4.1.1 Cơ cấu mẫu thu thập số liệu nông hộ
Theo kết quả điều tra 60 hộ trồng quýt hồng, xã Long Hậu có số lƣợng nông hộ trồng quýt hồng nhiều nhất với 46 hộ chiếm 76,7%, trong đó bao gồm 4 ấp là ấp Long Thành chiếm 16,7%, ấp Long Khánh A chiếm 23,3%, ấp Long Khánh B chiếm 15% và ấp Long Hƣng 1 chiếm 23,3%. Còn lại là xã Tân Phƣớc có ấp Tân Thạnh chiếm 23,3% (số hộ là 14).
Biểu đồ hình 4.1 bên dƣới thể hiện rõ hơn về cơ cấu mẫu thu thập số liệu tại địa bàn nghiên cứu huyện Lai Vung.
Hình 4.1 Cơ cấu mẫu thu thập tại địa bàn huyện Lai Vung
4.1.2 Thông tin cơ bản về nông hộ trồng quýt hồng
Bảng 4.1: Thông tin cơ bản về nông hộ trồng quýt hồng
Khoản mục Đơn vị tính Trung bình
Độ tuổi của chủ hộ Tuổi 48,27
Thành viên gia đình Ngƣời 5,67
Lao động tham gia làm vƣờn Ngƣời 2,53
Nam Ngƣời 1,98
Nữ Ngƣời 0.53
Diện tích đất nông nghiệp m2 7366,67
Diện tích trồng quýt hồng m2 6.651,67
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 2013
Bảng 4.1 thể hiện những thông tin cơ bản về nông hộ trồng quýt hồng tại địa bàn nghiên cứu, trong đó độ tuổi trung bình của chủ hộ sản xuất quýt hồng là 48,27 tuổi. Số thành viên gia đình trung bình là 5,67 ngƣời, trong đó có 2,53 ngƣời tham gia vào việc trồng quýt hồng. Về diện tích đất nông nghiệp của nông hộ thì với diện tích đất nông nghiệp trung bình là 7366,67 m2
có diện tích đất trồng quýt hồng là 6651,67 m2. Có thể hiểu đƣợc là bởi vì cây quýt hồng đã mang về lợi nhuận cao, vì vậy nhiều nông hộ vẫn lựa chọn tiếp tục sản xuất cây ăn trái này, vì vậy diện tích dành cho sản xuất quýt hồng chiếm nhiều nhất trong tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của nông hộ.
4.1.3 Trình độ học vấn Bảng 4.2: Trình độ học vấn của chủ hộ sản xuất Bảng 4.2: Trình độ học vấn của chủ hộ sản xuất Trình độ học vấn Số hộ Tỷ trọng (%) Mù chữ 2 3,3 Cấp 1 7 11,7 Cấp 2 30 50,0 Cấp 3 19 31,7 Trên cấp 3 2 3,3 Tổng 60 100,0
Theo kết quả điều tra 60 nông hộ trồng quýt hồng cho thấy phần lớn nông hộ có trình độ học vấn ở bậc trung học cơ sở chiếm 50%, trình độ ở bậc trung học phổ thông cũng có tỷ trọng khá cao là 31,7%, trình độ trên cấp 3 chiếm 3,3% và còn lại là mù chữ chiếm 3,3%. Đối với việc sản xuất quýt hồng cần phải học hỏi, tiếp thu những thông tin kỹ thuật cho nên trong quá trình sản xuất thì trình độ học vấn ảnh hƣởng không nhỏ đến kỹ thuật trồng và chăm sóc của các nông hộ. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền và hƣớng dẫn kỹ thuật mới (Vietgap) trong sản xuất quýt hồng cho ngƣời dân sẽ không gặp nhiều trở ngại. Vì vậy, với trình độ học vấn chiếm đa số từ cấp 2 trở lên tại địa bàn nghiên cứu nhƣ thế này thì việc nông dân tiếp thu những kỹ thuật sản xuất quýt hồng sẽ có hiệu quả hơn.
4.1.4 Lý do trồng quýt hồng
Bảng 4.3: Lý do lựa chọn trồng cây quýt hồng
Lý do Số hộ Tỷ trọng (%)
Dễ trồng 0 0,0
Có lợi nhuận cao 24 40,0
Điều kiện đất đai phù hợp 20 33,3
Theo phong trào 8 13,3
Truyền thống từ xƣa 8 13,3
Tổng 60 100,0
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 2013
Trong số 60 hộ đƣợc điều tra tại địa bàn nghiên cứu, các chủ hộ lựa chọn lý do mang lại lợi nhuận cao khi trồng cây quýt hồng chiếm tỷ trọng cao nhất là 40%, tiếp theo là do điều kiện đất đai phù hợp chiếm 33,3%, theo phong trào với tỷ trọng là 13,3% và còn lại là lý do truyền thống từ xƣa chiếm 13,3%. Ngƣời nông dân luôn muốn sử dụng đất canh tác một cách hợp lý và một điều quan trọng kèm theo đó là phải mang lại lợi ích nhiều nhất. Chính vì vậy, lý do lợi nhuận cao sẽ là mục tiêu hƣớng đến đầu tiên của ngƣời nông dân sản xuất cây ăn trái này. Tuy nhiên, cây quýt hồng là một loại cây không dễ
trồng, nó yêu cầu cao về kỹ thuật trồng cũng nhƣ công tác chăm sóc và kèm theo một điều kiện rất quan trọng mới có thể đƣa ra quyết định trồng cây quýt hồng này là đất đai phải phù hợp. Vùng đất ở huyện Lai Vung đã là một vùng rất thích hợp cho loại cây ăn trái khó tính này, trên thực tế đã chứng minh cây quýt hồng đã đƣợc trồng từ lâu và rất nổi tiếng ở nơi đây cho nên với điều kiện đất đai phù hợp sẽ là lý do thứ hai mà ngƣời nông dân đƣa ra lựa chọn. Có nền tảng từ hai lý do trên khiến cho một số hộ chọn sản xuất quýt hồng theo hƣớng phong trào, bởi vì nhiều nông dân cho rằng lợi ích mà cây quýt hồng mang lại nhiều hơn so với những loại cây nông nghiệp khác nên một số nông hộ đã đi theo xu hƣớng này. Với lý do xuất phát từ truyền thống từ xƣa thì đó là một hình thức cha truyền con nối, các nhà vƣờn lâu năm sẽ truyền lại các kinh nghiệm đƣợc tích lũy qua nhiều năm của bản thân cho con cái của họ và gia đình họ vẫn tiếp tục sản xuất quýt hồng.
4.1.5 Nơi mua cây giống
Bảng 4.4: Nơi mua cây giống quýt hồng của nông hộ
Nơi mua giống Số hộ Tỷ trọng (%)
Mua của nhà vƣờn khác 41 68,30
Mua của ngƣời quen 12 20,00
Tự sản xuất giống 7 11,70
Tổng 60 100,00
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 2013
Việc lựa chọn mua cây giống quýt hồng ở nơi nào rất quan trọng đối với các nhà vƣờn, bởi vì họ cần những cây giống sạch bệnh, đƣợc nhân giống từ những cây cho trái sai và có chất lƣợng. Theo khảo sát 60 nhà vƣờn trên địa bàn nghiên cứu, đa số các nhà vƣờn đều lựa chọn mua cây giống ở các nhà vƣờn khác chiếm tỷ trọng cao với 68,3%, cây giống đƣợc nông hộ mua từ những ngƣời quen chiếm 20%, còn lại là 11,7% là các nhà vƣờn tự sản xuất cây giống. Đƣợc biết, đa số các nông hộ lựa chọn mua cây giống từ các nhà vƣờn khác là bởi vì họ có đƣợc những thông tin chắc chắn rằng nơi đó sản xuất ra những cây giống đáp ứng đƣợc những yêu cầu mà họ cần. Một số nông
hộ có nhu cầu mua cây giống từ những ngƣời quen là do họ có những mối quan hệ quen biết với nhau nên sẽ lựa chọn mua cây giống quýt hồng từ ngƣời quen. Bây giờ, các nhà vƣờn tự sản xuất cây giống cũng khá nhiều, tuy nhiên chỉ xuất hiện ở các vƣờn quýt hồng tồn tại lâu năm và từ những ông chủ vƣờn quýt hồng giàu kinh nghiệm mới cho ra đời những cây giống thực sự đảm bảo về chất lƣợng. Giống cây quýt hồng mà nông hộ tìm mua chủ yếu là ở địa phƣơng, những cây giống ở nơi khác lại không thích hợp với đặc điểm đất đai của huyện, dẫn đến cây chết sớm và thu nhập của ngƣời dân bị thấp.
4.1.6 Mật độ trồng và tỷ lệ hao hụt cây giống quýt hồng
Bảng 4.5: Mật độ trồng và tỷ lệ hao hụt cây giống trên 1000m2
Đơn vị tính: Cây/1000m2
Khoản mục Cao nhất Thấp nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
Mật độ trồng 92,3 69,2 83,2 7,8
Tỷ lệ hao hụt 30,8 7,7 20,8 4,7
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 2013
Nông hộ trồng quýt hồng trung bình 83,2 cây, số cây cao nhất là 92,31 cây và thấp nhất là 69,2 cây trên 1000m2. Tỷ lệ hao hụt cây giống nhiều nhất là vào giai đoạn từ năm thứ hai đến năm thứ ba khi trồng quýt hồng. Lúc này tỷ lệ hao hụt cây giống trên 1000m2 trung bình là 20,8%, tỷ lệ hao hụt cao nhất là 30,8% và thấp nhất là 7,7%. Nguyên nhân chủ yếu bị hao hụt cây giống khi sản xuất quýt hồng là do cây bị sâu, bệnh tấn công và một nguyên nhân khác là do bị ảnh hƣởng bởi những điều kiện thời tiết, khí hậu không thuận lợi, đây cũng là nguyên nhân làm cho nhiều nông hộ sản xuất quýt hồng lo lắng, bởi vì sự biến đổi về thời tiết không nằm trong tầm kiểm soát của họ, giống nhƣ khi kiểm soát hay phòng trừ các dịch bệnh tấn công trên cây quýt hồng.
4.1.7 Nguồn vốn sản xuất
Bảng 4.6: Nguồn vốn sản xuất của nông hộ
Vay vốn để sản xuất Tần số Tỷ trọng (%)
Có vay vốn 36 60,00
Không có vay vốn 24 40,00
Tổng 60 100,00
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 2013
Hầu hết các nông hộ đều có một nguồn vốn tự có để sản xuất quýt hồng, tuy nhiên, cũng có những nông hộ vay vốn thêm nhằm bổ sung nguồn vốn sản xuất cho gia đình. Trong 60 nông hộ tại địa bàn nghiên cứu thì có 36 hộ có vay vốn, chiếm 60% còn lại là 40% hộ không có vay vốn. Các nông hộ thƣờng sử dụng vốn vay để đầu tƣ mua phân thuốc nhằm tăng cao hiệu quả sản xuất cho cây quýt hồng và nơi để nông hộ vay vốn chủ yếu là từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở huyện Lai Vung.
4.1.8 Kinh nghiệm sản xuất
Bảng 4.7: Kinh nghiệm sản xuất quýt hồng của nông hộ
Kinh nghiệm sản xuất Số hộ Tỷ trọng (%)
Từ 5 – 10 năm 32 53,30
Từ 11 – 15 năm 16 26,70
Từ 16 – 20 năm 8 13,30
Trên 20 năm 4 6,70
Tổng 60 100,00
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 2013
Kinh nghiệm sản xuất quýt hồng qua 60 mẫu đƣợc điều tra cho thấy số năm kinh nghiệm của nông hộ sản xuất quýt hồng từ 5 năm – 10 năm là chiếm cao nhất, chiếm 53,3%, số năm kinh nghiệm trồng quýt hồng trên 20 năm chiếm ít nhất với 6,7%, đứng thứ hai là số năm kinh nghiệm thuộc nhóm từ 11 năm – 15 năm với 27,7%, còn lại là từ 16 – 20 năm chiếm 13,3%. Số năm kinh nghiệm sản xuất có ảnh hƣởng rất lớn đến việc trồng và chăm sóc cây
quýt hồng, những nông hộ có kinh nghiệm sản xuất lâu năm sẽ hiểu rõ hơn về kỹ thuật trồng và với nhiều năm sản xuất sẽ tích lũy đƣợc những phƣơng pháp kỹ thuật mang lại tính hiệu quả cao khi sản xuất quýt hồng.
4.1.9 Phƣơng pháp sản xuất
Bảng 4.8: Phƣơng pháp sản xuất của nông hộ trồng quýt hồng
Khoản mục Số hộ Tỷ trọng (%)
Tích lũy qua các năm sản xuất 36 61,00
Trao đổi với nhà vƣờn khác 51 86,40
Học từ sách báo, truyền thông 13 22,00
Cán bộ hƣớng dẫn kỹ thuật 16 27,10
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 2013
Với phƣơng pháp sản xuất của nông hộ từ kết quả khảo sát 60 hộ thì có 61% nông hộ chọn phƣơng pháp tích lũy kinh nghiệm qua nhiều năm sản xuất. Kết hợp với phƣơng pháp sản xuất đầu tiên, nông hộ thƣờng trao đổi thêm kinh nghiệm sản xuất với nhà vƣờn khác, tỷ trọng là 86,40 %. Phƣơng pháp học hỏi thêm từ sách báo vẫn có nông hộ lựa chọn nhƣng chỉ với tỷ trọng ít (22%), với phƣơng pháp học từ cán bộ hƣớng dẫn kỹ thuật chiếm tỷ trọng là 27,10%. Theo thông tin từ phía nông hộ cho biết đã có tham dự lớp dạy kỹ thuật trồng quýt hồng Vietgap, IPM, tuy nhiên đa số nông hộ cho rằng kỹ thuật sản xuất quýt hồng mà họ đã áp dụng trong những năm qua có hiệu quả cho nên nhiều hộ vẫn lựa chọn sản xuất nhƣ trƣớc.
4.1.10 Thuận lợi và khó khăn của nông hộ sản xuất quýt hồng
Bảng 4.9: Thuận lợi và khó khăn của nông hộ trong sản xuất quýt hồng
Khoản mục Số hộ Tỷ trọng (%)
Thuận lợi
Đất đai phù hợp 60 100,00
Có nhiều năm kinh nghiệm 31 51,70
Đƣợc trao đổi kinh nghiệm 51 85,00
Đƣợc dự các lớp hội thảo phân, thuốc 57 95,00
Khó khăn
Giá đầu vào cao 60 100,00
Thiếu nguồn lao động 20 33,30
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 2013
Trái quýt hồng của huyện Lai Vung là loại trái cây mang lại lợi nhuận cao hơn so với trồng những loại cây nông nghiệp khác, bởi vì có những điều kiện thuận lợi để nông hộ tham gia sản xuất quýt hồng. Tuy có nhiều thuận lợi nhƣng hiện nay các nông hộ cũng gặp phải khó khăn khi sản xuất quýt hồng. Dựa vào bảng 4.9 có thể phân tích rõ hơn về mặt thuận lợi và khó khăn của nông hộ sản xuất quýt hồng tại huyện Lai Vung. Thuận lợi của nông hộ cũng chính là điều kiện quan trọng giúp cho việc sản xuất quýt hồng đạt đƣợc hiệu quả cao. Kết quả cho thấy tất cả nông hộ đều cho rằng đất đai phù hợp là mặt thuận lợi nhất chiếm 100%, ngoài ra nông hộ còn lựa chọn những yếu tố thuận lợi khác nhƣ có nhiều năm kinh nghiệm sản xuất chiếm 51,7%, thuận lợi khi đƣợc trao đổi kinh nghiệm với các nhà vƣờn khác chiếm 85%, đƣợc dự các lớp hội thảo phân, thuốc chiếm 95%. Một số lớp hội thảo giới thiệu về phân thuốc phổ biến mà nông hộ tham dự nhƣ là của công ty phân thuốc Syngenta, Thanh Sơn Hóa Nông, … Khi tham dự các cuộc hội thảo thì nông dân đƣợc cung cấp những thông tin cũng nhƣ những sản phẩm mới về phân, thuốc và có điều kiện để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với những nông dân khác.
Bên cạnh những mặt thuận lợi cũng có những khó khăn mà nông hộ gặp phải nhƣ giá đầu vào cao, tỷ trọng 100% và 33,3% tỷ trọng nông hộ cho
rằng thiếu nguồn lao động là một khó khăn trong hiện nay. Nông hộ đều cho rằng giá cả đầu vào ngày càng tăng cao đã gây ra không ít khó khăn trong sản xuất quýt hồng, vấn đề thiếu nguồn lao động thì các nông hộ cho biết việc thuê mƣớn lao động vào lúc thu hoạch trái có không ít khó khăn bởi thƣờng không đủ lao động để thuê mƣớn hái trái. Bên cạnh đó, công việc xịt thuốc vƣờn thƣờng đƣợc các nông hộ thuê lao động để làm, đây là công việc phải tiếp xúc nhiều với thuốc bảo vệ thực vật làm ảnh hƣởng không tốt đến sức khỏe cho nên nông hộ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thuê lao động hoặc phải trả giá thuê lao động cao (giá thuê lao động để xịt thuốc vƣờn có giá thuê dao động từ 200.000 đến 250.000 đồng/ngày).
4.1.11 Áp dụng kỹ thuật mới
Năm 2012, Phòng Nông nghiệp huyện Lai Vung đã công bố chứng nhận độc quyền nhãn hiệu Quýt Hồng Lai Vung (Nguồn: http://baohothuonghieu.com) . Đƣợc thông qua nhiều giai đoạn kiểm tra, phân tích các chỉ tiêu cảm quan, chỉ tiêu hóa, lý của sản phẩm quýt hồng và đã đƣợc Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền Quýt Hồng Lai Vung trên phạm vi toàn quốc và đƣợc công nhận là đạt tiêu chuẩn Vietgap. Để có đƣợc thành công nhƣ vậy thì nông hộ đã bỏ ra rất nhiều công sức và thời gian để tìm hiểu, học tập mới có thể áp dụng thành công sản xuất quýt hồng theo hƣớng Vietgap (VietGAP: Vietnamese Good Agricultural Practices) và khi sản xuất theo kỹ thuật mới đòi hỏi nông hộ phải thực hành theo những quy tắc cũng nhƣ các yêu cầu nghiêm ngặt từ quy trình sản xuất này. Tuy nhiên, khi đƣợc cấp chứng nhận về nhãn hiệu độc quyền thì giá trị hàng hóa cũng nhƣ uy tín của trái quýt hồng Lai Vung sẽ đƣợc nâng cao hơn trên thị trƣờng và sẽ có nhiều cơ hội để xuất khẩu trong thời gian sắp tới.
Theo kết quả khảo sát từ 60 nông hộ trồng quýt hồng thì chỉ có 2 hộ sản xuất quýt hồng theo hƣớng Vietgap và đã áp dụng thành công, tuy con số này rất nhỏ nhƣng do hạn chế về thời gian cũng nhƣ số mẫu thu thập cho nên chƣa thể biết đƣợc con số chính xác số nông hộ áp dụng Vietgap trên địa bàn toàn
huyện Lai Vung. Nhƣ vậy, khi đƣợc công nhận về nhãn hiệu hàng hóa thì hình ảnh và giá trị của quýt hồng ngày càng đƣợc nâng cao, cũng chính vì nhƣ vậy