Điều trị nộitrú

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước tại các Bệnh viện công trên địa bàn Nhà nước tại các Bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Tây Ninh từ năm 2009-2020 (Trang 40)

Tổng số bệnh nhân vào viện điều trị nội trú 117.737-130535(6 tháng- năm 2013), bình quân tăng mổi năm khoảng 24 %. Công suất sử dụng giường bệnh các bệnh viện tuyến tỉnh tăng từ 10% đến 25%. Bệnh viện đa khoa bệnh nhân đông, công suất giường bệnh từ 110%- 125%, có giường nằm 2 bệnh nhân, không đủ bác sĩ điều trị nhưng biên chế lại không tăng, xảy ra tình trạng quá tải, dẫn đến chất lượng khám chữa bệnh bị hạn chế, thiếu sót trong chuyên môn.

Qua bảng số liệu trên cho thấy số giường và công suất sử dụng số giường ở tuyến tỉnh và huyện trên 100%, còn ở tuyến xã dưới 10%, đối với tuyến xã sở dĩ công suất sử dụng thấp là do chưa có đội ngũ bác sĩ đa khoa giỏi, toàn diện; hơn nữa phương tiện để khám, chữa bệnh còn hạn chế, lạc hậu. Vì vậy, phải tăng chi

ngân sách ở tuyến này, để nâng cao công suất sử dụng, giảm bớt chi phí đi lại cho nhân dân; đồng thời đảm bảo thực hiện tính kịp thời, hiệu quả trong việc phòng, khám chữa bệnh; đảm bảo sự công bằng đối với vùng sâu, vùng xa đối với địa bàn rộng như Tây Ninh

Đề án 1816 của Bộ Trưởng Bộ Y tế là một đề án lớn, hiểu được mục tiêu của việc cử bác sĩ luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới chuyển giao công nghệ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh có ý nghĩa quan trọng trong công tác bảo vệ chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân tại cộng đồng, tiến tới sự công bằng trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân tại các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới trong tỉnh, đồng thời có tác dụng đào tạo nguồn cán bộ tại chỗ có trình độ chuyên môn để từng bước đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân tại địa phương.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước tại các Bệnh viện công trên địa bàn Nhà nước tại các Bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Tây Ninh từ năm 2009-2020 (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)