Nhận xét, đánh giá về công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện xuân trường, tỉnh nam định (Trang 96)

Xuân Trường, Tnh Nam Định

* Những kết quả đạt được

Đối với huyện Xuân Trường sau 12 năm tổ chức thực hiện Luật NSNN năm 2002, việc phân cấp quản lý điều hành NS nhà nước của các cấp chính quyền địa phương từ huyện đến xã, phường, thị trấn đã có nhiều tiến bộ góp phần quan trọng đối với phát triển KT- XH của tỉnh, tăng cường nguồn lực tài chính cho các cấp chính quyền địa phương và thực hiện quản lý sử dụng NS hiệu quả tiết kiệm. Công tác quản lý NS của huyện đã đi dần vào nề nếp chủ động và hiệu quả.

- Đã phận định rõ trách nhiệm quyền hạn của HĐND và UBND các cấp, của các cơ quan nhà nước, các tổ chức, đơn vị trong lĩnh vực NS.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 87

- Tỉnh đã quy định cụ thể tỷ lệ (%) phân chia nguồn thu xác định rõ nhiệm vụ chi NS của các cấp chính quyền.

- Công tác quản lý điều hành và thực hiện tài chính NS được nâng lên. Tất cả các khoản thu, chi NS được hạch toán vào NS qua hệ thống Kho bạc nhà nước được quản lý chặt chẽ tiết kiệm hiệu quả quy trình quản lý thu nộp và cấp phát NS đảm bảo theo luật.

- Chính sách xã hội hóa các lĩnh vực giáo dục y tế văn hóa thể dục thể

theo và xây dựng cơ sở hạ tầng đã được nhân dân đồng tình hưởng ứng giảm gánh nặng cho NSĐP phát huy nội lực góp phần tích cực phát triển KT- XH.

- Huyện đã có quy định về quản lý và điều hành NS địa phương, đặc biệt là NSX đúng luật và sáng tạo.

- Công tác kế toán và quyết toán NSNN ở cấp xã đã đi vào nề nếp. Việc công khai tài chính tại các đơn vị và các cấp chính quyền đã thường xuyên nhất là các đơn vị cơ sở, tăng cường sự giám sát của HĐND các cấp của nhân dân góp phần sử dụng NS tiết kiệm hạn chế tiêu cực lãng phí.

- Chi cục thuế, Kho bạc nhà nước và Phòng Tài chính -Kế hoạch (Đây là 3

đơn vịđóng vai trò chủđạo trong việc quản lý và điều hành NS ở huyện). Đã làm khá tốt nhiệm vụ tham mưu cho UBND và HĐND huyện về công tác lập kế

hoạch, dự toán thu - chi NS theo kế hoạch của Luật NS.

- Trong những năm qua, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo các phòng, ban ngành thực hiện dự toán ngân dách bám sát mục tiêu và Nghị quyết của Huyện ủy, HĐND cũng như chỉđạo của UBND tỉnh Nam Định về công tác quản lý thu, chi NSX

- Công tác quản lý nguồn vốn có tính chất đầu tư XDCB tại các xã trong huyện được quan tâm thực hiện, tạo điều kiện thúc đẩy việc giải ngân đối với công trình.

- Về thu chi NS, các khoản thu, chi NS hầu như đều tăng so với năm trước, các khoản chi sự nghiệp văn xã, quản lý hành chính, an ninh - quốc phòng, chi khác NS đều đạt và vượt dự toán, tạo điều kiện tốt đảm bảo an ninh trật tự xã hội và đời sống vật chất cũng như tinh thần cho nhân dân.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 88

4.1.5.1 Về lập dự toán ngân sách xã

a. Thành công

- Công tác xây dựng dự toán đã cơ bản đi vào nề nếp, đã bám sát các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, văn hoá ở xã và theo sự phân cấp của huyện. Nhiều xã đã xây dựng dự toán trên tinh thần tích cực, chủ động khai thác các nguồn thu tại chỗ như: xã Xuân Hồng, Xuân Tiến ...

- Về thời gian lập dự toán, theo quy định trước ngày 15/8 hàng năm các xã phải chuẩn bị các tài liệu để phục vụ cho việc xây dựng dự toán năm sau. Cơ bản các xã đã bám sát hướng dẫn của tỉnh về định mức chi thường xuyên, về các chính sách chế độđối với cán bộ xã của Trung ương, của Tỉnh, chế độ hội nghị, công tác phí, khen thưởng... và Nghị quyết của Đảng uỷ, của HĐND xã về phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội ở xã.

- Chất lượng dự toán đã dần dần được nâng cao, năm sau cụ thể, chi tiết hơn và kịp thời hơn năm trước.

- Hàng năm sở Tài chính đều có văn bản hướng dẫn các xã xây dựng dự

toán, tỉnh đã ban hành định mức chi thường xuyên đối với NSX.

- Việc giao dự toán NSX của tỉnh cho huyện và của huyện cho xã qua các năm đã đảm bảo kịp thời hơn. Trước đây huyện thường giao dự toán vào tháng 1 hoặc tháng 2 , từ năm 2007 tỉnh đã thực hiện giao dự toán vào tháng 12 năm trước và huyện luôn thực hiện theo sự chỉđạo của tỉnh.

- Các khoản thu, chi được tính toán phân bổ theo mục lục NSNN, đã tạo

điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và điều hành NSX của chính quyền cơ

sở và làm căn cứ kiểm tra, kiểm soát qua Kho bạc Nhà nước.

Những đơn vị chủ động trong công tác hướng dẫn xây dựng dự toán và thực hiện tương đối tốt việc giao dự toán cho các xã trong huyện như: xã Xuân Hồng, xã Xuân Tiến, thị trấn Xuân Trường...

b. Hn chế

- Việc xây dựng dự toán NSX ở các xã đã cơ bản bám vào mục tiêu của HĐND xã, tuy nhiên vẫn không lường hết được những khoản thu chi phát sinh trong năm vì vậy số bổ sung dự toán hằng năm còn lớn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 89

- Việc xây dựng dự toán chưa thực sự xây dựng từ cơ sở các ban ngành ở

xã vì vậy còn bỏ sót những nhiệm vụ thu cần thiết như là các khoản thu sự

nghiệp, thu phí lệ phí, các hộ kinh doanh nhỏ lẻ hàng quán nơi hẻo lánh...

- Việc thảo luận dự toán NSX giữa cấp huyện và cấp xã chưa được thực hiện bài bản khoa học.

- Việc xây dựng dự toán NSX của các xã chưa thực sự căn cứ vào số kiểm tra của cấp huyện.

c. Nguyên nhân

Công tác lập dự toán cũng có những hạn chế bởi việc lập dự toán còn mang tính hình thức chưa căn cứ vào tình hình thực tiễn của địa phương dẫn đến hoạt động chi bổ sung chưa chủđộng.

Trình độ của cán bộ quản lý NSX đã được nâng cao nhưng chưa hoàn toàn

đáp ứng được yêu cầu thực tại. Vì phần lớn các cán bộ quản lý NSX chưa được

đào tạo về chuyên môn kinh tế

4.1.5.2 Về chấp hành dự toán ngân sách xã

a. Thành công

- So với những năm trước đây việc điều hành thu chi NSX đã chủ động hơn khắc phục được tình trạng thu chi tự do. Cơ bản các xã đã thực hiện theo dự

toán được HĐND xã phê duyệt từđầu năm. Nhiều xã đã lập dự toán quý, dự toán tháng để thực hiện.

- Các ban ngành ở xã đã có những nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ thu chi NSX của ngành mình. Từ việc đã tích cực chủ động trong việc đôn đốc tăng thu, thực hiện chi tiêu tiết kiệm theo dự toán được duyệt.

- Việc điều hành NSX đã được KBNN huyện kiểm soát chặt chẽ hơn, khắc phục được tình trạng điều hành theo "cảm tính” của các xã trước đây .

- Việc bổ sung dự toán từ nguồn tăng thu NSX đã cơ bản được thực hiện theo đúng các quy định của luật NSNN. Vai trò của HĐND xã đã được thể hiện

đúng theo luật. Mọi khoản tăng thu đều được báo cáo và trình HĐND xã phê duyệt bổ sung thực hiện.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 90

- Việc điều hành chi NSX đã thực hiện tương đối tốt, các khoản thu cân đối chi thường xuyên đã được bố trí để chi thường xuyên, các khoản thu dân đóng góp, thu tiền dử dụng đất đã đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng.

- Việc bổ sung nguồn kinh phí hỗ trợ NSX theo kế hoạch đã được cấp tỉnh, huyện thực hiện kịp thời phù hợp với điều kiện thực tế ở cấp xã. Nguồn bổ sung cân đối chi thường xuyên đã được cấp vào những tháng đầu năm và những tháng xã không có chỉ tiêu số thu, khắc phục được tình trạng cấp dồn vào cuối năm như

các năm trước.

b. Hn chế

- Về thu NSX vẫn còn hiện tượng thất thu, bỏ sót nguồn thu đặc biệt là các khoản thu sự nghiệp, thu phí lệ phí, các hộ kinh doanh nhỏ lẻ hàng quán nơi hẻo lánh....

- Nhiều khoản thu bị bỏ sót hay nâng giá các khoản thu chủ yếu như: Lệ

phí chợ, lệ phí đò, lệ phí bến bãi ....

- Trách nhiệm của UBND các xã đối với một số khoản thuế trên địa bàn là chưa cao (Đặc biệt là đối với một số khoản thuế không liên quan đến việc điều tiết cho xã hoặc tỷ lệđiều tiết cho xã thấp).

- Về chi NSX còn tình trạng điều hành chi vượt quá dự toán và khả năng NSX dẫn đến các khoản nợ chi thường xuyên thậm trí có một số xã nợ chi thường xuyên đến hàng trăm triệu đồng ....

- Còn hiện tượng một số xã chi XDCB quá khả năng NSX gây nợđọng lớn về XDCB. Toàn huyện số nợ XDCB của các xã đến thời điểm 31/12/2013 là khoảng 27 tỷđồng.

- Trong chấp hành dự toán chưa phân biệt rõ ràng trách nhiệm, vai trò của các cấp trong quản lý ngân sách xã đặc biệt là cấp địa phương, cấp huyện.

- Vẫn còn hiện tượng phát sinh không lường trước các khoản thu từ khi lập dự

toán trình UBND.

- Trong việc chấp hành dự toán chi XDCB, việc quy định trình tự thủ tục chi XDCB phải đảm bảo theo đúng các quy định của nhà nước về quản lý XDCB, đây là một quy định chặt chẽ, tuy nhiên đối với cấp xã nhiều công trình XDCB gắn với

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 91

dân do dân góp, dân tự làm, việc bắt buộc phải tuân theo trình tự XDCB là khó thực hiện và chưa phù hợp đối với các công trình dân tự làm.

- Nhiều xã chưa quan tâm đến vấn đề quản lý tài sản công của cấp xã: Tài sản cốđịnh, trang thiết bị.... Bởi khi được hỏi người dân cho rằng tài sản đó không phải của mình nên không cần bảo vệ.

c. Nguyên nhân

Những hạn chế của việc chấp hành dự toán là do việc kiểm soát việc thu, chi ngân sách xã chưa hiệu quả như việc áp dụng hình thức khoán thu đối với một số khu vực: Lệ phí chợ , lê phí đò, lệ phí bến bãi ...

Có một số xã chi vượt thu nguyên nhân chính là do các xã chưa có nguồn chắc chắn đã tiến hành xây dựng, bên thi công cứ ứng vốn trước cho xã. Một nguyên nhân chính dẫn đến nợ XDCB là do các xã đều có kế hoạch đấu giá đất

để đầu tư XDCB nhưng khi làm xong thủ tục đấu giá đất thì không bán được vì thị trường đất đang bịđóng băng.

Việc chưa lường hết khoản phát sinh nguyên nhân có một số xã do đặc thù riêng nhiều khoản thu và nhiệm vụ chi phát sinh đột xuất không lường hết ngay từ đầu năm. Do vậy nếu không điều chỉnh bổ sung dự toán kịp thời dễ gây ra tình trạng ách tắc trong khâu kiểm soát chi tại kho bạc nhà nước.

4.1.5.3 Về quyết toán ngân sách xã

a. Thành công

- Công tác kế toán NSX cũng được các xã triển khai khá tốt và kịp thời theo Quyết định 141/QĐ-BTC của Bộ Tài chính. Hiện tại huyện đang triển khai chế độ kế toán mới theo quyết định số 94/2005/QĐ-BTC ngày 12/12/2005 của Bộ

Tài chính.

- Việc chi thu có đã đi vào hệ thống rõ ràng, quyết toán vấn đề rành mạch theo sát kế hoạch đồng thời thực thực hiện mởđầy đủ hệ thống tài khoản thu, chi, tiền gửi tại KBNN các huyện và thực hiện quản lý, kiểm soát thu, chi qua hệ

thống Kho bạc Nhà nước. Khắc phục được tình trạng nợ đọng sinh hoạt phí và công nợ xây dựng cơ bản kéo dài

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 92

- Đểđáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành NSX ngày càng cao, huyện đã quan tâm và chỉ đạo thường xuyên công tác bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ, trong đó chủ yếu là đội ngũ chủ tài khoản NSX và kế toán NSX.

- Về công tác quyết toán: Nhìn chung toàn huyện đã thực hiện tốt việc lập báo cáo quyết toán năm đầy đủ, chính xác và đồng bộ, gửi và báo cáo các cơ

quan chức năng đúng thời gian quy định. Việc phê chuẩn quyết toán đã thực hiện theo đúng quy định: Báo cáo quyết toán năm trước được thông qua HĐND xã vào kỳ họp đầu tiên của năm sau và được HĐND xã phê chuẩn.

Ở huyện có: 60 -70% số xã làm tốt; 20 - 25% số xã làm trung bình; 5 - 10% số xã chưa đạt yêu cầu.

b. Hn chế

- Chếđộ kế toán NSX và mục lục NSNN tuy đã được sắp xếp lại song vẫn chưa thực sựđơn giản. Điều này khó xác định chính xác nguồn thu, nhiệm vụ chi dẫn đến công tác quyết toán chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu về mặt phân tích.

- Còn hiện tượng một số xã chưa thực sự chú trọng công tác khoá sổ và lập quyết toán NSX năm trước dẫn đến việc lập quyết toán chậm hoặc không đúng mục lục ngân sách, hoặc số liệu không khớp đúng với số kho bạc nhà nước...

- Việc thẩm tra số liệu quyết toán của phòng Tài chính - Kế hoạch huyện chưa kịp thời và chưa được đầy đủ.

- Báo cáo thu chi hằng tháng vẫn còn một số xã nộp chậm không đúng theo quy định.

- Việc sử dụng biên lai thu của một số xã chưa tuân thủ theo quy định . Hiện tượng thu các khoản của dân không dùng biên lai mà dùng sổ thu còn là phổ

biến (Các xã thường gọi là thu trên phương án)

- Việc thu chi NSX qua Kho bạc Nhà nước đã dần đi vào nền nếp. Song thủ

tục, trình tự có nơi có lúc còn máy móc, cồng kềnh, lúng túng trong việc giải quyết cho xã ghi thu, ghi chi ngày công, hiện vật, luân chuyển chứng từ...

c. Nguyên nhân

Công tác quyết toán có được thành công trên là do trình độ kế toán xã ngày càng được củng cố, tính đến tháng 12 năm 2013 đã có gần 70% số cán bộ kế toán

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 93

xã đạt trình độ từ trung cấp trở lên. Đến nay, 100% số xã đều áp dụng phương pháp hạch toán kép.

Đặc biệt từ năm 2013 khi Bộ Tài chính có phần mềm Kế toán ngân sách và tài chính xã áp dụng trên máy vi tính đã phần nào giúp ích rất lớn trong công tác kế toán, tính đến tháng 11 năm 2014 toàn huyện có 70% số xã đã thực hiện

được công tác kế toán trên máy và 100% số xã biết sử dụng chương trình tin học văn phòng.

Thành công trên cũng do sự chỉđạo của tỉnh và hướng dẫn của ngành Tài chính, việc quản lý thu chi NSX được thực hiện qua KBNN. Đồng thời nhờ có sự

phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan tài chính huyện với KBNN huyện trong việc hướng dẫn thực hiện và kiểm soát thu, chi NSX.

Bên cạnh đó công tác này còn có những hạn chế nhất định, nguyên nhân của những hạn chếđó là:

- Do trình độ của cán bộ kế toán NSX còn hạn chế, trong khi hệ thống sổ

Một phần của tài liệu quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện xuân trường, tỉnh nam định (Trang 96)