Thực trạng sử dụng chi ngân sách nhà nước tại các bệnh viện

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước tại các Bệnh viện công trên địa bàn Nhà nước tại các Bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Tây Ninh từ năm 2009-2020 (Trang 43)

Các bệnh viện thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong công tác quản lý tài chính y tế củng như quản lý chi ngân sách của bệnh viện đã thực sự nâng cao năng lực tổ chức hoạt động của các cán bộ, đặc biệt vai trò tự chủ về kinh phí, về trách nhiệm nghĩa vụ, quyền lợi của các bác sĩ, nhân viên trong ngành y tế chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của bệnh viện

Bảng 2.4 Khảo sát chi ngân sách nhà nƣớc tại các bệnh viện viện từ năm 2009-2013 2009 2010 2011 2012 6 tháng đầu năm 2013 Ngân sách Viện phí Ngân sách Viện phí Ngân sách Viện phí Ngân sách Viện phí Ngân sách Viện phí Tổng chi 93,508 118,985 104,249 136,435 116,170 167,764 146,690 199,529 104,783 168,362

- Chi thanh toán cá nhân 78,243 12,599 87,936 14,160 99,927 16,091 125,908 20,275 89,015 9,144 - Chi nghiệp vụ chuyên môn 8,166 98,980 9,194 111,143 10,455 142,910 11,978 168,069 8,745 149,943 - Chi mua sắm, sửa chữa 3,350 2,954 2,924 6,278 2,198 3,939 3,218 4,339 3,212 5,084 - Chi khác 3,749 4,452 4,195 4,854 3,590 4,824 5,587 6,846 3,811 4,191

Tỷ lệ % mổi nhóm chi so với

tổng chi 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%

- Chi thanh toán cá nhân 84% 11% 84% 10% 86% 10% 86% 10% 85% 5%

- Chi nghiệp vụ chuyên môn 9% 83% 9% 81% 9% 85% 8% 84% 8% 89%

- Chi mua sắm, sửa chữa 4% 2% 3% 5% 2% 2% 2% 2% 3% 3%

- Chi khác 4% 4% 4% 4% 3% 3% 4% 3% 4% 2%

Tỷ lệ % so với năm trƣớc

liền kề 111% 115% 111% 123% 126% 119% 143% 321%

Tỷ lệ % nguồn NS/ Tỷ lệ %

nguồn viện phí 44% 56% 43% 57% 41% 59% 42% 58% 38% 62%

Qua bảng chi ngân sách tại các bệnh viện cho thấy nguồn lực đảm bảo hoạt động của bệnh viện từ hai nguồn ngân cách cấp và nguồn thu viện phí, trong đó ngân sách nhà nước cấp khoảng 42%, còn lại 58% đơn vị bố trí trong nguồn thu viện phí tại bệnh viện, phần ngân sách nhà nước chủ yếu dùng để chi trả tiền lương, phụ cấp theo lương , tiền trực, phẫu thuật cho cán bộ viên chức tại bệnh viên, tổng chi ngân sách trong hệ thống các bệnh viện của tỉnh thể hiện qua 04 nhóm chi:

- Nhóm 1: Chi thanh toán cán bộ viên chức bệnh viện chiếm 42% - Nhóm 2: Chi quản lý hành chính chiếm 4%

- Nhóm 3: Chi nghiệp vụ chuyên môn chiếm 51% - Nhóm 4: Chi mua sắm, sữa chữa chiếm 3%

Bệnh viện thực hiện chi trả tiền lương, phụ cấp lương, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, phụ cấp ưu đãi nghề, tiền trực, phẫu thuật cấp cho nhân viên y tế trực tại bệnh viện theo QĐ73/2001/QĐ-TTg về hạng bệnh viện, số giường, hiệu suất giường bệnh, số người trực/ ngày; số người trực tuyến xã/ngày, số người trực 24/24 lễ, chủ nhật, ngày thường, phụ cấp ưu đãi nghề theo Nghị định 56/ NĐ-CP của Chính phủ; gắn với các tiêu chí: thanh toán thực tế số ca phẫu thuật, thủ thuật phát sinh ở các bệnh viện công đã thực hiện đúng theo thông liên bộ Tài chính và Bộ Y tế, các khoản chi theo chế độ quy định nhà nước đối với cán bộ viên chức ngành y tế được đáp ứng từ nguồn ngân sách nhà nước cấp

Bộ Tài chính không có quy định nguồn chi về chế độ chính sách ưu đãi đối với lao động có trình độ cao; đây là một khó khăn rất lớn khi hệ thống bệnh viện tư phát triển, thu nhập cao hơn so với bệnh viện công. Vì vậy, để giữ “chân”, động viên khuyến khích đội ngũ bác sĩ, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn khám, chữa bệnh, đào tạo theo hướng lâu dài nhằm thu hút nguồn nhân lực y tế, Tỉnh đã có quyết định 09/QĐ-UBND ngày 10/02/2009 Quy định chính sách hỗ trợ phát triễn nguồn nhân lực y tế về chính sách thu hút đào tạo cán bộ y tế của tỉnh về trợ cấp hàng tháng cho bác sĩ từ mức thấp nhất bằng mức lương tối thiểu hiện tại là 1.150.000đồng/tháng, cao nhất bằng 02 lần mức lương tối thiểu là 2.300.000đồng/tháng đối với bác sĩ công tác tại các đơn vị y tế nói chung và các bệnh viện nói riêng đều được hưởng.

Chính sách của tỉnh đối với cán bộ CCVC ngành y tế đã khai thông phần nào về nguồn lực y tế. Tuy nhiên so với nhu cầu hiện tại thì nguồn nhân lực y tế vẫn còn thiếu trầm trọng.

Nhóm chi nghiệp vụ chuyên môn chi mua thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất xét nghiệm, bông băng, cồn, gạc,oxy, … các khoản chi trực tiếp phục vụ người bệnh là nhóm chi chiếm tỷ lệ cao nhất được sử dụng từ nguồn thu viện phí là chính, phù hợp với chính sách giá viện phí hiện nay được quy định tại Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 29/02/2012 ban hành mức tối đa khung giá một số dịch vụ khám, chữa bệnh

Các bệnh viện công đã thực hiện tốt nhóm chi quản lý hành chính. Nhóm chi hoạt động thường xuyên, những khoản chi phục vụ cho hoạt động của ngành y tế, các khỏan chi thuộc điều kiện đảm bảo cho quá trình hoạt động như: tiền điện, nước, nhiên liệu, vật tư văn phòng, chi công tác phí; chi hội nghị phí… nhóm chi này chỉ chiếm 4% vẫn đảm bảo được hoạt động của bệnh viện do đơn vị xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế tiết kiệm chi phí này ở các khoa, phòng trong bệnh viện

Nhóm chi mua sắm trang thiết bị y tế, thiết bị văn phòng,.. gọi chung là tài sản và chi sữa chữa bệnh viện, nhóm chi này chỉ đạt 3% quá thấp so với nhu cầu của bệnh viện thì nhóm chi này chỉ đáp ứng 26,8%. Nhóm chi này trên thực tế chưa được ngân sách đầu tư đúng mức.

Số liệu trên cho thấy trong điều kiện bệnh viện tự chủ tài chính cũng không thể đảm bảo cung cấp đầy đủ và kịp thời cho nhu cầu khám chữa bệnh.

Về cung ứng thuốc và trang thiết bị y tế đã bảo đảm cung ứng đủ thuốc có chất lượng cho người dân và đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Khả năng tiếp cận thuốc ở Tây Ninh tương đối tốt do có mạng lưới phân phối thuốc rộng khắp trên toàn tỉnh. Các cơ sở y tế từ bệnh viện đến trạm y tế đều có đủ thuốc phù hợp với phân tuyến kỹ thuật. Về trang thiết bị y tế các bệnh viện đã được Nhà nước đầu tư các phương tiện hiện đại, với công nghệ tiên tiến đã giúp cho việc chẩn đoán và điều trị nhanh chóng, chính xác, an toàn, hiệu quả và ít biến chứng cho người bệnh

Trong những năm qua, hệ thống bệnh viện đã được củng cố, nâng cấp và đầu tư phát triển tương đối đồng đều từ trạm y tế xã, bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh cả về kết cấu hạ tầng và trang thiết bị kỹ thuật, đã tạo điều kiện tốt cho việc khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành kỹ thuật thiết bị y tế. Tuy nhiên, hiệu quả đầu tư trong lĩnh vực trang thiết bị y tế còn hạn chế, chất lượng của các trang thiết bị y tế sản xuất trong nước chưa ổn định, độ chính xác, bền vững và độ tin cậy còn thấp. Các bệnh viện tuyến tỉnh luôn trong tình trạng quá tải, kinh phí đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng còn hạn hẹp, hệ thống xử lý chất thải độc hại nguy hiểm chưa hoàn thiện, chưa đảm bảo theo yêu cầu quy định của luật môi trường, nhất là hệ thống xử lý nước thải, do lượng nước thải ngày càng nhiều, tỷ lệ thuận với sự gia tăng về số bệnh nhân, gây ra tình trạng ô nhiễm ngày càng trở lên phức tạp.

Chất thải y tế toàn tỉnh có 4 bệnh viện tuyến tỉnh, 9 bệnh viện đa khoa huyện thị. Hiện nay chỉ 06 bệnh viện tuyến tỉnh có hệ thống xử lý nước và rác so với thực tế; còn 07 bệnh viện tuyến huyện và thị xã chưa có; do nguồn chi quá thấp, là vấn đề đáng báo động, không chỉ ảnh hưởng tới môi trường mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân trong khu vực.

2.3 Đánh giá hiệu quả, nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước tại các Bệnh viện công trên địa bàn Nhà nước tại các Bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Tây Ninh từ năm 2009-2020 (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)