Hiện trạng các công trình khai thác nguồn nước

Một phần của tài liệu Đánh giá tài nguyên nước hệ thống sông Cái Phan Rang và xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý lưu vực (Trang 41)

6. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

1.4.2. Hiện trạng các công trình khai thác nguồn nước

Hồ chứa

Ninh Thuận có một hệ thống công trình thủy lợi khá khiêm tốn. Trong tỉnh có 21 hồ chứa đã và đang xây dựng với dung tích chứa 137 triệu m3, tổng diện tưới 15.977 ha; trong đó có 13 hồ chứa thuộc lưu vực sông Cái. Một số hồ chứa lớn trên

lưu vực có thể kể đến như hồ sông Sắt, hồ Tân Giang, hồ sông Biêu, hồ Lanh Ra...

Hệ thống các đập dâng nước

Toàn tỉnh Ninh Thuận hiện có 62 đập dâng lớn nhỏ, trong đó có 32 đập dâng

thuộc lưu vực sông Cái theo thống kê của Công ty TNHH MTV Khai thác công

trình thuỷ lợi Ninh Thuận. 3 đập dâng lớn trên lưu vực là đập dâng Sông Pha, đập dâng Nha Trinh và đập dâng Lâm Cấm. Các đập dâng chỉ phát huy tác dụng chủ

yếu vào vụ mùa.

Diện tích tưới thiết kế các đập dâng trên lưu vực sông Cái khoảng 18.754 ha, trong đó tổng diện tích tưới thiết kế của đập Nha Trinh, Sông Pha, Lâm Cẩm là 18.100 ha. Diện tích tưới thực tế các đập dâng là 13.049 ha, trong đó tổng diện tích tưới thực tế của đập Nha Trinh, Sông Pha, Lâm Cẩm là 12.647 ha.

Các công trình tưới bằng trạm bơm

Trong hệ thống thủy nông Nha Trinh - Lâm Cấm, có một số khu vực cao cục bộ

không thể tưới tự chảy được mà phảidùng bơm. Đến nay, số trạm bơm lấy nước từ

kênh Bắc và kênh Nam của hệ thống thủy lợi Nha Trinh - Lâm Cấm đã được xây

dựng là 10 trạm với diện tích tưới thiết kế 1.480 ha, diện tích thực tưới năm cao

nhất đạt 840 ha. Tổng cộng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận hiện có 12 trạm bơm điện, trong đó 10 trạm thuộc lưu vực sông Cái Phan Rang.

Thủy điện

Hiện nay trên địa bàn lưu vực có 3 công trình thủy điện là Đa Nhim, sông Pha và sông Ông. Trong đó, nhà máy thủy điện Sông Pha là nhà máy ở hạ lưu, sát nhà

máy thủy điện Đa Nhim, sử dụng hầu hết lượng nước của nhà máy thủy điện Đa

Nhim. Nhà máy thủy điện sông Ông nằm ở hạ lưu của nhà máy thủy điện Sông Pha.

Bảng 1.7 Các nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

TT Tên nhà máy Vị trí Tọa độ VN-2000 Cao độ cửa xả (m) Cơ quan quản lý Y(m) X (m)

1 Đa Nhim Lâm Sơn,

Ninh Sơn 547326 1308491 240 Công ty thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi 2 Sông Pha Lâm Sơn,

Ninh Sơn 547326 1308491 220

3 Sông Ông Quảng Sơn,

Ninh Sơn 547218 1308521 80

Công ty Cổ phần thủy điện sông Ông

(Nguồn: Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Ninh Thuận, 2012)

Theo số liệu thống kê từ năm 1978 đến tháng 11/2012 thì lưu lượng nước trung

bình xả hàng ngày là 17,81 m3/s, lưu lượng nước khai thác trung bình nhiều năm là 561,538 x 106 m3/s. Lượng nước của nhà máy thủy điện Đa nhim đóng góp rất đáng

kể vào lượng nước cho tỉnh Ninh Thuận, làm ổn định lượng nước cung cấp cho sản

Nhà máy thủy điện sông Ông mới đi vào vận hành. Theo số liệu thống kê từ 04/2009 đến 06/2010 thì lưu lượng nước trung bình xả hàng ngày là 12,400 m3/s,

lưu lượng nước khai thác trung bình năm là 391,039 x 106 m3/s. Nhà máy thủy điện

sông Ông sử dụng khoảng 71% lượng nước của nhà máy thủy điện Đa Nhim.

Công trình cấp nước sinh hoạt

Trên lưu vực nghiên cứu có 4 nhà máy cấp nước sinh hoạt với tổng công suất

92.000 m3/ngày bao gồm nhà máy nước Tháp Chàm khai thác nước mặt sông Dinh

với công suất đầu tư 52.000 m3/ngày; nhà máy nước Phước Dân, huyện Ninh Phước

tiếp nhận lượng nước từ nhà máy nước Tháp Chàm với công suất 5.000 m3/ngày;

nhà máy nước Tân Sơn, huyện Ninh Sơn khai thác nước mặt sông Ông với công

suất đầu tư mở rộng 5.000 m3/ngày; nhà máy nước Phước Nam 30.000 m3/ngày. Ngoài ra, còn có 28 công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn với lượng nước khai

thác 4.000 m3/ngày.

Công trình khai thác nước dưới đất

Hiện tại, trên địa bàn nghiên cứu chỉ có Xí nghiệp cấp nước Đông Mỹ Hải tại phường Tấn Tài - Tp. Phan Rang-Tháp Chàm khai thác trong trầm tích sông (qh)

với công suất 1000m3/ngày đêm, các nhà máy khác đều khai thác nước mặt.

Ngoài ra, trong các năm qua, một số giếng khoan, giếng đào đã được thi công

trong khuôn khổ chương trình nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn. Bên cạnh đó một số cơ sở, doanh nghiệp khai thác nước đưới đất với lưu lượng khoảng

500-2.000 m3/ngày.đêm phục vụ nuôi trồng thuỷ sản và các mục đích khác.

Nhìn chung việc khai thác nước dưới đất ở Ninh Thuận hạn chế về qui mô và số lượng, chủ yếu là khai thác nhỏ lẻ phục vụ cho dân sinh. Cần tăng cường xây dựng

các trạm cấp nước, hệ thống cấp nước cho các khu vực miền núi và cần tăng cường

sửa chữa các công trình đang bị hư hỏng do công tác quản lý của các địa phương chưa tốt (cấp xã và thôn quản lý). Đồng thời, nâng cao khả năng cấp nước sinh hoạt

cho các xã ven biển (xã Thanh Hải, xã Nhơn Hải) của huyện Ninh Hải vì khu vực

Một phần của tài liệu Đánh giá tài nguyên nước hệ thống sông Cái Phan Rang và xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý lưu vực (Trang 41)