Nâng cao năng lực cán bộ quản lý, điều hành ngân sách xã

Một phần của tài liệu quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện xuân trường, tỉnh nam định (Trang 116)

* Nâng cao nhận thức của lãnh đạo xã, thị trấn

Nâng cao nhận thức của lãnh đạo UBND xã trong công tác quản lý điều hành NSX sẽ tác động tích cực đến hiệu quả trong quá trình quản lý, những quyết

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 107

trong điều kiện nguồn NS ngày càng khó khăn. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này chúng ta cần:

- Tăng cường tập huấn nghiệp vụ chuyên môn trong quản lý, điều hành NSX của Chủ tài khoản như trong lĩnh vực quản lý tiền, tài sản công, nguồn tài nguyên: đất đai, khoáng sản..

- Phát huy tốt vai trò tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách trong quá trình quản lý, tránh tình trạng chủ quan duy ý chí sẽ dẫn tới mất đoàn kết nội bộ gây thất thoát tiền của Nhà nước.

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm giám sát của HĐND xã vì tình trạng một số đơn vị HĐND xã chưa thực hiện tốt vai trò giám sát trong quản lý NSX.

* Nâng cao năng lực cán bộ quản lý, điều hành NSX

Một trong những nhân tố cực kỳ quan trọng trong quản lý, điều hành ngân sách đúng pháp Luật và có hiệu quả là nhân tố con người. Tài chính- Ngân sách là vấn đề phức tạp, hơn nữa quy định về quản lý, điều hành NSX luôn thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu đổi mới, do vậy phải chú trọng trong công tác tuyển dụng cán bộ, chú trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức làm việc trong lĩnh vực này, nhất là thực hiện các chủ trương, chính sách mới, các nghiệp vụ mới phát sinh trong quá trình quản lý.

Thời gian tới công tác đào tạo nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ, công chức và đẩy mạnh việc thực hiện Luật phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tiếp tục là một trong những biện pháp cần thiết và hỗ trợ tích cực trong việc đảm bảo hiệu quả quản lý NSX. Tham nhũng có quan hệđồng biến với độc quyền và tuỳ tiện, nghịch biến với sự công khai, minh bạch và tính trách nhiệm. Từ đó, để đẩy lùi tình trạng tham nhũng cần phải giảm bớt

độc quyền, giảm bớt tuỳ tiện trong hoạt động quản lý NSNN nói chung và quản lý NSX nói riêng.

Cần phải tăng cuờng tính công khai, minh bạch và trách nhiệm, cả trách nhiệm giải trình và trách nhiệm hậu quả của người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trong quá trình

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 108

triển khai thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Luật phòng chống tham nhũng để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng NSX.

Trước yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý, điều hành NSX, cần chú trọng đầu tư, trang thiết bị và các phương tiện làm việc, bảo đảm sử dụng công nghệ thông tin một cách tối ưu trong quản lý, điều hành NSX.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 109

PHẦN V

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Trong những năm qua công tác quản lý NSX trên địa bàn huyện Xuân Trường có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được kết quả nhất định: Bộ máy quản lý NSX từng bước được hoàn thiện gắn liền với việc nâng cao chất lượng quản lý NSX trên địa bàn; phân cấp NSX ngày càng hoàn thiện; công tác lập, chấp hành, quyết toán NSX ngày càng nâng cao góp phần vào tăng trưởng kinh tế, thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, tạo điều kiện cho giáo dục, y tế, văn hoá, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội phục vụ cho nhiệm vụ xây dựng NTM và giải quyết những vấn đề bức xúc xã hội đạt được tiến bộ đáng kể. Tuy nhiên, quá trình quản lý NSX trên địa bàn huyện Xuân Trường vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế cần khắc phục: Công tác lập dự toán NSX chưa sát với tình hình thực tế; chất lượng chấp hành, kế toán và quyết toán NSX còn nhiều chưa cao; nhận thức về trách nhiệm trong quản lý NSX của lãnh đạo xã chưa cao, chế độ chính sách chưa kịp thời đáp ứng tình hình mới; trình độđội ngũ cán bộ tham gia quản lý NSX còn nhiều hạn chế.

Đề tài: “Qun lý NSX trên địa bàn huyn Xuân Trường, tnh Nam Định”

đã hoàn thành các mục tiêu đề ra trong nghiên cứu và có những đóng góp nhằm thực hiện tốt công tác quản lý NSX trên địa bàn huyện Xuân Trường, Nam Định cụ thể:

- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý NSX như: Khái niệm NSX, quản lý NSX, các đặc điểm, vai trò của quản lý NSX, kinh nghiệm quản lý NSX tại một sốđịa phương.

- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá có hệ thống thực trạng công tác quản lý NSX trên địa bàn huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định giai đoạn 2012-2014, đánh giá những kết quảđã đạt được, những mặt còn tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện, phân tích và chỉ rõ yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý NSX trên địa bàn huyện bao gồm: Nguồn thu NSX; nhận thức của các đối tượng nộp thuế, phí; Các chính sách có liên quan đến quản lý sử dụng NSX; Trình độ của cán bộ quản lý NSX; Sự phát triển KTXH.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 110

- Từ nhận thức về thực trạng và các yếu tốảnh hưởng đến thực hiện công tác quản lý NSX trên địa bàn huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm góp phẩn nâng cao chất lượng quản lý NSX trong những năm tới, bao gồm: Hoàn thiện chính sách về quản lý NSX của Nhà nước; Hoàn thiện bộ máy quản lý ngân sách xã cần sửa đổi các văn bản, chính sách và phân cấp quản lý NSX phù hợp; Nâng cao hiệu quả quản lý NSX theo từng nội dung gồm có Công tác lập dự toán NSX, Công tác chấp hành NSX, nâng cao chất lượng kế toán và quyết toán ngân sách xã; Nâng cao năng lực cán bộ quản lý, điều hành ngân sách xã, gồm có lãnh đạo xã, thị trấn, cán bộ quản lý trực tiếp về NSX trên địa bàn huyện.

5.2 Kiến nghị

Để công tác quản lý NSX trên địa bàn huyện Xuân Trường được thực hiện có hiệu quả hơn, tác giả xin đưa ra một số kiến nghị như sau:

- Đề nghị nhà nước ban hành chế tài cụ thể và xử lý nghiêm những trường hợp không thực hiện đúng các quy định về quản lý thu

- Đề nghị HĐND và UBND tỉnh có chính sách hỗ trợ thêm một phần kinh phí cho những người hoạt động không chuyên trách cấp xã

- Đề nghị UBND huyện có quy định phối hợp chặt chẽ gửi cơ quan thuế

và UBND xã, thị trấn trong công tác thu

- Cần nâng cao vai trò giám sát của HĐND cấp xã trong công tác quản lý sử dụng ngân sách xã

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 111

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 59/2003/TT- BTC ngày 23/6/2003 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ- CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước.

2. Bộ Tài chính (2003), Thông tư 60/2003/TT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2003 của Bộ Tài chính Quy định quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác ở xã, phường thị trấn.

3. Chính phủ (2003), Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật Ngân sách Nhà nước.

4. Chi Cục thống kê huyện, Niên giám thống kê huyện Xuân Trường năm 2014. 5. Đặng Văn Du và Hoàng Thị Thuý Nguyệt (2012). Giáo trình quản lý tài chính

xã, NXB Học viện Tài chính

6. Lê Thị Khuyên (2013). Quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Luận văn thạc sỹ, Đại học Thương Mại, 109tr.

7. Nguyễn Thị Minh (2008). Đổi mới quản lý chi NSNN trong điều kiện KTTT

ở Việt Nam. Luận án tiến sỹ, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, 114tr 8. Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Xuân Trường (2012), Báo cáo tổng quyết

toán thu, chi NSX năm 2011.

9. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Xuân Trường (2013), Báo cáo tổng quyết toán thu, chi NSX năm 2012.

10. Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Xuân Trường (2014), Báo cáo tổng quyết toán thu, chi NSX năm 2013.

11. Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Xuân Trường (2012), Báo cáo tổng quyết toán thu, chi NSX năm 2011.

12. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Xuân Trường (2013), Báo cáo tổng quyết toán thu, chi NSX năm 2012.

13. Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Xuân Trường (2014), Báo cáo tổng quyết toán thu, chi NSX năm 2013.

14. Quốc hội (2002), Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11.

15. Trần Văn Vinh (2009). Đổi mới quản lý Ngân sách địa phương vùng Đồng bằng Sông Hồng. Luận án tiến sỹ, Trường Đại học kinh tế Quốc Dân, 120 tr

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 112

16. UBND huyện Xuân Trường (2012), Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2012 và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2013.

17. UBND huyện Xuân Trường (2013), Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2013 và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2014.

18. UBND huyện Xuân Trường (2014), Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KT- XH năm 2014 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 113

PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA Họ tên cán bộ:

Địa chỉ:

Chức vụ: Số điện thoại:

NỘI DUNG ĐIỀU TRA I. Thực trạng trình độ cán bộ kế toán NSX

1. Đồng chí đã làm Ch tài khon Ngân sách xã bao nhiêu năm?

Dưới 03 năm: Trên 03 năm :

2. B máy qun lý NSX trên địa bàn huyn hin nay phù hp chưa?

Phù hợp: Chưa phù hợp:

3. Trình độ chuyên môn ca đồng chí hin nay?

Trên Đại học: Đại học Cao đẳng: Trung cấp: Chưa qua đào tạo:

II. Phân cấp quản lý NSNN

1. Phân cp ngun thu ca HĐND tnh như hin nay đã phù hp chưa?

Phù hợp: Chưa phù hợp:

2. Giao nhim v chi NSX như hin nay đã đáp ng yêu cu nhim v chưa?

Đáp ứng: Chưa đáp ứng:

3. Đồng chí tham mưu cho UBND xã khai thác ngun thu được phân cp như

thế nào?

Tốt: Bình thường: Chưa tốt

III. Công tác lập dự toán NSX

1. Theo đồng chí vic lp d toán theo phương pháp UBND xã tng hp có phù hp?

Phù hợp: Chưa phù hợp:

2. Theo đồng chí thi gian lp d toán NSX như hin nay phù hp chưa?

Phù hợp: Chưa phù hợp:

3. Chếđộ, định mc chi thường xuyên NSX hin nay phù hp?

Phù hợp: Chưa phù hợp:

4. Thi gian, hình thc, ni dung công khai d toán như hin nay phù hp chưa?

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 114

IV. Công tác chấp hành NSX

1. Ni dung thu NSX

1.1. Nguồn thu cân đối NSX có xu hướng như thế nào? Tăng: Giảm:

1.2. UBND xã đã hoàn thành dự toán thu NSX do HĐND xã giao chưa? Hoàn thành: Chưa hoàn thành:

1.3. Ý thức chấp hành nộp NSX của doanh nghiệp, cá nhân tốt chưa? Chấp hành tốt: Chấp hành chưa tốt:

2. Ni dung chi NSX

2.1. Định mức chi NSX được giao đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của địa phương chưa?

Đáp ứng: Chưa đáp ứng: 2.2. Mức phụ cấp cho cán bộ thôn, khu dân cư phù hợp chưa? Phù hợp: Chưa phù hợp: 2.3. Cơ chế quản lý vốn đầu tư XDCB hiện nay phù hợp chưa? Phù hợp: Chưa phù hợp:

2.4. Công trình phúc lợi nguồn vốn chủ yếu do nhân dân đóng góp tự nguyện và NSNN hỗ trợ dưới 20% cần thiết phải lập hồ sơ báo cáo kinh tế- kỹ thuật không? Cần thiết: Không cần thiết:

V. Công tác kế toán và quyết toán NSX

1. Thi gian lp quyết toán NSX như hin nay phù hp chưa?

Phù hợp: Chưa phù hợp:

2. Thi gian, hình thc, ni dung công khai quyết toán như hin nay phù hp chưa?

Phù hợp: Chưa phù hợp:

3. H thng mc lc NSNN cn b sung, sa đổi?

Có: Không:

Xuân Trường, ngày...tháng... năm 201..

Người trả lời

(ký, ghi rõ họ tên)

Một phần của tài liệu quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện xuân trường, tỉnh nam định (Trang 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)