- W2: Thiếu chiến lược phát triển cho thương hiệu.
3.4. Chiến lược quản trị rủi ro
Mục tiêu của chiến lược:
- Sử dụng hiệu quả những nguồn lực trong doanh nghiệp Trưởng phòng
Marketing
Bộ phận nghiên cứu thị trường
Bộ phận chiến lược kinh doanh
Bộ phận chăm sóc và phát triển
khách hàng
Bộ phận kế hoạch
- Bảo vệ tài sản, hình ảnh doanh nghiệp.
- Tối ưu hoá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Giải pháp chính thực hiện chiến lược:
Cơ cấu tài chính của CTCP Hùng Vương còn nhiều điểm cần khắc phục, đặc biệt là tỷ lệ nợ ngắn hạn quá cao, mà nguyên nhân trực tiếp là do tốc độ quay vòng của vốn quá chậm (chỉ khoảng 1,3 lần/năm). Những điểm yếu này cộng với cơ cấu giá vốn hàng bán chiếm tỷ lệ cao trong doanh thu dẫn đến nhiều rủi ro cho công ty. Do đó, để khắc phục, công ty cần phải xem xét thực hiện các biện pháp sau:
- Cơ cấu lại nguồn vốn: hiện nay cơ cấu nguồn vốn còn nhiều bất hợp lý, đặc biệt là vốn vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao (tỷ lệ nợ ngắn hạn/vốn chủ sở hữu là 37,8%), do đó cần phải giảm tỷ lệ này xuống bằng cách tìm nguồn vốn vay dài hạn cho đầu tư xây dựng cơ bản và thực hiện các chiến lược lâu dài.
- Tăng nhanh vòng quay của vốn: tốc độ vòng quay tổng tài sản của công ty là 1,3 lần/năm, tương đương thời gian một vòng quay của vốn là 280 ngày, như vậy công ty cần đi vay vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Để giảm áp lực vay vốn, chúng ta cần có biện pháp tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động, hiệu quả được minh hoạ như bảng sau:
Bảng 3.2 – BẢNG VỀ NHU CẦU VAY VỐN KHI THAY ĐỔI TỐC ĐỘ QUAY CỦA VỐN LƯU ĐỘNG Tốc độ quay của vốn lưu động (lần) Chu kỳ quay của vốn lưu động (ngày) Giá vốn hàng bán năm 2011 (tỷ đồng) Nhu cầu về vốn lưu động (tỷ đồng) Vốn lưu động hiện có (tỷ đồng) Nhu cầu vay, nợ vốn (tỷ đồng) Mức giảm vay, nợ so với năm 2011 (tỷ đồng) 1.2 304 5.248 4.373 304 4.069 +337 1.3 280 5.248 4.036 304 3.732 0 1.5 243 5.248 3.498 304 3.194 -538 1.8 203 5.248 2.915 304 2.611 -1.121 2.0 183 5.248 2.624 304 2.320 -1.412 2.5 146 5.248 2.099 304 1.795 -1.937 3.0 122 5.248 1.749 304 1.445 -2.287
(Nguồn: tự tính của tác giả trên dữ liệu của DN)
Như vậy, việc tăng vòng quay của vốn lưu động là rất quan trọng giúp giảm áp lực vay vốn. Để tăng vòng quay vốn lưu động, các biện pháp cần thực hiện như sau:
• Rút ngắn thời gian sản xuất: để đẩy nhanh tiến độ giao hàng và thu hồi vốn giúp quay vòng nhanh vốn lưu động, bên cạnh đó còn một lợi ích khác đem lại là tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
• Làm tốt khâu bán hàng, giao hàng và thu hồi công nợ: thực hiện nhanh chóng các khâu làm: thủ tục bán hàng, giao hàng, làm hồ sơ thanh toán và thu hồi công nợ nhanh chóng. Thắt chặt điều kiện ký kết hợp đồng. Trước đây, công ty thường cho khách hàng thanh toán từ 30-40 ngày sau khi xuất hàng. Nhưng hiện nay, công ty nên đề nghị đối tác đặt cọc trước 20-30% giá trị lô hàng, hàng cập cảng thì nhà nhập khẩu phải chuyển tiền ngay. Ngoài ra, tiến hành phân chia khách hàng thành nhiều nhóm A,B,C... để đánh giá năng lực trả nợ, mức độ rủi ro khi giao hàng cho khách hàng.
• Giải quyết tốt khâu tồn kho: có kế hoạch tồn kho hợp lý, vừa đáp ứng được công tác bán hàng, vừa không để tồn kho quá lớn làm ứ đọng vốn. Đối với các sản phẩm tồn lâu trong kho và không thể bán được nữa cần có kế hoạch thanh lý để giảm tồm kho.
Ngoài việc cơ cấu tại nguồn tài chính của công ty thì việc tái cơ cấu lại nguồn nhân lực trong công ty cũng là một yếu tố rất quan trọng vì đa số các khâu sản xuất của công ty đều sử dụng nhiều lao động, do đó rất cần một giải pháp hợp lý để duy trì và phát triển nguồn nhân lực, chủ yếu là:
• Chú trọng chính sách về nguồn nhân lực:
Chính sách tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực:
Để đảm bảo có một nguồn nhân lực ổn định cho phát triển thì công ty phải luôn chú trọng đến công tác tuyển dụng và đào tạo để bù đáp cho những biến động nguồn nhân lực (nghỉ việc, nghỉ hưu) và đáp ứng cho nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, đặc biệt là việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua công tác đào tạo và đào tạo lại.
Chính sách động viên người lao động:
Chú trọng đến 3 việc chính là phân phối thu nhập, chế độ khen thưởng kỷ luật và xây dựng môi trường làm việc tốt. Hiện nay, chính sách động viên ở công ty vẫn còn một số hạn chế nhất định, thu nhập của người lao động còn thấp so với mặt bằng trung bình của các ngành khác, phân phối thu nhập cũng chưa thật sự công bằng, chế độ khen thưởng đối với các cá nhân, tập thể có sáng kiến, hoàn thành tốt nhiệm vụ chưa tương xứng, do đó chưa phát huy hết được năng lực của người lao động. Để phù hợp với chiến lược kinh doanh trong tình hình mới cần phải cải tiến bằng cách đưa ra mức thu nhập cho người lao
động có xu hướng tăng dần và chế độ phân phối thu nhập trong công ty phải đảm bảo công bằng, rõ ràng.