Nâng cao hiệu quả các nguồn chi

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước tại các Bệnh viện công trên địa bàn Nhà nước tại các Bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Tây Ninh từ năm 2009-2020 (Trang 64)

Đây là một trong những giải pháp quan trọng của luận văn, để đạt mục tiêu nâng cao hiệu qua chi ngân sách nhà nước bệnh viện công của tỉnh. Các khoản chi phải tuân thủ đảm bảo các nguyên tắc tiết kiệm hiệu quả, nâng cao chất lượng hoạt động, có tác dụng khuyến khích cán bộ, công chức viên chức; tiết kiệm vật tư, tài sản, trang thiết bị của bệnh viện. Chống các hiện tượng lợi ích nhóm, độc quyền, dựa vào quyền hành chi sai nguyên tắc chế độ…

Điều chỉnh khung giá dịch vụ y tế mới, kết cấu một phần tiền lương vào giá dịch vụ y tế, đẩy mạnh việc thực hiện tự chủ toàn diện cho bệnh viện công, chuyển một số bệnh viện đa khoa, chuyên khoa có điều kiện xã hội cao như là Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện điều dưởng phục hồi chức năng,… sang loại hình đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động để từng bước chuyển phần ngân sách cấp cho các bệnh viện này sang cấp trực tiếp cho người thụ hưởng thông qua việc mua thẻ bảo hiểm y tế

Cần thực hiện đúng các chi phí trực tiếp đảm bảo đúng thời gian, đúng chế độ nhằm tái sản xuất sức lao động cho người lao động, như chi phí trả lương, các khoản trích nộp theo lương và các khoản phụ cấp khác theo quy định, bồi dưỡng người làm dịch vụ. Chí phí tiền điện, nước thực hiện khoán theo công suất sử dụng máy móc trang thiết bị cho từng loại dịch vụ

Ngoài việc tuân thủ theo các quy định chế độ chi tiêu Của Bộ Tài chính- Bộ Y tế . Đơn vị cần xây dựng các Quy chế thực hành tiết kiệm Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế tiết kiệm, Quy chế sử dụng tài sản công của bệnh viện.

Khoa Dược có trách nhiệm liên hệ với các Khoa Lâm sàng, Cận Lâm sàng tham khảo ý kiến trong việc cung ứng đầy đủ thuốc, dịch truyền, máu, oxy, phim X- quang, hóa chất, vật tư tiêu hao y tế. . . cho điều trị nội, ngoại trú.

Thuốc y tế dùng cho trong điều trị (trừ máu) phải được ký hợp đồng từ đầu năm trên cơ sở cơ số thuốc ổn định do Hội đồng thuốc quyết định, tránh tình trạng thuốc quá hạn sử dụng và tình trạng lạm dụng thuốc trong điều trị, gây lãng phí. Không mua vật tư, hàng hóa qua các công ty trung gian. Xây dựng định mức tiêu hao cho các khoa, phòng sử dụng. Kiểm tra thường xuyên việc sử dụng vật tư, hàng hóa ở các khoa, phòng nhất là sử dụng vật tư tiêu hao y tế trên tinh thần sử dụng an toàn, đúng mục đích, tiết kiệm và đạt hiệu quả trong phục vụ bệnh nhân.

Phát huy tích cực việc khai thác nguồn thu, mở rộng dịch vụ y tế, liên kết nhà đầu tư, đối tác thực hiện xã hội hóa y tế dưới nhiều hình thức như góp vốn, lắp đặt máy, sử dụng tối đa Qũy phát triễn sự nghiệp của bệnh viện nhằm tạo nguồn thu từ hoạt động gắn với chức năng nhiệm của bệnh viện nhằm tăng thu nhập chính cho cán bộ, công chức viên bệnh viện, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh người dân trên địa bàn tỉnh

Đối với khoản chi thường xuyên không chỉ đúng nguyên tắc chế độ mà phải đúng yêu cần thời gian và tính chất của từng nội dung hoạt động nhằm mục tiêu phục vụ nâng cao chất lượng hoạt động khám chữa bệnh.

Thực hiện nghiêm việc tổ chức đấu thầu thuốc y tế theo đúng quy trình luật đấu thầu, thành lập tổ xét thầu lựa chọn những cán bộ có trình độ năng lực chuyên môn và đặc biệt quan trọng là những người này có tố chất trung thực, không thực dụng., việc lựa chọn nhà thầu phải hết sức khách quan, đưa ra hội đồng hoặc tổ thẩm định lại hồ sơ thầu trong quá trình lựa chọn giá hợp lý nhất đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả trong việc sử dụng thuốc điều trị người bệnh và hiệu quả chi ngân sách hiện nay, vì khoản chi này tương đối, chiếm gần 70% tổng chi hoạt động cũa bệnh viện.

3.2.6 Tăng cường công tác phòng chống tham nhủng, lãng phí trong chi tiêu ngân sách tại bệnh viện

Thực hiện kiểm toán nội bộ và thường xuyên kiểm tra công tác tài chính thu, chi củ bệnh viện qua việc kiểm tra nguồn thu theo dự toán được giao, các nguồn thu do bệnh viện tổ chức thu như thu viện phí, thu hoạt động dịch vụ, thu cho thuê mặt bằng, .vv.. kiểm tra chặt chẽ các khoản chi hoạt động của bệnh viện, đặc biệt các khoản mua sắm lớn phải thực hiện thủ tục đấu thầu đúng quy định nhà nước, tuân thủ quy tắc khách quan, trung thực tránh tình trạng vì lợi ích nhóm gây thất thoát ngân sách.

Bệnh viện thành lập hội đồng kiểm tra giám sát, thẩm định việc quản lý và sử dụng thuốc, vật tư tiêu hao y tế sử dụng trực tiếp điều trị người bệnh, vì đây là khoản chi chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng chi hoạt động , hội đồng có nhiệm vụ kiểm tra khâu mua thuốc theo giá trúng thầu, số lượng sử dụng hợp lý tránh tình trạng thuốc quá hạn sử dụng nhưng vẫn mua nhập kho do vì lợi ích nhóm, lạm dụng trong việc sử dụng thuốc.

Các đơn vị đấu thầu hiện nay cho thấy tình trạng giá trúng thầu cao, mổi nơi mổi giá khác nhau trên cùng một mặt hàng và hàm lượng thuốc, gây lãng phí. Do vậy Hàng năm cần đấu thầu thuốc theo hình thức tập trung tại Sở Y tế, khi đấu thầu tập trung thì số lượng cao do các tổng hợp từ bệnh viện gửi về thì đơn giá được lựa chọn trúng thầu sẽ thấp hơn, chất lượng cao và đồng bộ về hàm lượng trong quá trình điều trị bệnh nhân, các bệnh viện trực thuộc Sở áp giá trúng thầu chung do Sở Y tế đấu thầu để mua thuốc điều trị bệnh nhân theo nhu cầu của từng bệnh viện.

Tóm tắt chƣơng 3. Từ cơ sở lý luận ở chương 1 và thực trạng hoạt động chi

ngân sách nhà nước cho các bệnh viện công của tỉnh Tây Ninh. Chương 3 luận văn đã đưa ra những quan điểm cơ bản như nhằm thực hiện chính sách an sinh xã hội. Quan điểm hiệu quả, công bằng là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt trong toàn bộ quá trình hoạt động của ngành y tế mà trực tiếp là các bệnh viện công. Trong điều kiện của kinh tế thị trường,. Quan điểm phát triển xuất phát từ quy luật khách quan; nắm vững những vấn đề nổi lên trong từng giai đoạn về tình trạng bệnh tật, về trang thiết bị y tế đảm bảo giải quyết và khắc phục kịp thời những dịch bệnh phát sinh. Quan điểm phù hợp là một trong những những quan điểm chỉ rõ việc chăm sóc sức khỏe phải phù hợp với điều kiện thực tiễn, giữa nguồn ngân sách hạn hẹp, với sự phát triển nhanh của khoa học công nghệ. Quan điểm toàn diện không chỉ xem xét ở một khâu là khám chữa bệnh mà phải nắm vững những nhân tố liên quan như cơ sở vật chất của bệnh viện, đội ngũ bác sĩ điều dưỡng nhân viên, tình trạng bệnh tật, ô nhiễm môi trường, tiền thuốc…đối với bện viện công. Việc nắm vững các quan điểm cơ bản này chính là cơ sở để chỉ đạo tổ chức và thực hiện tốt nhiệm vụ.

Đồng thời luận văn cũng đã nêu được các giải pháp chủ yếu: Đổi mới cơ chế chính sách đối với các bệnh viên công; Tạo nguồn lực tổng hợp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh; Nâng cao hiệu quả các nguồn chi; Đổi mới chính sách viện phí; tăng nguồn chi của ngân sách nhà nước, đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính ở các bệnh viện, các giải pháp mang tính khả thi cao; việc thực hiện các giải pháp sẽ nâng cao hiệu quả chi của ngân sách nhà nước đối với các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

KẾT LUẬN

Bằng phương pháp luận của phép biện chứng duy vật, vận dụng phương pháp luận chung; luận văn sử dụng các phương pháp lô gích, lịch sử; phân tích tổng hợp… luận văn đã làm sáng tỏ những vấn đề sau

Thứ nhất, luận văn đã đề cập một số vấn đề lý luận chung về chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế. Nghiên cứu cơ sở những lý luận chung về chi ngân sách nhà nước, các khoản chi, nguyên tắc,..sao cho việc quản lý mang lại hiệu quả cao, đảm bảo được các mục tiêu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Đồng thời luận văn cũng nêu lên kinh nghiệm của một số nước trong lĩnh vực quản lý chi bệnh viện công.

Thứ hai, bằng phương pháp khảo sát điều tra, luận văn đã phân tích toàn cảnh Tây Ninh về kinh tế, xã hội, những nhân tố liên quan đến tình hình sức khỏe, bệnh tật, hệ thống y tế của tỉnh. Đặc biệt luận văn đã khảo sát, phân tích thực trạng chi ngân sách nhà nước đối với bệnh viện công trên các mặt tiền lương, tiền thưởng, khám, chữa bệnh, tiền thuốc, tiền trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị. Mối quan hệ giữa các nhân tố tiền thuốc tiền nhân công, giá cả các dịch vụ với chế độ bảo hiểm, phân tuyến bệnh viện tỉnh, bệnh viện tuyến huyện, thực trạng của các mối quan hệ này. Đánh giá hiệu quả việc sử dụng chi ngân sách nhà nước đối với bệnh viện công trong những năm vừa qua ở tỉnh Tây Ninh, làm cơ sở thực tiễn cho các giải pháp ở chương 3

Thứ ba, từ cơ sở lý luận ở chương 1 và thực trạng hoạt động chi ngân sách nhà nước cho các bệnh viện công của tỉnh Tây Ninh ở chương 2. Chương 3 luận văn đã nêu lên những quan điểm cơ bản: quan điểm hiệu quả, công bằng; quan điểm phát triển; quan điểm phù hợp …việc nắm vững các quan điểm này chính là cơ sở để chỉ đạo tổ chức và thực hiện tốt nhiệm vụ của các bệnh viện. Đồng thời luận văn cũng đã đưa ra các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước cho các bệnh viện công: Một là, thực hiện công bằng, hiệu quả trong sự nghiệp y tế; Hai là, đổi mới cơ chế chính sách đối với các bệnh viện công; Ba là, tạo nguồn lực tổng

hợp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh; Bốn là, nâng cao hiệu quả các nguồn chi; Năm là, nâng cao hiệu quả nguồn chi; Sáu là, tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí nhằm nâng cao công tác tài chính ở các bệnh viện, các giải pháp mang tính khả thi cao; việc thực hiện các giải pháp sẽ nâng cao hiệu quả chi của ngân sách nhà nước đối với bệnh viện công.

Toàn bộ nội dung của các chương, luận văn đã phân tích làm sáng tỏ chủ đề của luận văn: “Nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước tại các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Tây Ninh từ năm 2009 đến 2020”

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bài giảng trường cán bộ quản lý y tế, Kế hoạch quản lý, (2010), NXB Chính trị quốc gia.

2. Bộ Y tế (2010), Chiến lược chăm sóc sức khoẻ và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2010-2015

3. Bộ Y tế (2010), Chiến lược y tế đến năm 2015 và tầm nhìn năm 2020 4. Bộ Y tế (2011), Kế hoạch y tế hàng năm của Vụ Kế hoạch Tài chính.

5. Bộ Y tế (2013), Báo cáo tổng kết công tác y tế năm 2012 và triển khai kế hoạch năm 2013

6. Bộ Y tế, Vụ Kế hoạch - Tài chính, (2011), Tập huấn lập kế hoạch y tế hàng năm cho tuyến tỉnh, Hà Nội

7. Đảng Cộng sản Việt Nam, (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam, (2011) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9. Đinh Xuân Lý, (2011), Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội trong 25 năm đổi mới (1986-2011)

10. Đỗ Nguyên Phương, Phát triển sự nghiệp y tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, NXB Y học 2001

11. Dương Đăng Chính, TS. Phạm văn Khoan, (2007), Giáo trình tài chính công, NXB Tài chính, Hà Nội

12. Giáo trình Khoa học quản lý, (2002), Tập 2, NXB khoa học và kỹ thuật Hà Nội

13. Giáo trình Quản lý kinh tế, (2003) NXB chính trị quốc gia.

14. Giáo trình Quản trị kinh doanh, (2003), Học Viện hành chính quốc gia, Hà Nội

15. GS.TS. Dương Thị Bình Minh, tài chính công, NXB Tài chính, Hà Nội, 2005

16. Hồ Chí Minh (2000) Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội (t9, tr 175)

17. Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân (2006), Hà Nội 18. Luật Ngân sách Nhà nước, (1996) Hà Nội

19. Nguyễn Ngọc Hùng, (2006), Quản lý ngân sách nhà nước, NXB Thống kê, Hà Nội.

20. Nguyễn Văn Thạo, Nguyễn Viết Thông, Tìm hiểu một số thuật ngữ trong văn kiện Đại hội XI của Đảng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2011 21. Nhiều tác giả, Khoán chi hành chính - Biện pháp nâng cao hiệu quả

quản lý hành chính Nhà nước.

22. Sở Y tế (2013), Nghị quyết của Đảng bộ ngành y tế nhiệm kỳ 2013-2015 23. Sở Y tế Tây Ninh (2013) Báo cáo tổng kết công tác y tế năm 2012 và

nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch năm 2013

24. Sở Y tế Tây Ninh, (2012) Báo cáo quyết toán tài chính từ năm 2006- 2012 của các bệnh viện trực thuộc

25. Trần Thị Trung Chiến, (2002), Cung cấp ngân sách cho y tế, Chương XIV “Xây dựng y tế Việt Nam công bằng và phát triển”, Bộ Y tế.

26. Võ Đình Hảo, (1993), Đổi mới chính sách và cơ chế quản lý tài chính,

PHỤ LỤC I

Các cơ sở khám chữa bệnh thuộc tỉnh, thành phố quản lý:

Duy trì và mở rộng quy mô các bệnh viện đa khoa tỉnh, huyện hiện có, quy mô bệnh viện đa khoa tỉnh từ 500 đến 1000 giường; bệnh viện đa khoa huyện từ 80 đến 500 giường.

Phát triển kỹ thuật để các bệnh viện đa khoa tỉnh đạt trình độ chuyên sâu nhằm giải quyết cơ bản các bệnh, tật ở địa phương. Bảo đảm tối thiểu có 90% bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố đạt hạng 1; Trong đó một số bệnh viện đa khoa thành phố đạt hạng đặc biệt, số còn lại đạt tiêu chuẩn bệnh viện hạng 2.

Tới năm 2020 hầu hết các bệnh viện đa khoa huyện đạt bệnh viện hạng 3 trở lên, trong đó có ít nhất 30% đạt tiêu chuẩn bệnh viện hạng 2 và hạng 1, không còn bệnh viện không được xếp hạng.

Mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại các bệnh viện ung bướu và trung tâm ung bướu hoặc các khoa ung bướu thuộc bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố. Bảo đảm đến 2020 tất cả các bệnh viện ung bướu và ít nhất có 50% các trung tâm ung bướu hoặc khoa ung bướu của các bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố có đủ 4 đơn nguyên điều trị; đủ năng lực thu dung và điều trị hầu hết các trường hợp ung bướu trên địa bàn.

Xây dựng và phát triển các bệnh viện tim mạch, trung tâm tim mạch, hoặc các khoa tim mạch. Từng bước mở rộng quy mô và phát triển kỹ thuật ở các khoa tim mạch thuộc bệnh viện đa khoa tỉnh; phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 30% các khoa tim mạch bệnh viện đa khoa tỉnh thực hiện được các kỹ thuật can thiệp tim mạch.

- Nâng cấp, mở rộng quy mô để nâng hạng các bệnh viện phụ sản, bệnh viện nhi, bệnh viện sản - nhi đã có; đồng thời chú trọng đầu tư, nâng cấp các khoa nhi, khoa phụ sản tại các bệnh viện đa khoa tỉnh. Xây dựng mới các bệnh viện sản nhi, bệnh viện nhi, bệnh viện phụ sản ở các tỉnh nếu địa phương có đủ nguồn vốn đầu tư và kinh phí chi thường xuyên, đồng thời đảm bảo các diều kiện về xây mới các

bệnh viện sản nhi, bệnh viện nhi, bệnh viện phụ sản theo quy định của Bộ Y tế để giải quyết cơ bản các bệnh sản phụ khoa và nhi khoa đòi hỏi kỹ thuật chuyên sâu.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước tại các Bệnh viện công trên địa bàn Nhà nước tại các Bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Tây Ninh từ năm 2009-2020 (Trang 64)