Kiểm định mô hình FRASC cho lưu vực sông Cái –Phan Rang

Một phần của tài liệu Đánh giá tài nguyên nước hệ thống sông Cái Phan Rang và xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý lưu vực (Trang 67)

6. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

2.3.2.3. Kiểm định mô hình FRASC cho lưu vực sông Cái –Phan Rang

Để đảm bảo độ tin cậy, sau khi hiệu chỉnh bộ thông số đã hiệu chỉnh được kiểm định với số liệu lưu lượng thực đo tại trạm thủy văn Tân Mỹ khống chế diện tích

hứng nước khoảng 1.500 km2. Vị trí của tiểu lưu vực và trạm thủy văn Tân Mỹ được thể hiện trên Hình 2.17. Thời gian kiểm định mô hình tại trạm thủy văn này gồm 2 giai đoạn: từ năm 2001 - 2003 và từ năm 2005 - 2006.

Số liệu mưa theo ngày nhập vào mô hình được lấy từ 3 trạm đo: Tân Mỹ, Sông Pha và Khánh Sơn. Số liệu bốc thoát hơi nước được tính toán từ số liệu nhiệt độ, độ ẩm trung bình, tốc độ gió và số giờ nắng tại trạm khí tượng Phan Rang.

Kết quả kiểm định trong 2 giai đoạn được đánh giá qua 3 tiêu chuẩn như sau:

Giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2003

 Sai số tổng lượng: BIAS = 4.85%

 Hệ số hiệu quả mô hình: R2 = 0,81

 Hệ số tương quan Person: r = 0,91

Giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2006

 Sai số tổng lượng: BIAS = 1.65%

 Hệ số hiệu quả mô hình: R2 = 0,89

 Hệ số tương quan Person: r = 0,95

Hình 2.18 và Hình 2.19 minh họa đường quá trình lưu lượng mô phỏng và thực đo tại trạm đo Tân Mỹ trong 2 giai đoạn.

Hình 2.19 Quá trình lưu lượng mô phỏng và thực đo tại trạm Tân Mỹ từ 2001-2003

0 400 800 1200 1600 2000 2400 2800 L ư u l ư n g (m 3 /s )

Thời gian (ngày)

Lưu lượng mô phỏng Lưu lượng thực đo

Hình 2.20 Quá trình lưu lượng mô phỏng và thực đo tại trạm Tân Mỹ từ 2005-2006

Nhận xét: Trong cả 2 giai đoạn, hệ số hiệu quả mô hình R2 lần lượt là: 0,81 và 0,89 đều lớn hơn 0,75 và sai số tổng lượng BIAS lần lượt là: 4,85% và 1,65% đều

nhỏ hơn 5%, và do đó có thể nói rằng mô hình đã thể hiện rất tốt và có tính chắc

chắn khi áp dụng cho lưu vực sông Cái Phan Rang. Từ biểu đồ Hình 2.18Hình 2.19 cũng thể hiện tính phù hợp giữa đường quá trình lưu lượng mô phỏng và thực đo trong cả 2 giai đoạn.

Kết luận: Từ kết quả hiệu chỉnh và kiểm định mô hình trên cho thấy tính phù hợp giữa giá trị lưu lượng mô phỏng và thực đo theo không gian (tại Phước Hòa và Tân Mỹ) và thời gian (trong nhiều năm). Do đó, có thể kết luận mô hình FRASC

đảm bảo độ tin cậy để hoàn nguyên dòng chảy trên lưu vực sông Cái.

Một phần của tài liệu Đánh giá tài nguyên nước hệ thống sông Cái Phan Rang và xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý lưu vực (Trang 67)