghiệp lại giảm từ 13.000đ/đầu dân xuống còn 10.000đồng/đầu dân do chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp y tế

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 49 UBND xã, thị trấn HĐND xã, thị trấn UBND huyện (phòng Tài chính- KH) Các ban, đoàn thể, kế toán xã 4.1.1.2 Phương pháp lập dự toán

Hiện nay, huyện Xuân Trường đang áp dụng phương pháp lập dự toán tổng hợp từ UBND xã: Đây là phương pháp lập dự toán dựa trên các thông tin chỉ tiêu tổng hợp gồm tổng số thu, tổng số chi, các khoản chi tổng hợp theo từng lĩnh vực, bảng cân đối thu, chi tổng hợp NSX.

Căn cứ vào tổng số thu, chi của dự toán năm lập và phân bổ dựa trên cơ sở

cơ cấu thu chi của thời kỳ ổn định NS từ 3 đến 5 năm và điều chỉnh cân đối dự

toán NSX, phòng Tài chính- Kế hoạch huyện hướng dẫn các xã, thị trấn lập dự

toán thu, chi NSX theo trình tự sau:

Bước 1: Xác định tổng số chi năm kế hoạch Bước 2: Xử lý cân đối thu chi

Bước 3: Phân bổ dự toán

Bước 4: Điều chỉnh cân đối thu, chi.

(1) (6) (7) (8) (5) (9) (2) (3) (4) (10)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 50

Các bước lp d toán NSX ti huyn Xuân Trường như sau:

Hướng dẫn xây dựng dự toán:

Bước 1: Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện hướng dẫn và giao số kiểm tra dự toán ngân sách cho các xã, thị trấn.

Bước 2: UBND xã tổ chức hội nghị triển khai xây dựng dự toán NSX và giao số kiểm tra cho các ban ngành, đoàn thể.

Lập và tổng hợp dự toán NSX

Bước 3: Các ban ngành, đoàn thể, kế toán xã lập dự toán NSX.

Bước 4: UBND xã làm việc với các ban ngành, đoàn thể về dự toán ngân sách; kế toán tổng hợp và hoàn chỉnh dự toán NSX.

Bước 5: UBND xã trình thường trực HĐND xã xem xét cho ý kiến về dự

toán NSX.

Bước 6: Căn cứ vào ý kiến của thường trực HĐND xã, UBND xã hoàn chỉnh lại dự toán ngân sách và gửi phòng Tài chính- KH huyện.

Bước 7: Phòng Tài chính-Kế hoạch huyện tổ chức làm việc về dự toán ngân sách với các xã đối với năm đầu của thời kỳổn định hoặc khi UBND xã có yêu cầu ở những năm tiếp theo của thời kỳổn định ngân sách; tổng hợp và hoàn chỉnh dự toán ngân sách huyện báo cáo UBND huyện.

Phân bổ và quyết định dự toán NSX

Bước 8: UBND huyện giao dự toán ngân sách chính thức cho các xã. Bước 9: UBND xã hoàn chỉnh lại dự toán NSX gửi đại biểu HĐND xã trước phiên họp của HĐND xã về dự toán ngân sách; HĐND xã thảo luận và quyết định dự toán ngân sách

Bước 10: UBND xã giao dự toán cho ban, ngành, đoàn thể, đồng gửi phòng Tài chính- KH huyện, Kho bạc Nhà nước huyện trước ngày 31/12/năm báo cáo; thực hiện công khai dự toán NSX theo quy định.

4.1.1.3 Số liệu dự toán thu, chi NSX

Hàng năm căn cứ nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của địa phương mình, UBND các xã, thị trấn xây dựng dự toán thu NSX trình thường trực HĐND xã cho ý kiến và gửi phòng Tài chính-Kế hoạch huyện tổng hợp thành dự

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 51

toán NSX trên địa bàn huyện. Sau khi có Quyết định của UBND tỉnh giao dự

toán, UBND huyện báo cáo HĐND huyện chính thưc giao dự toán thu cho các xã, thị trấn triển khai thực hiện. Số liệu dự toán thu NSX theo chỉ tiêu kinh tế được thể hiện thông qua bảng 4.1, cụ thể như sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 52

Bảng 4.1 Dự toán thu ngân sách xã huyện Xuân Trường (2012 – 2014)

ĐVT: Triệu đồng

STT Nội dung

DỰ TOÁN THU NSX TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN

BQ/năm (%)

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 13/12 14/13 BQ

Tổng thu NSX (A+B+C) 56.394 72.546,3 79.238,864 128,64 109,23 118,94

A Thu t ngun cp quyn sd đất 5.475 5.565 7.185 101,64 129,11 115,38

B Thu NSX trong cân đối (I+II) 7.776 9.889,3 8.756,293 127,18 88,54 107,86

I Các khoản thu 100% 4.587 4.304,3 4.486 93,84 104,22 99,03

II Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % 3.189 5.585 4.270,294 175,13 76,46 125,80

C Thu b sung t ngân sách cp trên(I+II) 43.143 57.092 63.297,57 132,33 110,87 121,6

I Thu bổ sung cấn đối 43.143 36.847 36.847 85,41 100 92,71

II Thu bổ sung có mục tiêu 0 20.245 26.450,57 0 130,65 65,33

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 53

Nhìn chung dự toán thu NSX các năm đều tăng như năm 2013 tăng 28,64% so với năm 2012, năm 2014 tăng 9,23% so với năm 2013 nguyên nhân là do định mức chi thường xuyên năm 2014 tăng nhiều so với năm 2012 do đó mà dự toán thu bổ sung cân đối tăng cao. Dự toán thu tại xã trong cân đối lại có xu hướng giảm nguyên nhân là do năm 2013, năm 2014 diện tích đất công ích và HLCS tại các xã giảm mạnh do 5 xã có các dự án khu công nghiệp, bị

thu hồi trên 40ha đất công ích do UBND xã quản lý, bên cạnh đó một số chỉ

tiêu thuế cũng giảm như thuế VAT, thuế môn bài, lệ phí trước bạ nhà đất. Như vậy, tuỳ thuộc vào biến động của từng năm mà UBND huyện xây dựng dự toán thu NSX phù hợp, sát thực tếđể giao thu cho các xã, thị trấn thực hiện.

Đối với dự toán chi NSX, căn cứ nhiệm vụ định mức phân bổ dự toán từng thời kỳ NS mà các đơn vị xây dựng dự toán cho các nhiệm vụ chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển từ nguồn đấu giá quyền sử dụng đất. Nhiệm vụ chi thường xuyên năm sau đều tăng hơn năm trước là do một số nhiệm vụ chi bổ

sung như chênh lệch lương, phụ cấp, các chếđộ mà UBND tỉnh bổ sung, số liệu dự toán chi được thể hiện tại bảng 4.2, cụ thể như sau:

Bảng 4.2 Dự toán chi ngân sách xã huyện Xuân Trường (2012 - 2014) ĐVT: Triệu đồng STT Nội dung Dự toán chi NSX Năm 2012 Tỷ lệ (%) Năm 2013 Tỷ lệ (%) Năm 2014 Tỷ lệ (%) Tổng chi NSX (A+B+C) 56.394 100 72.546,3 100 79.238,863 100 A Chi đầu tư phát trin 5.475 9,71 5.565 7,67 7.185 9,07

B Chi thường xuyên

(I+II+III+IV+V) 49.577 87,91 65.600,3 90,43 70.772,864 89,32

I Chi cho quân sự, an ninh 4.132 7,33 5.163 7,12 5.743,841 14,71

II Chi các sự nghiệp 3.515 6,23 6.848 9,44 5.694,6 7,19 III Chi QLNN, Đoàn thể Đảng, 37.752 66,94 49.261,3 67,9 54.815,621 69,18 IV Chi khác 288 0,40 268 0,37 268 0,34 V Chi đảm bảo xã hội 3.950 7,00 4.060 5,6 4250,802 5,36

C D phòng NSX 1.342 2,38 1.381 1,9 1.281 1,62

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 54

Trong dự toán chi ngân sách xã thì chi thường xuyên chiếm tỷ lệ cao nhất và có tỷ lệ tăng tuyệt đối qua các năm, năm 2012 là 49.577 triệu đồng (Chiếm 87,91%), năm 2013 là 65.600,3 triệu đồng (chiếm 90,43%), năm 2014 là 70.772,864 triệu đồng (chiếm 89,32%). Chi đầu tư phát triển và chi dự phòng chiếm tỷ lệ nhỏ và tăng nhỏ theo số tuyệt đối qua các năm từ

2012 - 2014.

Kết quả điều tra, khảo sát Chủ tịch UBND xã và Kế toán NSX về tình hình lập dự toán NSX tại các xã, thị trấn được tổng hợp tại bảng 4.3 dưới đây.

Bảng 4.3 Tổng hợp kết quả điều tra công tác lập dự toán NSX trên địa bàn huyện Xuân Trường

STT Nội dung điều tra

Tổng số phiếu Tr li Phù hợp Chưa phù hợp Đúng quy định Chưa đúng quy định 1

Việc lập dự toán theo phương pháp tổng hợp của UBND xã có phù

hợp? 50 11 39

2

Thời gian lập dự toán NSX như

hiện nay phù hợp chưa? 50 10 40

3 Xây dhợp vớựi thng dực tự toán thu, chi NSX phù ế của địa phương? 50 6 44

4

UBND xã tiến hành công khai dự

toán NSX đúng thời gian, hình thức,

nội dung theo đúng quy định chưa? 50 7 43

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra đối tượng tham gia quản lý NSX, 2014) 4.1.1.4 Ưu điểm, nhược điểm

+ Ưu điểm

- UBND xã bao quát được mọi lĩnh vực, nắm bắt kịp thời và xử lý các tình huống xảy ra trong thời gian tới.

- Nâng cao vai trò của UBND các xã, thị trấn chủ động, ít phụ thuộc vào tổ chức, cá nhân và kịp thời lập dự toán theo quy định của Luật NSNN.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 55

+ Nhược điểm

- Có 39/50 bằng 78% ý kiến được hỏi cho rằng phương pháp lập dự toán tổng hợp từ UBND xã lên chưa phù hợp, do dự toán rất tổng hợp, không chi tiết cụ thể từng nhiệm vụ chi, tính chứng minh thuyết phục không cao. Dự toán chưa xuất phát từ cơ sở thôn, khu dân cư, các ban, ngành ở xã do đó chưa sát với tình hình thực tế, công khai dân chủ chưa cao.

- Có 40/50 bằng 80% ý kiến được hỏi cho rằng thời gian lập dự toán thu, chi NSX chưa phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương vì trước 31/8 là UBND xã đã phải tổng hợp dự toán thu, chi NSX năm sau báo cáo UBND huyện tổng hợp do vậy việc đánh giá tình hình thực hiện năm ngân sách hiện tại để làm

Một phần của tài liệu quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện xuân trường, tỉnh nam định (Trang 56)