- W2: Thiếu chiến lược phát triển cho thương hiệu.
3.1.3. Phân tích ma trận QSPM
Từ các ma trận các yếu tố bên trong, ma trận các yếu tố bên ngoài và ma trận hình ảnh cạnh tranh. Tác giả tổng hợp các yếu tố cơ hội, nguy cơ của môi trường bên ngoài và điểm mạnh, điểm yếu của CTCP Hùng Vương để xây dựng ma trận SWOT, đưa ra các chiến lược trong từng nhóm chiến lược SO, ST, WO, WT. Tiếp theo, để lựa chọn chiến lược kinh doanh nào hấp dẫn hơn cho CTCP Hùng Vương, ta sử dụng ma trận hoạch định chiến lược định lượng QSPM (Quantitive Strategic Planning Matrix).
Nhóm chiến lược SO
(Phụ lục 11)
Theo như tổng số điểm hấp dẫn đã xét đối với nhóm chiến lược SO trong ma trận QSPM thì chiến lược thâm nhập thị trường (TAS =124) là khả thi nhất.
Nhóm chiến lược ST
(Phụ lục 12)
Theo như tổng số điểm hấp dẫn đã xét đối với nhóm chiến lược ST trong ma trận QSPM thì chiến lược phát triển sản phẩm (TAS =122) là khả thi nhất.
Nhóm chiến lược WO
(Phụ lục 13)
Theo như tổng số điểm hấp dẫn đã xét đối với nhóm chiến lược WO trong ma trận QSPM thì chiến lược quản trị rủi ro (TAS =129) là khả thi nhất.
Nhóm chiến lược WT
(Phụ lục 14)
Theo như tổng số điểm hấp dẫn đã xét đối với nhóm chiến lược WT trong ma trận QSPM thì chiến lược liên doanh, liên kết (TAS =129) là khả thi nhất.
Kết quả từ phân tích bằng ma trận QSPM giúp chúng ta lựa chọn chiến lược tối ưu cho CTCP Hùng Vương nhằm nâng cao hoạt động xuất khẩu cá tra, cá basa đến năm 2020 được tập trung chủ yếu vào 4 chiến lược sau:
- Chiến lược thâm nhập thị trường. - Chiến lược phát triển sản phẩm. - Chiến lược quản trị rủi ro. - Chiến lược liên doanh, liên kết.