6. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
1.3.3.1. Mạng lưới giao thông
Giao thông đường bộ
Mạng lưới giao thông đường bộ gồm quốc lộ 1A (64 km), quốc lộ 27A (68 km),
quốc lộ 27B (48 km). Tổng chiều dài các tuyến trên là 180 km được trải thảm bê tông nhựa và láng nhựa.
- Tuyến tỉnh lộ (có 10 tuyến) với tổng chiều dài khoảng 322,54 km; đường
huyện 189,9 km; đường đô thị 128,24 km; đường xã 238,3 km;
- Quốc lộ 1A: nối các tỉnh lân cận Khánh Hòa và Bình Thuận, là tuyến đường
Bắc Nam quan trọng của toàn tỉnh;
- Quốc lộ 27A: liên kết Đông Tây trong phạm vi tỉnh, nối Thành phố Phan
Rang - Tháp Chàm với tỉnh Lâm Đồng;
- Quốc lộ 27B: đóng vai trò liên kết chiến lược cho vùng Tây Bắc và nối đường 1A bên ngoài tỉnh.
Trên địa bàn tỉnh có 24 xe buýt và 2 trạm xe buýt của công ty tư nhân, có 2
tuyến chính là Phan Rang – Vĩnh Hy và Phan Rang – Ninh Sơn. Việc theo dõi mạng lưới giao thông công cộng do các công ty, xí nghiệp quản lý. Phương thức giao
thông công cộng ở tỉnh chưa phổ biến. Xe gắn máy đặc biệt phổ biến, toàn tỉnh có
Giao thông đường sắt
Đường sắt Thống Nhất đi qua tỉnh dài 67 km. Đây không phải là mạng lưới
giao thông công cộng phổ biến tại Ninh Thuận, chỉ có một tuyến đường sắt độc lập
sử dụng để vận chuyển cả khách và hàng hóa.
Giao thông đường thủy
Kênh rạch tỉnh Ninh Thuận chủ yếu dùng cho thoát nước, không dùng cho giao thông vì chúng tương đối hẹp và không đủ sâu. Một số cảng biển chính: Cảng Đông
Hải: có cầu tàu dài 265 m; Cảng Cà Ná: dài 200 m; Cảng Ninh Chữ: có cầu tàu dài 120 m; Bến cá Mỹ Tân: là nơi trú đậu cho tàu thuyền đánh cá trú bão an toàn, có khả năng tiếp nhận tàu có quy mô công suất đến 500 CV.
Đường hàng không
Ninh Thuận có sân bay Thành Sơn, cách Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 8 km
về phía Tây Bắc, đây là sân bay quân sự, không sử dụng cho công cộng.