Giới thiệu khái quát về huyện Lai Vung

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của quýt hồng tại huyện lai vung, tỉnh đồng tháp (Trang 27)

3.1.1 Vị trí địa lý

Hình 3.1 Bản đồ huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

Nguồn: www.dongthap.gov.vn

Lai Vung là huyện nằm ở phía nam của tỉnh Đồng Tháp, trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam của tỉnh (vùng Sa Đéc). Với vị trí quan trọng nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, gần khu công nghiệp Sa Đéc, ngang khu công nghiệp Trà Nóc (Cần Thơ) và tiếp giáp với các trung tâm đô thị lớn của vùng nhƣ thành phố Cần Thơ, thành phố Long Xuyên (An Giang) rất thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Dân số vào năm 2010 là 160.241 ngƣời, mật độ dân số bình quân 673 ngƣời/km2

- Phía Bắc giáp với huyện Lấp Vò

- Phía Tây là con sông Hậu làm ranh giới với thành phố Cần Thơ - Phía Đông giáp huyện Châu Thành và thị xã Sa Đéc

- Phía Nam giáp huyện Bình Minh của tỉnhVĩnh Long

Về đơn vị hành chính, huyện Lai Vung gồm 1 thị trấn và 11 xã đó là: thị trấn Lai Vung và các xã nhƣ Long Hậu, Tân Phƣớc, Tân Thành, Vĩnh Thới, Tân Hòa, Định Hòa, Phong Hòa, Long Thắng, Hòa Long, Tân Dƣơng, Hòa Thành.

3.1.2 Điều kiện tự nhiên

Diện tích tự nhiên của huyện là 23.844,457 ha, trong đó diện tích gieo trồng lúa là 13.885 ha (vụ Đông Xuân), diện tích rau màu là 2.684,4 ha, diện tích cây ăn trái của huyện là 4.157 ha, diện tích nuôi trồng thủy sản 242 ha.

3.1.3 Đặc điểm thổ nhƣỡng

3.1.3.1 Nhóm đất phù sa

Tổng diện tích khoảng 11.541 ha chiếm 48% diện tích tự nhiên toàn huyện, hình thành từ trầm tích phù sa sông, phân bố chủ yếu dọc theo sông Hậu, hàng năm đƣợc bồi dắp thêm phù sa mới. Đất có thành phần cơ giới nặng, giàu hữu cơ và dinh dƣỡng, thích hợp cho việc trồng lúa 2-3 vụ là chính, ngoài ra những nơi có địa hình cao có thể trồng hoa màu và cây ăn trái

3.1.3.2 Nhóm đất phèn

Tổng diện tích khoảng 12.273 ha chiếm 52% diện tích tự nhiên toàn địa bàn. Phân bố chủ yếu tại khu vực lòng máng trũng, nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu.

3.1.4 Khí hậu

Huyện Lai Vung có khí hậu đặc trƣng của tỉnh Đồng Tháp, chịu ảnh hƣởng của gió mùa nhiệt đới gần xích đạo. Mùa mƣa thƣờng bắt đầu từ tháng

5 đến tháng 11, lƣợng mƣa chiếm 90-92% lƣợng mƣa cả năm, trong đó tập trung vào tháng 9 và tháng 10 (30-40% lƣợng mƣa cả năm), còn lại mùa khô với lƣợng mƣa chiếm 8-10% lƣợng mƣa cả năm. Lƣợng mƣa trung bình nhiều năm 1.518,6mm/năm, độ ẩm bình quân cả năm là 82,5%, thấp nhất là 41%, trong đó mùa khô từ 78-82%, mùa mƣa từ 81-87%.

3.1.5 Tài nguyên sinh vật

Thảm thực vật có trên 130 loài trong đó 14 loài thân gỗ, 02 loài thân bụi, 05 loài dây leo và 109 loài thân thảo. Cây trồng phong phú và đa dạng chủ yếu lá các loại giống lúa ngắn ngày năng suất cao, các loại cây hoa màu & cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn trái.

Tài nguyên thủy sản: huyện có hai nhánh sông Tiền và sông Hậu chảy qua, cùng với diện tích mặt nƣớc sông, kênh trên 2.000 ha thuận lợi cho khai thác và phát triển nuôi trồng các loại thủy sản.

Hệ sinh vật nƣớc gồm 174 loài thực vật nổi, 123 loài động vật đáy, 20 loài động vật nổi.

3.1.6 Tài nguyên khoáng sản

Lai Vung là huyện nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu là đất sét với một lƣợng ít sử dụng làm gạch ngói phục vụ xây dựng, có mỏ cát với trữ lƣợng 3 triệu khối /năm.

Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Lai Vung

3.2 TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI 3.2.1 Về kinh tế 3.2.1 Về kinh tế

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế năm 2012 đạt khoảng 1.630 tỷ, tăng trƣởng GDP 12,14% so với năm 2011. Trong đó, khu vực Nông nghiệp đạt trên 648 tỷ đồng, Công nghiệp – Xây dựng đạt trên 490 tỷ đồng, Thƣơng mại – Dịch vụ đạt trên 490 tỷ đồng.

Về công nghiệp, thƣơng mại- dịch vụ: Thực hiện các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, tuy nhiên một số

doanh nghiệp sản xuất thức ăn và chế biến thủy sản xuất khẩu còn gặp nhiều khó khăn. Khu công nghiệp sông Hậu tiếp tục thi công cơ sở hạ tầng, kêu gọi đầu tƣ trên các tuyến nông nghiệp. Năm 2012, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp – xây dựng tăng 14,7% so với năm 2011. Hoạt động thƣơng mại – dịch vụ tiếp tục đƣợc đầu tƣ phát triển, thực hiện xây dựng mở rộng các chợ phát triển tốt, công tác kiểm tra, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống cháy, nổ đƣợc thực hiện tốt. Tính đến năm 2012 đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới cho 599 hộ (giảm 255 hộ so với năm 2011) nâng tổng số hộ đăng ký kinh doanh toàn huyện đến nay là 3.563 hộ. Giá trị tăng thêm khu vực thƣơng mại – dịch vụ tăng 18% so với năm 2011.

Về tài chính, tín dụng đƣợc quan tâm, chú trọng nhiều hơn, đảm bảo các khoản chi phí phát triển, đi đôi với thực hành tiết kiệm. Việc thu ngân sách năm 2012 đạt khá, khoảng trên 64 tỷ đồng cao hơn năm 2011. Trong năm 2012 triển khai tổng số vốn xây dựng cơ bản 117.453 triệu đồng với 199 công trình, trong đó hoàn thành 168 công trình.

3.2.2 Về xã hội

Về giáo dục, đào tạo: Phong trào xây dựng “Trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực” đƣợc vận động triển khai tốt, đột ngũ cán bộ quản lý đƣợc tăng cƣờng đào tạo, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học đƣợc quan tâm đầu tƣ, chất lƣợng giáo dục có chuyển biến tích cực. Năm học 2011- 2012, huy động trẻ em 5 tuổi vào mẫu giáo đạt 100%, tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp một đạt 99,30%, tỷ lệ tuyển sinh vào lớp sáu đạt 99,23%, tuyển sinh lớp mƣời đạt 88%, riêng tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 92,66%. Năm học 2012-2013, tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp một đạt 100%, tuyển sinh vào lớp sáu đạt 99,2%, tuyển sinh lớp mƣời đạt 81%, có 07 lớp bổ túc trung học phổ thông với 141 học sinh, tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 99,8%.

Về công tác khám, chữa bệnh và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình: Duy trì tốt việc khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho ngƣời dân cũng nhƣ tăng cƣờng phòng, chống các loại dịch bệnh, thực hiện tiêm phòng, miễn dịch đầy đủ cho trẻ em. Bên cạnh đó, duy trì 12 trạm y tế xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia

về y tế, cơ sở vật chất. Công tác kế hoạch hóa gia đình đƣợc tập trung thực hiện thông qua việc tổ chức truyền thông, chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cộng tác viên cơ sở. Duy trì tỷ lệ phát triển dân số của huyện năm 2012 ổn định ở mức 0,91%.

Về hoạt động văn hóa và công tác đảm bảo an sinh xã hội: Tiếp tục phát triển các hoạt động thể dục –thể thao, văn hóa, văn nghệ nhƣ: giải đua xuồng, Câu lạc bộ Đờn ca tài tử, tiếng hát hay hàng tuần...Năm 2012, đã có 123 Câu lạc bộ thể dục – thể thao, mở 48 lớp phổ cập bơi lội phòng tránh tai nạn mùa lũ. Đẩy mạnh thực hiện các chính sách an sinh xã hội, trong đó đã giới thiệu và giải quyết việc làm cho 4.445 lao động, xuất khẩu lao động 13 lao động, và mở 23 lớp dạy nghề nông thôn.

3.2.3 Sản xuất nông nghiệp

3.2.3.1 Lĩnh vực trồng trọt

- Cây lúa: Diện tích gieo trồng lúa năm 2012 là 35.215 ha (vụ Đông Xuân 13.885 ha, Hè Thu 12.102 ha và Thu Đông 9.228 ha) tăng 482 ha so với năm 2011, sản lƣợng bình quân đạt 221.326 tấn.

- Hoa màu – cây công nghiệp ngắn ngày: diện tích gieo trồng là 2.684,4 ha giảm 292 ha so với năm 2011, với các loại cây trồng chính nhƣ: nấm rơm, mè, bắp, khoai lang, huệ, rau đậu các loại. Sản lƣợng cả năm đạt khoảng 29.547 tấn.

- Cây ăn trái: Theo kết quả thống kê, hiện nay diện tích cây ăn trái toàn huyện là 4.157 ha, trong đó quýt hồng khoảng 1.102,8 ha, quýt đƣờng 757,9 ha. Tổng sản lƣợng cây ăn trái cả năm đạt khoảng 83.814 tấn (quýt hồng 46.500 tấn, quýt đƣờng 5.000 tấn).

3.2.3.2 Lĩnh vực chăn nuôi

Về tổng đàn:

- Đàn heo: 28.910/ 32.000 con đạt 90,3 % kế hoạch. - Đàn bò: 2.843/ 2.470 con đạt 115,1% kế hoạch.

- Đàn gia cầm: 381.252/ 401.320 đạt 74,9% kế hoạch

Do chi phí đầu vào trong chăn nuôi cao, giá bán còn thấp khiến ngƣời chăn nuôi chƣa mạnh dạn đầu tƣ phát triển. Tổng sản lƣợng cả năm đạt đƣợc là 4.461 tấn.

3.2.3.3 Lĩnh vực thủy sản

Tổng diện tích nuôi thuỷ sản cả năm 2012 đạt 242 ha (tăng 37 ha so với kế hoạch), sản lƣợng cả năm là 26.052 tấn (vƣợt 2.317 tấn so với kế hoạch).

Tình hình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản của huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp đƣợc thể hiện qua bảng 3.1 sau:

Bảng 3.1: Tình hình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản của huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp năm 2012

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2012 Kế hoạch 2013 So sánh (%) năm 2012 Kế hoạch Thực hiện TH/ KH KH/ TH 1- Trồng trọt - Diện tích lúa cả năm ha 34.795,0 35.215,0 33.539,0 101,2 95,2 Năng suất tạ/ha 62,3 62,8 64,1 100,8 102,0 Sản lƣợng tấn 216.870 221.326 215.110 102,1 97,2 - Diện tích màu lƣơng thực ha 297,0 236,6 220,8 79,7 93,3 - Diện tích rau màu ha 993,0 912,2 1.047,1 91,9 114,8 - Diện tích mè ha 2.000 1.438 1.493 71,9 103,8 - Diện tích huệ ha 81,0 97,6 103,6 120,5 106,1 - Diện tích cây ăn trái ha 4.157 4.157 4.258 100,0 102,4 2- Chăn nuôi - Đàn bò con 2.470 2.843 3.045 115 107,0 - Đàn heo con 32.000 28.910 25.600 90 89,0 - Đàn gia cầm triệu con 1,0 0,381 0,339 75,0 89,0 B- Lâm nghiệp - Trồng cây phân tán cây 210.421,0 200.401,0 100.000,0 95,2 49,9 C- Thuỷ sản - Diện tích ha 205,00 241,55 290,0 117,8 120,1 - Sản lƣợng tấn 23.735,0 26.052,0 26.188,0 109,8 100,5

Ghi chú: TH: Thực hiện, KH: Kế hoạch Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Lai Vung

Qua bảng số liệu của bảng 3.1 cho thấy tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện trong năm 2012 đa số đều vƣợt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra ngoại trừ ngành trồng trọt có màu lƣơng thực, rau màu và mè; ngành chăn nuôi có đàn heo, đàn gia cầm; còn có ngành lâm nghiệp. Đối với cây lúa trong năm 2012 thắng lợi về năng suất và sản lƣợng là do ngành nông nghiệp đã áp dụng ngay từ đầu các giải pháp xây dựng lịch xuống giống cho từng vụ để né rầy, vận động nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Rau màu gặp phải khó khăn về dịch bệnh và thời tiết thay đổi phức tạp, chi phí đầu tƣ cao nhƣng đầu ra thiếu ổn định cũng nhƣ biến động về giá cá nông sản. Với công tác phòng chống dịch bệnh tích cực nên ngành chăn nuôi của huyện phát triển ổn định và không có dịch bệnh lớn xảy ra. Tuy nhiên chi phí đầu vào trong chăn nuôi cao, giá bán lại thấp khiến ngƣời chăn nuôi chƣa mạnh dạn đầu tƣ phát triển cho nên đàn heo và đàn gia cầm chƣa đạt chỉ tiêu đề ra. Nuôi trồng thủy sản tuy gặp khó khăn về chi phí đầu tƣ tăng cao, giá cả đầu ra lại thấp khiến ngƣời nuôi chƣa mạnh dạn thả giống nhƣng công tác quản lý chất lƣợng thủy sản và công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuât trên lĩnh vực thủy sản đã góp phần làm tăng chỉ tiêu so với kế hoạch. So sánh với kế hoạch năm 2013 thì ƣớc thực hiện năm 2012 của đa số các ngành đều vƣợt chỉ tiêu đề ra. Do tồn tại những khó khăn nhƣ dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi diễn biến phức tạp, hơn nữa tập quán sản xuất nhỏ vẫn còn cộng với giá cả biến động bất thƣờng là những nguyên nhân chủ yếu. Ngoài ra, vùng sản xuất tập trung chƣa đƣợc ổn định kèm theo nông dân nghèo vẫn còn thiếu vốn để đầu tƣ sản xuất cho nên không đạt đƣợc chỉ tiêu đã đề ra.

3.3 GIỚI THIỆU SƠ LƢỢC VỀ CÂY QUÝT HỒNG

Quýt hồng là loại cây ăn trái thích nghi với điều kiện khí hậu thổ nhƣỡng đặc biệt, cũng giống nhƣ những cây có múi khác, quýt hồng có chứa nhiều chất cần thiết cho cơ thể nhƣ vitamin C, hƣơng vị thơm ngon.

3.3.1 Đặc điểm thực vật

3.3.1.1 Rễ

Quýt hồng thuộc loại rễ trụ có rễ nhánh rất phát triển, có nấm (Micorhiza) sống cộng sinh ở lớp biểu bì hút nƣớc cung cấp cho cây đồng thời cung cấp muối khoáng và lƣợng nhỏ chất hữu cơ. Mỗi năm, rễ có 3 lần sinh trƣởng phát triển và có 3 cao điểm: lần thứ nhất rễ phát triển sau đợt cây ra hoa, ra đọt với số lƣợng ra rễ rất nhiều; lần thứ hai là giữa đợt đọt hè và thu nên số lƣợng rễ ít; lần thứ ba là sau khi trái và hạt đã phát dục xong, số lƣợng rễ lúc này tăng nhiều hơn lần thứ hai.

3.3.1.2 Thân

Thân gỗ, dạng bán bụi, cành phân tán mạnh. Thân và cành có gai, rụng khi đạt độ tuổi già nhất định. Cành đƣợc phân thành các loại nhƣ cành mang trái, cành mẹ, cành dinh dƣỡng, cành vƣợt.

3.3.1.3 Lá

Dạng lá đơn, mọc xen, lá có cuốn lá, gân lá hình lông chim, lá bóng dày và có chứa tinh dầu.

3.3.1.4 Hoa

Hoa quýt hồng thuộc dạng hoa chùm, có sáu cánh hoa xếp thành hai vòng, nhị hợp. Hoa có mùi thơm và hấp dẫn côn trùng.

3.3.1.5 Trái

Trái có hình cầu dẹp ở hai đầu, đỉnh và đáy của trái lõm, có từ 6-10 múi, mỗi múi có 0-4 hạt. Vỏ quả có màu hồng đặc trƣng rất đẹp, mặt ngoài vỏ có lớp sừng chứa nhiều túi tinh dầu. Trái dùng để ăn tƣơi, vắt lấy nƣớc là thức uống bổ ích. Trong 100g thịt quả của quýt hồng có chứa 6-12g đƣờng dễ hòa

tan, 40-90g Vitamin C, ngoài ra còn chứa các chất khoáng nhƣ sắt, muối vô cơ…

3.3.2 Yếu tố ngoại cảnh

3.3.2.1 Nhiệt độ

Quýt hồng có biên độ nhiệt khá rộng từ 15-320C, ẩm độ cao >70%. Nhiệt độ không khí ảnh hƣởng đến toàn bộ quá trình sinh trƣởng và phát triển của cây.

3.3.2.2 Ánh sáng

Thích hợp với ánh sáng tán xạ, có cƣờng độ 10.000-15.000 lux, tƣơng đƣơng với ánh sáng lúc 8h và 16-17h vào những ngày quan mây mùa hè.

3.3.2.3 Nước

Quýt hồng có khả năng chịu ẩm và chịu hạn tốt, cần nhiều nƣớc nhất là thời kỳ ra hoa kết trái nhƣng cũng rất sợ bị ngập úng.

3.3.2.4 Gió

Quýt hồng vùng Lai Vung chịu ảnh hƣởng trực tiếp của gió mùa Tây nam và Đông bắc. Gió Tây nam gây thiệt hại đến năng suất còn gió Đông bắc cộng với nhiệt đột giảm là điều kiện thích hợp cho cây quýt hồng phát triển. Vì thế trái chín vào tháng 11-12 âm lịch thƣờng có màu sắc đẹp hơn so với trái chín nghịch mùa.

3.3.2.5 Đất đai

Quýt hồng là loại cây kén đất và chỉ có vùng Lai Vung là thích hợp, bởi vì tại đây đất thông thoáng, thoát nƣớc tốt, hàm lƣợng hữu cơ cao lớn hơn 3%. Quan trọng là đất không bị rã rời khi trời mƣa gây hồ mặt. Đất thích hợp cho quýt hồng phải có tầng canh tác cao hơn 80 cm, pH đất từ 5,5-6,5 là thích hợp.

3.3.3 Yếu tố dinh dƣỡng

Nhu cầu dinh dƣỡng của quýt hồng gồm thành phần đa lƣợng và thành phần vi lƣợng. Thành phần đa lƣợng gồm có: Đạm (Nitrogen) là yếu tố quyết định đến năng xuất và phẩm chất của trái, thúc đẩy quá trình phát triển cành,

lá và đọt mới cho cây; Lân (Phosphorus) cần cho quá trình phân hóa mầm hoa; Kali (Potassium) là phần rất cần thiết cho phẩm chất trái.

Nguồn: Bách khoa toàn thư mở

3.4 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT QUÝT HỒNG CỦA HUYỆN LAI VUNG, TỈNH ĐỒNG THÁP TỈNH ĐỒNG THÁP

3.4.1 Diện tích vƣờn cây ăn trái của huyện Lai Vung năm 2012 – 6 tháng đầu năm 2013

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của quýt hồng tại huyện lai vung, tỉnh đồng tháp (Trang 27)