ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

Một phần của tài liệu Đánh giá tài nguyên nước hệ thống sông Cái Phan Rang và xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý lưu vực (Trang 26)

6. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

1.2.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1.2.1. Vị trí địa lý

Lưu vực sông Cái Phan Rang thuộc khu vực Nam Trung bộ Việt Nam có vị trí địa lý vào khoảng 11o23’00” - 12o10’00” vĩ Bắc và 108o20’30” - 109o30’00” kinh

Đông, diện tích tự nhiên khoảng 3.043 km² thuộc địa bàn các tỉnh:Ninh Thuận

chiếm 82%, Khánh Hoà (11%), Lâm Đồng (6%) và Bình Thuận (2%). Lưu vực sông Cái Phan Rang được liệt kê vào danh mục lưu vực sông liên tỉnh tuy nhiên, phần lớn diện tích lưu vực thuộc địa phận tỉnh Ninh Thuận, và diện tích lưu vực

sông Cái chiếm 74% diện tích toàn tỉnh Ninh Thuận, chỉ trừ một số vùng ven biển

thuộc các huyện Thuận Bắc, Ninh Hải và Ninh Phước có các sông độc lập chảy

thẳng ra biển như: sông Trâu, suối Nước Ngọt, suối Bà Râu, suối Kiền Kiền, suối

Vĩnh Hy, suối Quán Thẻ,…

Hệ thống sông Cái Phan Rang có dạng hình cành cây với dòng chính sông Cái và nhiều nhánh sông, suối: phía bờ tả đáng kể có sông Sắt, Cho Mo và suối

Ngang,…; phía bờ hữu có sông Ông, sông Cha - Than, sông Quao và sông Lu,…

1.2.2. Địa hình

Lưu vực Sông Cái Phan Rang có địa hình đa dạng: núi cao, đồi thấp và đồng

xuống Đông Nam. Sông bắt đầu từ sườn Đông của dãy núi Gia Rích với cao độ

khoảng 1.923 m giáp ranh với tỉnh Lâm Đồng, sông chảy theo hướng Bắc - Nam đổ

ra biển Đông tại vịnh Phan Rang. Chiều dài dòng chính sông Cái khoảng 120 km.

Mặt cắt dọc sông Cái có dạng bậc thềm. Ở thượng nguồn sông chảy ven theo các sườn núi cao trên 1.500 m, lòng sông nhiều đá tảng, độ dốc lòng sông lớn, sườn dốc

ngắn, đất đai chủ yếu là tổ hợp đất núi Feralít.

Hình 1.1 Bản đồ địa hình và cao độ Ninh Thuậnđộ phân giải 30 m x 30m Địa hình núi cao bao bọc gần như toàn bộ lưu vực ở các hướng: phía Bắc là Núi

Đào (1.451 m), núi Chúa (1.040 m); phía Tây là dãy Nam Trường Sơn với hàng loạt các đỉnh cao hơn 1.500 m, đỉnh Bi - Đúp cao nhất 2.280 m; phía Nam là các núi thấp hơn như Đa Khum (898 m), Cà Ná (644 m). Vùng đồng bằng trũng hạ du có cao độ trên dưới 10 m. Độ cao bình quân lưu vực là 483 m.

Đoạn lòng sông chảy qua vùng trung lưu từ Tân Sơn đến Tân Mỹ lưu vực sông

mở rộng, độ dốc lòng sông còn cao, lòng sông nhiều đá tảng, một số nơi có các bãi bồi giữa sông như một sự pha trộn giữa kiểu sông miền núi và đồng bằng.

Từ Tân Mỹ về xuôi, sông chảy êm trong một vùng đồi thấp và đồng bằng Phan

Rang nhỏ hẹp. Đoạn sông từ Tân Mỹ đến Đồng Mé lòng sông còn có đá lởm chởm,

từ Đồng Mé ra biển thì lòng sông đầy bãi cát, có nơi bãi cát rộng tới 300-400 m như ở Phước Thiện, cầu Đạo Long.

1.2.3. Thổ nhưỡng

Theo Bản đồ sử dụng đất tỷ lệ 1/100.000 năm 2000, tỉnh Ninh Thuận có các nhóm đất chính sau:

 Nhóm đất cát ven biển: Phân bố dọc các xã, phường ven biển, có 3 loại đất.

Thành phần cơ giới chủ yếu là cát, khả năng giữ nước và dinh dưỡng kém, độ

phì nhiêu thấp. Trên loại đất này có thể khai thác một phần để trồng dừa, điều, còn lại những nơi đất bạc màu, dinh dưỡng kém cần trồng rừng phủ

xanh, chống cát bay.

 Nhóm đất mặn, phèn: Tập trung chủ yếu ven biển, có 4 loại đất. Đất được (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hình thành bởi quá trình lắng đọng của các sản phẩm trầm tích, chịu ảnh hưởng của nước biển và các sản phẩm biển.

 Nhóm đất phù sa: Phân bố chủ yếu ở hạ lưu các sông, nhất là sông Cái Phan Rang, có 6 loại đất, thích hợp trồng cây lương thực, hoa màu, cỏ chăn nuôi.

 Nhóm đất xám: Phân bố ở bậc thềm chuyển tiếp ở độ cao 50-100 m, có 13 loại đất. Do có độ phì thấp, chua, nghèo mùn nên chỉ thích hợp cho trồng

rừng và có thể cải tạo để trồng mía.

 Nhóm đất vàng đỏ: Đây là đất có diện tích lớn nhất được phân thành 4 loại. Nhóm đất này có độ phì thấp, tầng canh tác mỏng, độ dốc lớn, ít thuận lợi

cho phát triển nông nghiệp. Cần cải tạo và bảo vệ bằng trồng rừng phủ xanh.

 Nhóm đất vàng đỏ trên núi: Phân bố ở độ cao lớn, độ dốc lớn, có 2 loại đất,

Theo kết quả nghiên cứu của Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận được phân ra 8 nhóm đất cơ bản. Diện tích và tỉ lệ

diện tích của các nhóm đất được tổng hợp trongBảng 1.1.

Bảng 1.1 Tổng hợp diện tích theo các nhóm đất TT Nhóm đất Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) 1 Nhóm đất cát 10.353 3,08 2 Nhóm đất mặt 5.531 1,65 3 Nhóm đất phù sa 15.811 4,7 4 Nhóm đất xám 28.429 8,46 5 Nhóm đất đỏ xám nâu vùng bán khô hạn 231.454 68,89 6 Nhóm đấtđỏ vàng 11.733 3,49 7 Nhóm đất trơ sỏi đá. 17.272 5,14 8 Nhóm đất khác 15.426 4,59 Tổng cộng 335.800 100 1.2.4. Thảm thực vật

Lớp phủ thực vật là một trong những yếu tố ảnh hưởng nhiều đến tốc độ dòng chảy, tốc độ thấm và bốc hơi nước trên lưu vực sông. Các loại thực vật trên lưu

vực sông Cái Phan Rang được thống kê như sau:

Bảng 1.2Thảm phủ thực vật của lưu vực sông Cái Phan Rang

TT Đối tượng Diện tích (km2) 1 Mặt nước 3.41 2 Rừng lá rộng thường xanh 790.59 3 Rừng lá rộng rụng lá 104.90 4 Cây lấy gỗ 423.87 5 Cỏ rậm 909.99

6 Cây bụi tập trung 83.58

7 Cây bụi phân tán 1.71

8 Đồng cỏ 419.60

9 Cây trồng hằng năm 314.70

Thảm phủ thực vật nhìn chung nghèo nàn, diện tích rừng tự nhiên thưa, chủ yếu

là cỏ xen lùm bụi, cỏ lùm bụi xen cây gỗ rải rác nên không có tác dụng giảm tốc độ

tập trung dòng chảy cũng như khả năng thấm để bổ cập nước ngầm.

1.2.5. Khí tượng thủy văn

1.2.5.1. Khí tượng

Lưu vực nghiên cứu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng khô hạn

nhất Việt Nam với những đặc điểm khí tượng đặc trưng như nắng nóng, độ ẩm thấp,

nhiều gió và lượng bốc hơi lớn.

Nhiệt độ

Lưu vực sông Cái Phan Rang có nhiệt độ trung bình nhiều năm là 270C. Nhiệt độ cao nhất lên đến 40,50C rơi vào các tháng 5-7 và thấp nhất là 160C vào các tháng 1, 12. Chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất

từ 8-100C, và biên độ nhiệt độ ngày trung bình 7-90C.

Gió (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lưu vực sông Cái Phan Rang nằm trong khu vực có chế độ gió theo hai hướng

chính là Đông Bắc và Tây Nam với tốc độ trung bình năm là 2,6 m/s. Từ tháng 11

đến tháng 3 tốc độ gió cao, đạt giá trị lớn nhất vào khoảng tháng 12 với tốc độ 3,9 m/s. Trong những tháng này, ngoài gió Đông-Bắc thổi về ban ngày thường xuất hiện gió thung lũng về ban đêm theo hướng Tây- Bắc. Từ tháng 3 trở đi, về ban

ngày gió Đông-Nam dần thay thếgió Đông-Bắc, vềban đêm gió thung lũng vẫn chế

ngựtheo hướng Tây-Bắc. Vận tốc gió thấp nhất trung bình đạt 1,8 m/s vào tháng 9.

Số giờ nắng

Lưu vực nghiên cứu nằm sâu trong khu vực nội chí tuyến Bắc bán cầu số giờ

nắng trong năm thuộc loại cao nhất cả nước. Số giờ nắng trung bình mùa khô từ 8- 10 giờ/ngày và trong mùa mưa 6-7 giờ/ngày. Từ tháng 1 đến tháng 8 là thời kỳ

nhiều nắng và từ tháng 9 đến tháng 12 là thời kỳ ít nắng. Tổng số giờ nắng trong

Độ ẩm

Độ ẩm không khí (RH%) trung bình năm trên lưu vực thấp, chỉ khoảng 76%.

Vào mùa mưa, độ ẩm đạt 78% (cao nhất 80% vào tháng 10); vào mùa khô, độ ẩm

chỉ khoảng 74% (thấp nhất 72% vào tháng 1 và 2).

Bốc thoát hơi nước

Do nền nhiệt độ cao, nắng nhiều, tốc độ gió lớn và độ ẩm không khí thấp nên

lượng bốc thoát hơi nước lưu vực sông Cái Phan Rang hàng năm rất cao. Lượng bốc thoát hơi đo bằng ống piche tại trạm Phan Rang khoảng 1.600-2.200 mm/năm. Vào các tháng mùa khô, lượng bốc hơi đo được đạt 160-195 mm, thường đạt cực đại vào tháng 1 và giảm còn 108-133 mm trong các tháng mùa mưa và thường đạt cực tiểu

vào tháng 10. Chênh lệch lượng bốc thoát hơi nước giữa tháng thấp nhất và cao nhất

khoảng 86 mm.

Bảng 1.3Các đặc trưng khí tượng trung bình tháng nhiều năm tại trạm Phan Rang

Đặc trưng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm T (oC) 25 25 27 28 29 29 29 29 28 27 26 25 27,1 u (m/s) 3,7 3,3 2,6 2,2 1,9 1,9 2,4 2,3 1,8 2,0 2,9 3,9 2,6 n (h/ngày) 7,8 9,1 8,9 9,2 8,1 8,1 7,5 7,7 6,6 6,1 6,2 6 7,6 RH (%) 72 72 75 76 77 75 75 76 79 80 78 74 76 E (mm) 195 179 172 154 142 150 156 158 117 109 132 162 1826

(Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Ninh Thuận)

Lượng mưa

Ninh Thuận là tỉnh có lượng mưa trung bình năm thấp nhất trong cả nước, đặc

biệt vùng ven biển tổng lượng mưa năm chỉ khoảng 700-1.000 mm, và tăng dần về phía thượng lưu sông Cái Phan Rang đạt khoảng 1.800 mm. Bên cạnh đó, sự phân

tháng cuối năm, là thời kỳ mùa mưa ở Ninh Thuận. Ngược lại, trong 8 tháng mùa khô từ tháng 1-8, tổng lượng mưa chỉ bằng khoảng 35-45% lượng mưa cả năm.

Hình 1.2 Phân bố lượng mưa trung bình tháng nhiều năm vùng nghiên cứu

Bảng 1.4 Lượng mưa trung bình tháng nhiều năm (mm) vùng nghiên cứu

Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tổng BaTháp 6 2 17 16 60 49 54 51 128 183 178 85 831 Cà Ná 10 2 9 21 93 74 63 58 148 172 118 60 841 Nha Hố 6 2 15 21 80 71 76 61 144 175 144 57 850 Nhị Hà 6 2 13 25 90 71 74 66 181 177 136 63 902 Phan Rang 6 3 12 18 67 56 51 51 142 166 153 65 787 Quan Thẻ 10 2 12 18 93 65 53 60 135 180 137 69 832 Sông Pha 19 3 45 90 248 180 177 131 321 334 169 101 1.914 Tân Mỹ 7 2 20 40 115 99 101 118 210 221 152 71 1.154 Khánh Sơn 14 7 30 38 173 166 142 160 302 216 265 185 1.698 Phước Đại 9 5 11 27 159 140 110 133 285 198 220 97 1.364 Phước Hà 8 2 14 5 118 77 107 103 223 186 160 89 1.044 Phước Hữu 0 22 14 7 116 37 53 51 131 172 156 71 830 Phương Cựu 5 4 16 3 90 45 61 46 125 212 193 75 874 Quảng Ninh 1 0 5 2 80 82 106 114 236 237 173 94 1.131

(Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Ninh Thuận)

0 50 100 150 200 250 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 L ư ợ n g m ư a ( m m ) Tháng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lượng mưa vùng nghiên cứu phân bố không đều theo không gian, cụ thể giảm

dần từ hướng Tây sang Đông (từ vùng núi xuống vùng đồng bằng ven biển). Điều

kiện địa hình chi phối lượng mưa hàng năm. Tại trạm Sông Pha, ở độ cao 146 m, lượng mưa năm lớn nhất đạt 1.914,2 mm/năm, gấp 2,4 lần so với lượng mưa năm

tại trạm Phan Rang ở độ cao 7 m.

1.2.5.2. Hệ thống sông ngòi

Theo các nghiên cứu trước đây, trên lưu vực sông Cái, ngoài dòng chính sông Cái còn có nhiều sông, suối nhánh khống chế diện tích lưu vực khá lớn 3.043 km2.

Trong đó: phần thuộc tỉnh Ninh Thuận là 2.488 km2, phần thuộc tỉnh Khánh Hòa là 336 km2, phần thuộc tỉnh Lâm Đồng là 172 km2 và phần thuộc tỉnh Bình Thuận là 47 km2. Hệ thống sông Cái Phan Rang được trình bày tóm tắt theo sơ đồ Hình 1.3.

Mạng lưới sông suối của lưu vực có dạng hình nhánh cây, phần thượng du là tập hợp các nhánh sông chảy theo nhiều hướng khác nhau, tập trung vào dòng chính cách cửa sông khoảng 25 km.

Hình 1.3 Hệ thống sông ngòi lưu vực sông Cái Phan Rang

D ò ng c hí n h sô ng C ái Biển Đông S. Cái S. Sắt S. Trà Co Co S. Ông S.Cho Mo S. Than S. Dầu S. Ngang S.Lanh Ra S. Gia 409 km2 34 km 86 km2 20 km 215 km2 28 km 352 km2 30 km 154 km2 25 km 136 km2 24 km 59 km2 14 km 504 km2 34 km 3.043 km2 120 km S. Biêu S.Lu S.Quao 120km2 30km

Bảng 1.5 Hệ thống sông Cái Phan Rang

TT Sông suối Địa phận Diện tích lưu vực (km2) Chiều dài (km)

1 Sông Cái Ninh Thuận, Khánh

Hòa, Lâm Đồng 3.043 120

2 Sông Sắt Bác Ái, Ninh Sơn 409 32

3 Sông Trà Co Bác Ái, Ninh Sơn 154 25

4 Sông Cho Mo Bác Ái, Ninh Sơn 86 19,5

5 Suối Ngang Bác Ái, Ninh Sơn 59 14

6 Sông Ông Ninh Sơn 215 28

7 Sông Than Tuy Phong (Bình

Thuận), Ninh Sơn 352 30

8 Sông Quao Tuy Phong (Bình

Thuận), Tp. PR-TC 154 39,5

9 Sông Lu Tuy Phong (Bình

Thuận), Ninh Phước 504 34

1.2.5.3. Chế độ dòng chảy

Dòng chảy năm trên lưu vực sông Cái Phan Rang chịu sự chi phối trực tiếp của mưa năm. Lượng mưa trên lưu vực phân bố không đều theo không gian và thời gian, do đó, chế độ dòng chảy cũng biến động theo không gian và thời gian. Mô đun

dòng chảy năm trung bình lưu vực chỉ khoảng 20 l/s.km2, khu vực ven biển chỉ

khoảng 5 l/s.km2. Các vùng núi cao sườn dốc ở thượng nguồn có mô đun dòng chảy

lớn hơn nhiều so với vùng hạ du từ 4 đến 5 lần. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ảnh hưởng của thuỷ triều vịnh Phan Rang lên chế độ thủy văn sông Cái không

lớn, chỉ vào sâu 4-6 km tính từ cửa biển. Hàng năm, mùa lũ trên lưu vực thường bắt đầu chậm hơn mùa mưa khoảng 2 đến 3 tháng, từ tháng 9 đến tháng 12, với lượng

dòng chảy chiếm khoảng 70-80% lượng nước cả năm. Đáng lưu ý là sông Cái Phan Rang có một hệ thống các sông nhánh phân bố theo dạng chùm rễ cây khiến lũ tập

trung nhanh. Ngoài dòng chảy tự nhiên sinh ra từ mưa, từ năm 1962, sông Cái còn nhận thêm lượng nước xả từ nhà máy thủy điện Đa Nhim liên tục cho đến nay.

Theo Báo cáo “Điều chỉnh bổ sung quy hoạch thủy lợi tỉnh Ninh Thuận” của

Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam (2008) thì tổng lượng nước mặt bình quân trên

toàn lưu vực sông Cái là 2.369 triệu m3/năm, trong đó:

- Lượng nước lưu vực sông Cái thuộc Ninh Thuận: 1.580 triệu m3/năm;

- Lượng nước thủy điệnĐa Nhim chuyển vào: 537 triệu m3/năm;

- Lượng nước lưu vực sông Cái thuộc tỉnh khác: 252 triệu m3/năm.

Nguồn nước mặt sau nhà máy thuỷ điện Đa Nhim được điều tiết thông qua hồ Đơn Dương. Tuy nhiên, nhiệm vụ chính của nó là phát điện nên nguồn nước bổ

sung cho lưu vực sông Cái Phan Rang hiện nay còn phụ thuộc chủ yếu vào sự vận

hành của ngành điện. Do đó, về động thái, nguồn nước mặt trên lưu vực phụ thuộc

vào chế độ mưa trong khi dòng chảy về mùa mưa đáp tương đối đủ cho các hộ dùng

nước hiện tại nhưng ngược lại mùa khô dòng chảy nhiều sông suối bị khô kiệt gây

ra hiện tượng thiếu hụt nguồn nước phục vụ hoạt động dân sinh, kinh tế.

1.3. Điều kiện kinh tế xã hội 1.3.1. Dân số 1.3.1. Dân số

Theo số liệu Niên giám thống kê năm 2011 của tỉnh Ninh Thuận, toàn tỉnh có 570.078 người, mật độ dân số là 170 người/km2, tỉ lệ tăng dân tự nhiên là 1,2%.

Trong đó, nam là 285.202 người, chiếm tỷ lệ 50,03%; nữ là 284.876 người, chiếm

tỷ lệ: 49,97%. Dân số ở thành thị là 205.226 người, chiếm 36,0%, nông thôn là

364.852 người, chiếm 64,00 %; cụ thể TP. Phan Rang – Tháp Chàm chiếm 28,3%,

huyện Ninh Phước chiếm 23,4%, ít nhất là huyện Bác Ái chỉ chiếm 3,7%, mật độ

dân số trung bình là 170người/km2. Dân số và mật độ dân số phân theo huyện,

Một phần của tài liệu Đánh giá tài nguyên nước hệ thống sông Cái Phan Rang và xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý lưu vực (Trang 26)