Đánh giá tổng hợp môi trường bên trong từ ma trận IFE

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược xuất khẩu cá tra, cá basa của công ty cổ phần Hùng Vương đến năm 2020 (Trang 34)

Kết luận về tầm quan trọng của các yếu tố bên trong:

Dựa vào bảng ma trận bên trong của CTCP Hùng Vương, ta thấy 5 yếu tố quan trọng nhất đối với công ty được các chuyên gia đánh giá là: năng lực quản lý nguồn nguyên liệu (trọng số 0,14); quản lý chất lượng sản phẩm (trọng số 0,14); kênh phân phối ở thị trường xuất khẩu (trọng số 0,13); uy tín thương hiệu (trọng số 0,13) và kinh nghiệm trong hoạt động xuất khẩu (trọng số 0,09). Các yếu tố ít quan trọng đối với công ty là: hoạt động marketing (trọng số 0,05); quản trị nhân sự tốt (trọng số 0,04); đầu tư phát triển sản xuất, hiện đại hoá các trang thiết bị (trọng số 0,04) và năng lực nghiên cứu và phát triển (trọng số 0,03). Các yếu tố còn lại có điểm quan trọng trung bình như: am hiểu thị trường xuất khẩu và khách hàng (trọng số 0,08); khả năng cạnh tranh về giá cả (trọng số 0,07) và năng lực tài chính (trọng số 0,06).

Kết luận về điểm mạnh của 5 yếu tố quan trọng nhất:

Trong 5 yếu tố quan trọng nhất thì CTCP Hùng Vương có điểm mạnh lớn nhất chính là hai yếu tố: năng lực quản lý nguồn nguyên liệu và quản lý chất lượng sản phẩm (4 điểm) bởi vì hiện nay CTCP Hùng Vương hiện là nhà xuất khẩu cá tra, cá basa số một của Việt Nam, công ty đang nắm giữ khoảng 12% thị phần xuất khẩu, đạt 207 triệu USD năm 2011 so với 150 triệu USD của Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, doanh nghiệp xuất khẩu lớn thứ 2. Mô hình sản xuất khép kín của công ty giúp quản lí tốt được nguồn nguyên liệu đầu vào cũng như chất lượng sản phẩm tốt. Trong khi các doanh nghiệp khác, đang gặp khó khăn về nguồn cung nguyên vật liệu do thiếu vốn và giá cả nguyên vật liệu tăng cao thì CTCP Hùng Vương đã tự cung tự cấp 78.096 tấn cá nguyên liệu thô, gần 80% nhu cầu của công ty năm 2011 với giá nguyên liệu thô thấp hơn 25-30% so với thị trường (Phụ lục 3). Đồng thời, công ty cũng áp dụng các tiêu chuẩn quản lý quốc tế như BAP, Global Gap, ASC... để đáp ứng rào cản về các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm khắt khe tại các nước nhập khẩu như Châu Âu và Mỹ.

Hình 2.9 – CHUỖI GIÁ TRỊ KHÉP KÍN CỦA CTCP HÙNG VƯƠNG

Điểm mạnh thứ ba của công ty trong 5 yếu tố quan trọng nhất là kinh nghiệm trong hoạt động xuất khẩu (3 điểm) nhờ vào thời gian gần 10 năm hoạt động trong lĩnh vực chế biến cá tra, cá basa xuất khẩu ra thị trường thế giới. Hiện nay, các sản phẩm của công ty đã có mặt tại hơn 60 quốc gia trên thế giới từ các nước ở Trung Đông, Nga, Mexico đến các thị trường khó tính và giàu tiềm năng như Châu Âu, Mỹ… (Phụ lục 4)

Kết luận về điểm yếu của các yếu tố bên trong:

Trong 5 yếu tố được đánh giá là quan trọng, thì CTCP Hùng Vương có điểm yếu ở hai yếu tố là: kênh phân phối ở thị trường xuất khẩu và uy tín thương hiệu (cùng được 2 điểm). Nguyên nhân là do hiện nay, CTCP Hùng Vương đang sử dụng hình thức xuất khẩu gián tiếp, việc này phải nhờ vào các tổ chức trung gian có chức năng xuất khẩu trực tiếp và tận dụng các thế mạnh của các tổ chức trung gian này như: hệ thống phân phối, thương hiệu, khách hàng sẵn có… Chính vì vậy, mặc dù, kim ngạch xuất khẩu cá tra qua các năm của công ty có tăng nhưng công ty chưa làm chủ được giá cả. Công ty chỉ bán được sản phẩm đến nhà nhập khẩu và chưa xây dựng được một hệ thống phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng tại các nước xuất khẩu. Bên cạnh đó là việc ở một số thị trường, sản phẩm công ty phải mang bao bì với nhãn hiệu và logo của nhà nhập khẩu nên làm khách hàng chưa thực sự nhận biết được thương hiệu của công ty. Việc sản xuất và kinh doanh hiện nay của công ty được ví như đang làm gia công cho nước ngoài.

Kết luận về điểm mạnh, điểm yếu của các yếu tố còn lại:

Trong các yếu tố quan trọng còn lại thì CTCP Hùng Vương có hai điểm mạnh tại các yếu tố: Am hiểu thị trường xuất khẩu và khách hàng và đầu tư phát triển sản xuất,

hiện đại hoá các trang thiết bị (cùng 3 điểm). Việc am hiểu thị trường xuất khẩu và khách hàng rất quan trọng nên được công ty tiến hành thường xuyên việc nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng thuỷ sản ở các thị trường chính của mình ở Tây Ban Nha, Mexico, Châu Âu và Mỹ thông qua việc hợp tác với VASEP. Ngoài ra, công ty còn thiết lập một văn phòng đại diện ở Ukraine để tăng khả năng cạnh tranh trong việc phân phối sản phẩm của mình tại thị trường này. Công ty đang thuê một kho lạnh nhằm cung cấp sản phẩm cho các khách hàng một cách nhanh nhất với giá cả cạnh tranh. Về việc đầu tư phát triển sản xuất, hiện đại hoá các trang thiết bị, các nhà máy chế biến đều được trang bị các máy móc hiện đại nhập khẩu từ Nhật, Đức, Pháp… (Phụ lục 5). So với các đối thủ cạnh tranh khác, hệ thống dây chuyền công nghệ sản xuất của CTCP Hùng Vương là tương đối hiện đại. Nhờ vào hệ thống trang thiết bị hiện đại nên công ty luôn đảm bảo được chất lượng sản phẩm của mình. Đồng thời, công ty rất chú trọng đầu tư phát triển sản xuất và hiện đại hoá các trang thiết bị để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường của mình

Điểm yếu nhất hiện nay của CTCP Hùng Vương chính là yếu tố: hoạt động marketing. Hoạt động marketing mở rộng thị trường và tìm kiếm khách hàng mới rất khó khăn và chưa được quan tâm thoả đáng. Phần lớn khách hàng của công ty là khách hàng truyền thống và dựa vào uy tín thương hiệu sẵn có của công ty. Một phần là do việc đang thực hiện sản xuất gia công cho các nhà nhập khẩu nước ngoài nên công ty chưa thực hiện tiến hành hoạt động marketing mạnh mẽ. Vì vậy, hiện nay công ty chưa có bộ phận chuyên trách về marketing nên mọi hoạt động nghiên cứu thị trường và khách hàng đều tập trung vào Ban Giám đốc và các cán bộ giao dịch trực tiếp với khách hàng của phòng kinh doanh. Với nhiệm vụ, chức năng và trong quyền hạn nhất định của mình nên họ không thể tập trung nghiên cứu thị trường một cách đúng mức và liên tục.

Ngoài ra, công ty còn có các điểm yếu khác tập trung ở các yếu tố như: khả năng cạnh tranh về giá cả, năng lực tài chính và quản trị nhân sự như sau:

+ Về yếu tố khả năng cạnh tranh về giá cả: công ty tuy có lợi thế về nguồn nguyên liệu trong mô hình sản xuất khép kín rẻ hơn 20-30% giá cả thị trường nhưng do sự tác động của sự thất thường của giá cá tra trong nước cũng như tác động của giá thức ăn và thuốc thú y nên công ty khó có thể dự báo để đưa ra các mức giá cạnh tranh cho khách

hàng. Trong năm 2011, giá cá tra, cá basa biến động tăng nhanh và thất thường. Tháng 1/2011, giá cá tra dao động từ 18.000-23.000 đồng/kg, sau đó tăng dần đến mức 29.000 đồng/kg vào giữa tháng 5. Đến cuối tháng 5, giá đột ngột giảm và đến tháng 8 ở mức thấp nhất trong năm 22.500 đồng/kg. Tháng 12, giá cá tra lại giảm sau khi đạt đỉnh vào cuối tháng 11 với giá 29.500 đồng/kg cá loại một. Như vậy, giá cá tra nguyên liệu trong năm 2011 có biến động rất nhanh và biên độ chênh lệch lớn gây khó cho việc dự báo định giá thành sản xuất để cạnh tranh về giá với các doanh nghiệp khác. Một yếu tố khác, đó là việc giá thức ăn cá tra năm 2011 tăng khoảng 1.200 đồng/kg so với nằm 2010. Giá thuốc thú y thuỷ sản cũng tăng theo từ 10-20% so với năm 2010 làm cho chi phí giá thành nuôi cá bị đẩy lên cao. (Phụ lục 6)

+ Về năng lực quản lý tài chính: dựa vào phụ lục 5, ta thấy CTCP Hùng Vương có mức tăng trưởng tốt về doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trong thời gian vừa qua. Trong giai đoạn 2008-2012, khi kinh tế thế giới gặp suy thoái gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam nhưng CTCP Hùng Vương vẫn giữ được mức tăng trưởng tốt, đặc biệt năm 2011, có mức tăng trưởng doanh thu 75,9% và tăng trưởng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đến 211,5%. Tuy nhiên, mức ROE và ROA của CTCP Hùng Vương vẫn thấp hơn mức bình quân của các công ty khác và bình quân của ngành. (Phụ lục 7)

Q

Hình 2.10 – SO SÁNH ROA VÀ ROE CỦA CTCP HÙNG VƯƠNG VỚI CÁC CÔNG TY CÙNG NGÀNH KHÁC VÀ TRUNG BÌNH NGÀNH

Qua đánh giá các chỉ số hiệu quả vận hành, ta thấy các chỉ số về số ngày phải thu và số ngày tồn kho đều được cải thiện. Tuy nhiên, dù đã cải thiện đáng kể, nhưng con số này vẫn cao hơn bình quân các công ty khác trung bình là 75 ngày.

Hình 2.11 – SO SÁNH SỐ NGÀY PHẢI THU TRUNG BÌNH CỦA HÙNG VƯƠNG VỚI CÁC CÔNG TY CÙNG NGÀNH KHÁC

+ Về quản trị nhân sự: hiện nay, lực lượng lao động chủ yếu của công ty là tốt nghiệp tú tài và trẻ nên trình độ quản lý của cán bộ các cấp ở mức thấp, đặc biệt là đội ngũ quản lý cấp cơ sở, chưa chuyên nghiệp, thiếu chủ động, còn chờ ý kiến quyết định của lãnh đạo. Ngoài ra, khả năng quản lý và chế ngộ lao động của công ty còn nhiều hạn

chế, dẫn đến việc những công nhân lâu năm có trình độ chuyên môn rời khỏi công ty. Năng suất lao động chưa cao, lỗi chất lượng chưa khắc phục triệt để cũng là một vấn đề công ty cần khắc phục trong thời gian tới.

Hình 2.12 – BIỂU ĐỒ CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA CTCP HÙNG VƯƠNG THEO TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN

(Nguồn: Phòng Hành chánh CTCP Hùng Vương)

Kết luận:Với năng lực quản lý nguồn nguyên liệu và chất lượng sản phẩm tốt, điều này làm cho CTCP Hùng Vương kiểm soát tốt được chất lượng sản phẩm cũng như kiểm soát được nguồn cung nguyên vật liệu đáp ứng nhu cầu sản xuất. Tuy nhiên, công ty hiện có bộ máy hoạt động chưa hoàn chỉnh như thiếu một bộ phận marketing chuyên trách để chủ động tìm kiếm đối tác và xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm trực tiếp đến khách hàng. Tất cả những yếu tố này tác động đến tổng số điểm trong ma trận này là 2.72 cho thấy khả năng đáp ứng của CTCP Hùng Vương là trung bình, công ty cần phát huy các yếu tố thế mạnh để tạo thành sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh để hạn chế các điểm yếu của mình.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược xuất khẩu cá tra, cá basa của công ty cổ phần Hùng Vương đến năm 2020 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w