Khái quát mô hình FRASC

Một phần của tài liệu Đánh giá tài nguyên nước hệ thống sông Cái Phan Rang và xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý lưu vực (Trang 46)

6. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

2.3.1.1. Khái quát mô hình FRASC

Trên cơ sở lý thuyết mô hình Xinanjiang, một mô hình mưa-dòng chảy thông số

tập trung với khái niệm chu trình thủy văn mô phỏng sự phân phối lượng mưa trong lưu vực thành ba dòng chảy thành phần bao gồm dòng chảy mặt, dòng chảy sát mặt

và dòng chảy ngầm tại cửa ra lưu vực cũng như các tiểu lưu vực, Vũ Văn Nghị đã

được cải tiến và phát triển [26] thông qua việc: (i) Tích hợp công nghệ GIS

(Geographical Information System - Hệ thống thông tin địa lý); (ii) Dữ liệu đầu vào bốc thoát hơi nước tiềm năng được tính toán trực tiếp bằng phương pháp Penman- Monteith theo số liệu các yếu tố khí tượng thực đo như nhiệt độ, độ ẩm không khí,

áp suất khí quyển, số giờ nắng, tốc độ gió, thảm phủ và các tham số liên quan đến chúng trên cơ sở của AVHRR (National Oceanic and Atmospheric Administration- Advanced very High Resolution Radiometer-thiết bị đo bức xạ độ phân giải rất cao

quản trị tiên tiến khí quyển và đại dương quốc gia) và LDAS (Land Data Assimilation System-hệ thống đồng hóa dữ liệu đất) để thay thế cho tài liệu bốc hơi

quan trắc bằng chậu mà theo Vũ Văn Nghị [26] có nhiều sai số; và (iii) Phương

pháp diễn toán dòng chảy linh động. Mô hình cải tiến đó được đặt tên FRASC, nó viết tắt từ chữ cái đầu của cụm từ Flow Routed Accumulation Simulation in a

Catchment – mô phỏng lũy tích diễn toán dòng chảy trên lưu vực.

Mô hình FRASC là mô hình thủy văn khái niệm phân bố (distributed

conceptual hydrological model). Bên cạnh việc mô phỏng dòng chảy từ mưa tại cửa ra lưu vực như các mô hình thủy văn khái niệm thông số tập trung, FRASC có khả năng cho biết thông tin về tài nguyên nước ở mọi nơi trên lưu vực. Do đó FRASC là công cụ cần thiết và hữu ích cho công tác kiểm soát lũ và quản lý tổng hợp tài

nguyên nước lưu vực nói chung, đăc biệt là đối với các lưu vực không đo đạc- ungauged basin. Hiện tại, mô hình FRASC đã ứng dụng ở các lưu vực như Baohe

(Trung Quốc), Nông Sơn và Thác Mơ (Việt Nam) cho kết quả đáng tin cậy.

Một phần của tài liệu Đánh giá tài nguyên nước hệ thống sông Cái Phan Rang và xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý lưu vực (Trang 46)