Chế độ dòng chảy

Một phần của tài liệu Đánh giá tài nguyên nước hệ thống sông Cái Phan Rang và xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý lưu vực (Trang 34)

6. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

1.2.5.3. Chế độ dòng chảy

Dòng chảy năm trên lưu vực sông Cái Phan Rang chịu sự chi phối trực tiếp của mưa năm. Lượng mưa trên lưu vực phân bố không đều theo không gian và thời gian, do đó, chế độ dòng chảy cũng biến động theo không gian và thời gian. Mô đun

dòng chảy năm trung bình lưu vực chỉ khoảng 20 l/s.km2, khu vực ven biển chỉ

khoảng 5 l/s.km2. Các vùng núi cao sườn dốc ở thượng nguồn có mô đun dòng chảy

lớn hơn nhiều so với vùng hạ du từ 4 đến 5 lần.

Ảnh hưởng của thuỷ triều vịnh Phan Rang lên chế độ thủy văn sông Cái không

lớn, chỉ vào sâu 4-6 km tính từ cửa biển. Hàng năm, mùa lũ trên lưu vực thường bắt đầu chậm hơn mùa mưa khoảng 2 đến 3 tháng, từ tháng 9 đến tháng 12, với lượng

dòng chảy chiếm khoảng 70-80% lượng nước cả năm. Đáng lưu ý là sông Cái Phan Rang có một hệ thống các sông nhánh phân bố theo dạng chùm rễ cây khiến lũ tập

trung nhanh. Ngoài dòng chảy tự nhiên sinh ra từ mưa, từ năm 1962, sông Cái còn nhận thêm lượng nước xả từ nhà máy thủy điện Đa Nhim liên tục cho đến nay.

Theo Báo cáo “Điều chỉnh bổ sung quy hoạch thủy lợi tỉnh Ninh Thuận” của

Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam (2008) thì tổng lượng nước mặt bình quân trên

toàn lưu vực sông Cái là 2.369 triệu m3/năm, trong đó:

- Lượng nước lưu vực sông Cái thuộc Ninh Thuận: 1.580 triệu m3/năm;

- Lượng nước thủy điệnĐa Nhim chuyển vào: 537 triệu m3/năm;

- Lượng nước lưu vực sông Cái thuộc tỉnh khác: 252 triệu m3/năm.

Nguồn nước mặt sau nhà máy thuỷ điện Đa Nhim được điều tiết thông qua hồ Đơn Dương. Tuy nhiên, nhiệm vụ chính của nó là phát điện nên nguồn nước bổ

sung cho lưu vực sông Cái Phan Rang hiện nay còn phụ thuộc chủ yếu vào sự vận

hành của ngành điện. Do đó, về động thái, nguồn nước mặt trên lưu vực phụ thuộc

vào chế độ mưa trong khi dòng chảy về mùa mưa đáp tương đối đủ cho các hộ dùng

nước hiện tại nhưng ngược lại mùa khô dòng chảy nhiều sông suối bị khô kiệt gây

ra hiện tượng thiếu hụt nguồn nước phục vụ hoạt động dân sinh, kinh tế.

Một phần của tài liệu Đánh giá tài nguyên nước hệ thống sông Cái Phan Rang và xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý lưu vực (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)