ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI

Một phần của tài liệu Đánh giá tài nguyên nước hệ thống sông Cái Phan Rang và xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý lưu vực (Trang 35)

6. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

1.3. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI

1.3.1. Dân số

Theo số liệu Niên giám thống kê năm 2011 của tỉnh Ninh Thuận, toàn tỉnh có 570.078 người, mật độ dân số là 170 người/km2, tỉ lệ tăng dân tự nhiên là 1,2%.

Trong đó, nam là 285.202 người, chiếm tỷ lệ 50,03%; nữ là 284.876 người, chiếm

tỷ lệ: 49,97%. Dân số ở thành thị là 205.226 người, chiếm 36,0%, nông thôn là

364.852 người, chiếm 64,00 %; cụ thể TP. Phan Rang – Tháp Chàm chiếm 28,3%,

huyện Ninh Phước chiếm 23,4%, ít nhất là huyện Bác Ái chỉ chiếm 3,7%, mật độ

dân số trung bình là 170người/km2. Dân số và mật độ dân số phân theo huyện,

thành phố thuộc tỉnh Ninh Thuận được trình bày trong Bảng 1.6.

Dân cư phân bố không đồng đều giữa các huyện và giữa khu vực nông thôn với

thành thị. Tỷ lệ cư dân nông thôn chiếm 64%, trong khi đó khu vực thành thị là 36%. Mật độ dân số trung bình là 170 người/km2. TP. Phan Rang-Tháp Chàm là nơi

dân số thấp nhất, chỉ có 24 người/km2. Cơ cấu dân số,nam là 285.202 người, chiếm

tỷ lệ 50,03 %; nữ là 284.876 người, chiếm tỷ lệ 49,97%.

Bảng 1.6 Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2011 phân theo huyện

Huyện/TP Diện tích (km2) Dân số(người) Mật độ(người/km2)

Tổng số 3.357,99 570.078 170

TP. PR-TC 79,38 163.120 2.055

Huyện Bác Ái 1.027,30 24.567 24

Huyện Ninh Sơn 771,33 72.049 93

Huyện Ninh Hải 253,87 90.209 355

Huyện Ninh Phước 342,34 126.779 370

Huyện Thuận Bắc 319,24 38.167 120

Huyện Thuận Nam 564,53 55.187 98

(Nguồn: Cục thống kê Ninh Thuận 2012)

1.3.2. Các hoạt động kinh tế

Năm 2011, Tốc độ tăng GDP ước đạt 10,6%, GDP bình quân đầu người đạt

16,3 triệu đồng. Giá trị gia tăng các ngành: Nông, lâm nghiệp tăng 6,2%; thủy sản tăng 4,8%; công nghiệp - xây dựng tăng 13,5%; dịch vụ tăng 13,7%. Cơ cấu kinh tế:

Nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 43,1 %, công nghiệp - xây dựng chiếm 21,9%,

dịch vụ chiếm 35% GDP của tỉnh. Tổng thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 1.156 tỷ đồng. Giá trị kim ngạch xuất khẩu ước đạt 72 triệu USD.

1.3.2.1. Công nghiệp

Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2011 ước đạt 1.705 tỷ đồng, một số sản phẩm

chủ yếu tăng khá như tinh bột mì, may công nghiệp, đường RS, một số cơ sở sản

xuất đầu tư mở rộng qui mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, một số dự án đầu tư hoàn thành phát huy được năng lực sản xuất đóng góp cho tăng trưởng ngành công nghiệp như chế biến muối cao cấp, chế biến nước Yến, nhà máy sản xuất

Lĩnh vực xây dựng: Tăng cường công tác quy hoạch xây dựng đô thị, hoàn thành quy hoạch chi tiết 1/500 phục vụ xây dựng nhà máy điện hạt nhân, quy hoạch

chi tiết các khu đô thị, khu du lịch để triển khai các dự án đầu tư, triển khai quy

hoạch chi tiết một số trung tâm hành chính huyện, thị trấn; tập trung triển khai đầu tư 05 khu đô thị mới, cơ bản hoàn thành dự án cải tạo hệ thống thoát nước thành phố Phan Rang-Tháp Chàm và thoát nước thị trấn Khánh Hải; công tác quản lý trật

tự xây dựng được tăng cường, trong 10 tháng đã tổ chức kiểm tra 166 công trình, nhà ở đang xây dựng, phát hiện và xử lý 54 trường hợp vi phạm. Hạn chế đó là tiến độ đầu tư các khu đô thị mới và một số công trình giao thông nội thị còn chậm; tình trạng xây dựng không phép, trái phép vẫn còn diễn ra.

1.3.2.2. Nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản

Giá trị sản xuất toàn ngành ước đạt 2.685,2 tỷ đồng, tăng 7,3%, trong đó nông,

lâm nghiệp tăng 7,4%, thủy sản tăng 7,2%.

Trồng trọt

Sản xuất phát triển khá, tăng trên cả trên 3 yếu tố về qui mô sản xuất, năng suất

và hiệu quả; cơ cấu cây trồng chuyển dịch tích cực, mô hình sản xuất có hiệu quả được nhân rộng; các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn được triển

khai kịp thời, có hiệu quả. Diện tích gieo trồng năm 2011 đạt 78.233 ha tăng 4,8%; năng suất một số cây trồng chính tăng khá: cây lúa đạt 55,9 tạ/ha, tăng 12,2%, cây

bắp đạt 35,6 tạ/ha tăng 10,6%; sản lượng một số cây công nghiệp ngắn ngày tăng cao, như cây mía 122 nghìn tấn tăng 40%; mỳ 53 nghìn tấn, tăng 26,2%.

Chăn nuôi

Giá cả tiêu thụ thuận lợi, công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm được thực hiện tốt hơn, tình hình đến nay tương đối ổn định, dịch heo tai xanh và dịch cúm gia cầm không tái phát, qui mô tổng đàn gia súc, gia cầm được duy trì ổn định. Qui mô tổng đàn gia súc có sừng 252 ngàn con, tăng 1,4%, đàn gia cầm 1.748

Lâm nghiệp

Tập trung chỉ đạo thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng chống cháy

rừng; trồng mới 1.030 ha rừng, trong đó trồng rừng kinh tế là 430 ha. Trong năm 2011, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 08 vụ cháy rừng với 6,98 ha, thiệt hại không đáng

kể; phát hiện 547 vụ vi phạm lâm luật, đã xử lý 511 vụ. Sản lượng khai thác tăng

2,8%, giá trị sản xuất khai thác tăng 6,9%.

Thủy sản

Sản lượng khai thác năm 2011 ước đạt 56.076 tấn, tăng 2,8%; tỷ trọng sản

phẩm khai thác có giá trị cao tăng khá, năng lực tàu thuyền tiếp tục phát triển; qui

mô sản xuất giống thủy sản tiếp tục mở rộng, sản lượng ước đạt 12,8 tỷ con, tăng

17,2%. Hạn chế trong sản xuất nông nghiệp đó là: Diện tích một số cây trồng chính

giảm mạnh như cây thuốc lá, nho; tình trạng ô nhiễm ở một số vùng nuôi tôm tập trung đã gây thiệt hại trên 260 ha, sản lượng tôm thịt ước đạt 7.800 tấn, giảm 0,3%

so với cùng kỳ; sản xuất diêm nghiệp gặp khó khăn do mưa nhiều, sản lượng muối

giảm 36% so với cùng kỳ, giá cả tiêu thụ thiếu ổn định nên hiệu quả diêm dân đạt

thấp; tiến độ triển khai quy hoạch xây dựng nông thôn mới còn chậm.

1.3.2.3. Du lịch dịch vụ

Du lịch

Ninh Thuận có tiềm năng và lợi thế to lớn về biển. Du lịch biển và du lịch sinh

thái kết hợp với du lịch văn hóa và lịch sử đang kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước. Năm 2011, tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động thu hút du khách, kết hợp tổ chức

nhiều sự kiện lớn và các hội thảo quốc gia được tổ chức trên địa bàn, nên hoạt động

du lịch có sôi động, đã thu hút trên 820 ngàn lượt khách, tăng 17,2% so cùng kỳ.

Dịch vụ

Năm 2011, Giá trị sản xuất của các ngành dịch vụ ước đạt 2.128 tỷ đồng. Tổng

mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 7.873 tỷ đồng. Dịch vụ vận tải hành khách công cộng được duy trì, năng lực vận tải được đầu tư mới theo hướng hiện đại, đáp ứng tốt hơn

nhu cầu lưu thông hàng hóa và đi lại của người dân; khối lượng luân chuyển hành

khách tăng 26,1% và luân chuyển hàng hóa tăng 10%. Mạng lưới dịch vụ bưu

chính-viễn thông tiếp tục phát triển, lắp đặt mới 4.250 thuê bao điện thoại các loại

và 1.250 thuê bao internet, nâng tổng số thuê bao điện thoại trên toàn mạng lên 143.871 máy, đạt 24 máy/100 dân. Quản lý nhà nước về xuất bản, báo chí và truyền

hình được tăng cường, đã thẩm định và cấp mới 50 giấy phép xuất bản, 63 giấy

phép tần số và máy phát vô tuyến điện cho ngư dân phục vụ hoạt động khai thác

trên biển và phòng tránh thiên tai.

1.3.3. Cơ sở hạ tầng

1.3.3.1. Mạng lưới giao thông

Giao thông đường bộ

Mạng lưới giao thông đường bộ gồm quốc lộ 1A (64 km), quốc lộ 27A (68 km),

quốc lộ 27B (48 km). Tổng chiều dài các tuyến trên là 180 km được trải thảm bê tông nhựa và láng nhựa.

- Tuyến tỉnh lộ (có 10 tuyến) với tổng chiều dài khoảng 322,54 km; đường

huyện 189,9 km; đường đô thị 128,24 km; đường xã 238,3 km;

- Quốc lộ 1A: nối các tỉnh lân cận Khánh Hòa và Bình Thuận, là tuyến đường

Bắc Nam quan trọng của toàn tỉnh;

- Quốc lộ 27A: liên kết Đông Tây trong phạm vi tỉnh, nối Thành phố Phan

Rang - Tháp Chàm với tỉnh Lâm Đồng;

- Quốc lộ 27B: đóng vai trò liên kết chiến lược cho vùng Tây Bắc và nối đường 1A bên ngoài tỉnh.

Trên địa bàn tỉnh có 24 xe buýt và 2 trạm xe buýt của công ty tư nhân, có 2

tuyến chính là Phan Rang – Vĩnh Hy và Phan Rang – Ninh Sơn. Việc theo dõi mạng lưới giao thông công cộng do các công ty, xí nghiệp quản lý. Phương thức giao

thông công cộng ở tỉnh chưa phổ biến. Xe gắn máy đặc biệt phổ biến, toàn tỉnh có

Giao thông đường sắt

Đường sắt Thống Nhất đi qua tỉnh dài 67 km. Đây không phải là mạng lưới

giao thông công cộng phổ biến tại Ninh Thuận, chỉ có một tuyến đường sắt độc lập

sử dụng để vận chuyển cả khách và hàng hóa.

Giao thông đường thủy

Kênh rạch tỉnh Ninh Thuận chủ yếu dùng cho thoát nước, không dùng cho giao thông vì chúng tương đối hẹp và không đủ sâu. Một số cảng biển chính: Cảng Đông

Hải: có cầu tàu dài 265 m; Cảng Cà Ná: dài 200 m; Cảng Ninh Chữ: có cầu tàu dài 120 m; Bến cá Mỹ Tân: là nơi trú đậu cho tàu thuyền đánh cá trú bão an toàn, có khả năng tiếp nhận tàu có quy mô công suất đến 500 CV.

Đường hàng không

Ninh Thuận có sân bay Thành Sơn, cách Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 8 km

về phía Tây Bắc, đây là sân bay quân sự, không sử dụng cho công cộng.

1.3.3.2. Mạng lưới điện

Nguồn cấp trực tiếp là nhà máy thủy điện Đa Nhim công suất 160 MW từ mạng lưới lưới điện quốc gia 220 KV, 110 KV. Ngoài ra còn được sự hỗ trợ của các

nguồn điện địa phương là thủy điện Sông Pha công suất 7,5 MW, nhà máy thủy điện sông Ông công suất 8,1 MW đáp ứng nhu cầu điện sinh hoạt và sản xuất cho 100% phường, xã, thị trấn; 96% điểm dân cư và hơn 90% số hộ trong tỉnh.

1.4. Hiện trạng khai thác và quản lý tài nguyên nước

1.4.1. Công tác quản lý

Trong những năm gần đây, được sự quan tâmcủa các cấp, ngành nên công tác quản lý tài nguyên nước đang dần được cải thiện trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. UBND tỉnh Ninh Thuận đã thành lập được văn phòng điều phối lưu vực sông và 03 Ban quản lý dự án về môi trường - tài nguyên nước từ các nguồn vốn tài trợ nước ngoài nhằm tăng cường công tác quản lý và nâng cao năng lực cán bộ ngành tài nguyên nước; tuyên truyền, phổ biến pháp luật và nâng cao nhận thức về tầm quan

trọng của tài nguyên nước cho doanh nghiệp, người dân... Tuy nhiên, bên cạnh đó, công tác quản lý tài nguyên nước còn tồn tại nhiều khó khăn như sau:

- Nguồn nhân lực quản lý môi trường - tài nguyên nước lưu vực sông Cái còn mỏng, trình độ chuyên môn chưa cao, phương tiện và cơ sở phục vụ công tác quản lý còn nhiều thiếu thốn;

- Ý thức chấp hành luật và các văn bản pháp lý của các đối tượng khai thác

và sử dụng nước còn thấp. Họ chỉ chấp hành các luật lệ trong trường hợp

bất khả kháng;

- Thói quen một bộ phận người dân thường xuyên vứt rác, bỏ xác súc vật, xả nước thải vào nguồn nước;

- Văn phòng điều phối lưu vực sông mới hoạt động nên việc xây dựng thể chế và công tác điều phối, chỉ đạo chưa thống nhất giữa các ngành.

1.4.2. Hiện trạng các công trình khai thác nguồn nước

Hồ chứa

Ninh Thuận có một hệ thống công trình thủy lợi khá khiêm tốn. Trong tỉnh có 21 hồ chứa đã và đang xây dựng với dung tích chứa 137 triệu m3, tổng diện tưới 15.977 ha; trong đó có 13 hồ chứa thuộc lưu vực sông Cái. Một số hồ chứa lớn trên

lưu vực có thể kể đến như hồ sông Sắt, hồ Tân Giang, hồ sông Biêu, hồ Lanh Ra...

Hệ thống các đập dâng nước

Toàn tỉnh Ninh Thuận hiện có 62 đập dâng lớn nhỏ, trong đó có 32 đập dâng

thuộc lưu vực sông Cái theo thống kê của Công ty TNHH MTV Khai thác công

trình thuỷ lợi Ninh Thuận. 3 đập dâng lớn trên lưu vực là đập dâng Sông Pha, đập dâng Nha Trinh và đập dâng Lâm Cấm. Các đập dâng chỉ phát huy tác dụng chủ

yếu vào vụ mùa.

Diện tích tưới thiết kế các đập dâng trên lưu vực sông Cái khoảng 18.754 ha, trong đó tổng diện tích tưới thiết kế của đập Nha Trinh, Sông Pha, Lâm Cẩm là 18.100 ha. Diện tích tưới thực tế các đập dâng là 13.049 ha, trong đó tổng diện tích tưới thực tế của đập Nha Trinh, Sông Pha, Lâm Cẩm là 12.647 ha.

Các công trình tưới bằng trạm bơm

Trong hệ thống thủy nông Nha Trinh - Lâm Cấm, có một số khu vực cao cục bộ

không thể tưới tự chảy được mà phảidùng bơm. Đến nay, số trạm bơm lấy nước từ

kênh Bắc và kênh Nam của hệ thống thủy lợi Nha Trinh - Lâm Cấm đã được xây

dựng là 10 trạm với diện tích tưới thiết kế 1.480 ha, diện tích thực tưới năm cao

nhất đạt 840 ha. Tổng cộng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận hiện có 12 trạm bơm điện, trong đó 10 trạm thuộc lưu vực sông Cái Phan Rang.

Thủy điện

Hiện nay trên địa bàn lưu vực có 3 công trình thủy điện là Đa Nhim, sông Pha và sông Ông. Trong đó, nhà máy thủy điện Sông Pha là nhà máy ở hạ lưu, sát nhà

máy thủy điện Đa Nhim, sử dụng hầu hết lượng nước của nhà máy thủy điện Đa

Nhim. Nhà máy thủy điện sông Ông nằm ở hạ lưu của nhà máy thủy điện Sông Pha.

Bảng 1.7 Các nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

TT Tên nhà máy Vị trí Tọa độ VN-2000 Cao độ cửa xả (m) Cơ quan quản lý Y(m) X (m)

1 Đa Nhim Lâm Sơn,

Ninh Sơn 547326 1308491 240 Công ty thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi 2 Sông Pha Lâm Sơn,

Ninh Sơn 547326 1308491 220

3 Sông Ông Quảng Sơn,

Ninh Sơn 547218 1308521 80

Công ty Cổ phần thủy điện sông Ông

(Nguồn: Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Ninh Thuận, 2012)

Theo số liệu thống kê từ năm 1978 đến tháng 11/2012 thì lưu lượng nước trung

bình xả hàng ngày là 17,81 m3/s, lưu lượng nước khai thác trung bình nhiều năm là 561,538 x 106 m3/s. Lượng nước của nhà máy thủy điện Đa nhim đóng góp rất đáng

kể vào lượng nước cho tỉnh Ninh Thuận, làm ổn định lượng nước cung cấp cho sản

Nhà máy thủy điện sông Ông mới đi vào vận hành. Theo số liệu thống kê từ 04/2009 đến 06/2010 thì lưu lượng nước trung bình xả hàng ngày là 12,400 m3/s,

lưu lượng nước khai thác trung bình năm là 391,039 x 106 m3/s. Nhà máy thủy điện

sông Ông sử dụng khoảng 71% lượng nước của nhà máy thủy điện Đa Nhim.

Công trình cấp nước sinh hoạt

Trên lưu vực nghiên cứu có 4 nhà máy cấp nước sinh hoạt với tổng công suất

92.000 m3/ngày bao gồm nhà máy nước Tháp Chàm khai thác nước mặt sông Dinh

với công suất đầu tư 52.000 m3/ngày; nhà máy nước Phước Dân, huyện Ninh Phước

tiếp nhận lượng nước từ nhà máy nước Tháp Chàm với công suất 5.000 m3/ngày;

nhà máy nước Tân Sơn, huyện Ninh Sơn khai thác nước mặt sông Ông với công

suất đầu tư mở rộng 5.000 m3/ngày; nhà máy nước Phước Nam 30.000 m3/ngày. Ngoài ra, còn có 28 công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn với lượng nước khai

thác 4.000 m3/ngày.

Công trình khai thác nước dưới đất

Hiện tại, trên địa bàn nghiên cứu chỉ có Xí nghiệp cấp nước Đông Mỹ Hải tại phường Tấn Tài - Tp. Phan Rang-Tháp Chàm khai thác trong trầm tích sông (qh)

với công suất 1000m3/ngày đêm, các nhà máy khác đều khai thác nước mặt.

Một phần của tài liệu Đánh giá tài nguyên nước hệ thống sông Cái Phan Rang và xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý lưu vực (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)