Khái quát thị trường xuất khẩu cá tra,cá basa tại CTCP Hùng Vương

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược xuất khẩu cá tra, cá basa của công ty cổ phần Hùng Vương đến năm 2020 (Trang 27)

Trong hơn 10 năm hoạt động, CTCP Hùng Vương đã áp dụng các tiêu chuẩn về chất lượng quốc tế như: chứng chỉ ISO 9001:2008, HACCP, BRC, IFS, GMP, Global Gap... công ty tự hào hiện đang có mặt hơn 60 quốc gia trên thế giới.

Hiện nay, các thị trường chính của công ty là: Trung Đông, Nam và Trung Mỹ, Đông Âu và một số nước thuộc liên minh Châu Âu… Song song với việc xuất khẩu vào các thị trường chính, công ty đang tiến hành xâm nhập vào thị trường Mỹ đầy tiềm năng nhờ vào việc sáp nhập với công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang (Agifish). Việc luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm khi cải tiến công nghệ sản xuất và quản lý chặt chẽ nguồn nguyên liệu đầu vào đã giúp công ty thiếp lập mối quan hệ kinh tế thân thiết với hơn 40 nước trên thế giới và đồng thời trở thành một thương hiệu xuất khẩu mạnh trên thị trường thế giới.

Thị trường xuất khẩu chính của công ty là ở Châu Âu với 4 nước chủ yếu là: Tây Ban Nha, Đức, Hà Lan và Ba Lan, khi doanh thu ở 4 thị trường này chiếm 50% tổng doanh thu của công ty. Ngoài ra, thị trường Nga và Ukraina cũng là những thị trường lớn khi doanh thu thị trường ở Nga và Ukraina chiếm 15% tổng doanh thu của công ty.

(Nguồn: Phòng kinh doanh CTCP Hùng Vương và VASEP)

Hình 2.5 - CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG CỦA CTCP HÙNG VƯƠNG NĂM 2011 Như ta thấy, thị trường chủ yếu của CTCP Hùng Vương chủ yếu là các nước Châu Âu (chiếm 50% doanh thu của công ty), trong đó có 4 thị trường chính là: Tây Ban Nha, Đức, Hà Lan và Ba Lan.

(đơn vị tính: USD)

Thị trường 2008 2009 2010

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Tổng cộng 151.054.016 100% 153.011.236 100% 184.879.478 100%

Tây Ban Nha 25.627.636 16.96% 22.374.438 14.6% 32.927.035 17.81% Mexico 6.886.391 4.55% 13.448.956 8.79% 18.783.755 10.16% Ukraina 63.431.406 41.99% 33.154.476 21.7% 16.250.906 8.79% Các nước

khác 55.108.583 36.5% 84.033.366 54.92% 116.917.782 63.24%

(Nguồn: Phòng kinh doanh CTCP Hùng Vương)

Một số thị trường chính của CTCP Hùng Vương và các điều kiện nhập khẩu của từng thị trường như sau:

Thị trường Châu Âu:

Đây là thị trường chính của cá tra, cá basa của công ty. Để xuất khẩu các sản phẩm vào thị trường này, CTCP Hùng Vương phải đảm bảo các tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt toàn cầu (Global Gap). Ngoài ra còn có SQF (bao gồm SQF 2000 CM và SQF 1000 CM): tiêu chuẩn an toàn thực phẩm xác định các yêu cầu cần thiết trong hệ thống hệ thống quản lý chất lượng nhằm nhận diện các mối nguy đối với an toàn thực phẩm và chất lượng cũng như thẩm tra, giám sát các phương thức kiểm soát.

Hiện nay, CTCP Hùng Vương có nhiều khách hàng truyền thống tại thị trường này và thị trường Tây Ban Nha đang là thị trường quan trọng nhất của công ty tại Châu Âu. Tuy nhiên, cuối năm 2010, cá tra, cá basa Việt Nam bị các thành viên của Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) ở 6 nước là Đức, Áo, Thuỵ Sĩ, Bỉ, Na Uy và Đan Mạch chuyển từ danh sách cam (sản phẩm có thể cân nhắc sử dụng) sang danh

sách đỏ (sản phẩm không nên sử dụng), sau hơn 1 tháng kể từ buổi ký kết Biên bản Thoả thuận hợp tác phát triển cá tra Việt Nam theo hướng bền vững, cá tra Việt Nam đã được cho ra khỏi danh sách đỏ. Chính việc này, làm ảnh hưởng đến hình ảnh của cá tra, cá basa Việt Nam trên thị trường thế giới. Nhưng ở thị trường Tây Ban Nha, CTCP Hùng Vương vẫn có các đơn đặt hàng với số lượng lớn và đều đặn, phần lớn người tiêu dùng tại đây vẫn chọn sản phẩm cá tra, cá basa chế biến sẵn vì giá cả hợp lý.

(Nguồn: Phòng kinh doanh, CTCP Hùng Vương)

Hình 2.6 – GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU CÁ TRA, CÁ BASA CỦA CTCP HÙNG VƯƠNG TẠI THỊ TRƯỜNG TÂY BAN NHA 2008-2010

Thị trường Mỹ:

Tuy thị trường Mỹ là thị trường rất khó tính, đòi hỏi và đặt ra nhiều tiêu chuẩn, bên cạnh đó là các rào cản phi thương mại đối với cá tra, cá basa Việt Nam, nhưng đây là một trong những thị trường ngoài Châu Âu mà CTCP Hùng Vương đang muốn mở rộng thị trường xuất khẩu vào.

Năm 2010, CTCP Hùng Vương hoàn tất việc mua lại CTCP xuất nhập khẩu thuỷ sản An Giang (Agifish). Việc mua lại, sáp nhập này giúp CTCP Hùng Vương thâm nhập thị trường Mỹ - một trong ba thị trường thuỷ sản quan trọng nhất trên thế giới. Mỹ có nhu cầu tiêu thụ mạnh và rủi ro tín dụng tương đối thấp.

Tại Mỹ trong năm 2011 vừa qua, chi phí nuôi cá da trơn tăng cao dẫn đến việc người nuôi cá tại Mỹ ngừng thả nuôi dẫn đến nguồn cung giảm 29%, giá tăng mạnh

qua đó thúc đẩy sản lượng và giá nhập khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam vào nước này. Tính đến 15/11/2011, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường này đạt 274 triệu USD tăng gần 96% so với cùng kỳ 2010 và theo đánh giá của Urner Barry Comtell thì hiện thị phần cá tra, cá basa của Việt Nam tại Mỹ đã tăng từ 65% lên tới 90% trong khi đối thủ cạnh tranh Trung Quốc giảm từ 25,1% xuống còn 8%. Vì vậy, tiềm năng phát triển thị trường này rất lớn đối với CTCP Hùng Vương trong những năm sắp tới.

(Nguồn: Pangasius.com, ABS tổng hợp)

Hình 2.7 – GIÁ CÁ DA TRƠN VÀ PANGASIUS TẠI MỸ NĂM 2011

Thị trường Mehico:

Trong những năm vừa qua, thị trường Mehico được đánh giá là thị trường nhập khẩu lớn, ổn định và tiềm năng của cá tra, cá basa Việt Nam. Đây là thị trường tiêu thụ lớn nhất khu vực Trung và Nam Mỹ của CTCP Hùng Vương. Trước năm 2006, người tiêu dùng chưa biết nhiều đến các sản phẩm cá tra, cá basa của Việt Nam. Nhưng hiện nay, nhờ vào các lợi thế như: phương thức thanh toán đơn giản, nguồn đặt hàng tương đối đều và ổn định với số lượng lớn, những rào cản về kỹ thuật dễ dàng... nên đã lôi kéo các công ty xuất khẩu cá tra, cá basa vào thị trường này, trong đó có CTCP Hùng Vương. Là một trong những công ty xâm nhập sớm vào thị trường này, nên công ty hiện đang có mối quan hệ tốt với nhiều đối tác lớn như Groupo SA, Costco, Superama...

(Nguồn: Phòng kinh doanh, CTCP Hùng Vương)

Hình 2.8 – GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU CÁ TRA, CÁ BASA CỦA CTCP HÙNG VƯƠNG TẠI THỊ TRƯỜNG MEHICO 2008-2010

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược xuất khẩu cá tra, cá basa của công ty cổ phần Hùng Vương đến năm 2020 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w