6. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
3.4. NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH DỮ LIỆU KHÔNG GIAN
Cơ sở dữ liệu của hệ thông tin địa lý là một tập hợp các thông tin của các đối tượng địa lý trên bề mặt trái đất có cấu trúc như đường giao thông, sông suối… và giữa các đối tượng có những liên kết ràng buộc về dữ liệu không gian và dữ liệu
thuộc tính với nhau, có thể thỏa mãn các yêu cầu khai thác thông tin cho nhiều mục đích khác nhau. Cơ sở dữ liệu hệ thông tin địa lý gồm hai thành phần cơ bản là dữ
liệu không gian và dữ liệu thuộc tính. Mỗi loại dữ liệu có đặc trưng riêng và chung
khác nhau về yêu cầu lưu trữ, xử lý và hiển thị.
Dữ liệu không gian là những mô tả các đối tượng trên bề mặt trái đất, được thể
hiện dưới dạng hình học, bao gồm tọa độ, quy luật và các ký hiệu màu sắc để xác định hình ảnh cụ thể trên bản đồ. Dữ liệu không gian được quản lý bằng hình thể và mối tương quan không gian, được biểu diễn dưới 4 dạng cơ bản: Điểm, đường, vùng, ô lưới.
Dữ liệu không gian có thể lưu trữ ở dạng Vector hoặc dạng Raster. Dạng vector
là dữ liệu chứa các điểm tọa độ (X,Y) hoặc các quy luật tính toán tọa độ và nối chúng thành các đối tượng trong một hệ thống tọa độ nhất xác định. Dạng Raster là dữ liệu được tạo thành bởi các ô lưới có kích thước phân giải xác định, tại mỗi ô lưới sẽ nhận một giá trị của một đại lượng xác định.
Các dữ liệu trong đề tài “Nghiên cứu đánh giá tài nguyên nước lưu vực sông
Cái và khả năng đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn 2030” được thu thập bởi nhiều nguồn khác nhau và chưa đồng nhất về định dạng thể hiện và lưu trữ. Việc nghiên cứu phân tích các dữ liệu
không gian của tài nguyên nước lưu vực sông Cái là bước đầu để xác định các đối tượng liên quan và chuẩn hóa định dạng hình học, hệ tọa độ của các đối tượng này
vào cơ sở dữ liệu.