Hiện trạng sản xuất quýt hồng hiện nay trên địa bàn nghiên cứu huyện

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của quýt hồng tại huyện lai vung, tỉnh đồng tháp (Trang 78)

cứu huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

Bảng 4.22: Tóm tắt hiện trạng sản xuất quýt hồng trên địa bàn huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

Hiện trạng Giải pháp

Biến đổi khí hậu làm cây quýt hồng dễ bị sâu, bệnh tấn công.

Quản lý, chăm sóc vƣờn thƣờng xuyên để kịp thời phát hiện bệnh trên cây nhằm có biện pháp phòng trị kịp thời.

Vào mùa lũ mỗi năm cũng là một khó khăn cho nông hộ trồng quýt hồng.

Chủ động hơn trong việc bơm, tháo nƣớc kịp thời vào mùa lũ, tránh việc cây bị ngập nƣớc gây thối rễ, chết cây.

Giá vật tƣ tăng cao và kèm theo đó là sự xuất hiện của thuốc giả trên thị trƣờng vật tƣ nông nghiệp.

Tăng cƣờng quản lý, kiểm tra các cơ sở phân, thuốc để đảm bảo cho ngƣời dân yên tâm khi sử dụng. Ngoài ra, nông dân nên lựa chọn mua phân, thuốc tại các cơ sở uy tín.

Trồng quýt hồng theo phong trào không chú ý đến chất lƣợng trong sản xuất, kỹ thuật sản xuất còn thấp làm cho năng xuất giảm.

Nên chủ động học hỏi, liên kết sản xuất để nâng cao năng suất cho cây quýt hồng, tăng chất lƣợng của trái.

Tuy việc trồng quýt hồng đã đem lại lợi nhuận cao cho nông hộ nhƣng bên cạnh đó họ cũng gặp không ít khó khăn trong sản xuất. Một số khó khăn mà nông hộ thƣờng gặp trong hiện nay nhƣ sự thay đổi của khí hậu làm ảnh hƣởng không tốt đến sự phát triển của cây quýt hồng. Cho nên, đối với cây quýt hồng đòi hỏi phải thƣờng xuyên phun trừ các loại thuốc bảo vệ thực vật để ngăn ngừa nhiều loại sâu, nhện tấn công nhƣng hiện nay một khó khăn kèm theo mà nông hộ gặp phải đó là sự xuất hiện của thuốc giả trên thị trƣờng khiến cho ngƣời dân lo lắng khi sử dụng. Ngoài ra, cũng đồng dạng liên quan

đến yếu tố tự nhiên là vào mùa lũ hàng năm, mức độ nƣớc dâng cao cũng sẽ ảnh hƣởng đến ngƣời trồng quýt hồng.

Giá cả đầu vào ngày càng tăng cao khiến nông hộ khó khăn trong việc lựa chọn sử dụng các loại phân bón và có khả năng sử dụng những loại phân có giá cả thấp hơn, chất lƣợng cũng sẽ không đảm bảo và điều đó sẽ làm ảnh hƣởng đến năng suất và chất lƣợng của quýt hồng.

Đề cập đến là việc áp dụng kỹ thuật mới trong sản xuất quýt hồng của nông hộ trong hiện nay thì đó đang là vấn đề cần đƣợc quan tâm nhiều hơn. Kỹ thuật sản xuất quýt hồng theo hƣớng Vietgap đã xuất hiện trên địa bàn huyện Lai Vung một thời gian và đã có một số hộ áp dụng thành công, đây chính là một lợi thế để trái quýt hồng đặc sản của huyện Lai Vung có cơ hội vƣơn xa hơn trên thị trƣờng trái cây trong và ngoài nƣớc. Tuy nhiên, một điểm yếu bây giờ là số hộ sản xuất quýt hồng theo hƣớng Vietgap trên địa bàn nghiên cứu vẫn còn ít, trong đó nhiều nông hộ vẫn còn lựa chọn sản xuất theo phƣơng pháp cũ, chƣa ý thức đƣợc việc đổi mới phƣơng pháp sản xuất sẽ là một bƣớc tiến quan trọng trong sản xuất quýt hồng . Điều này nói lên việc tiếp cận với phƣơng pháp kỹ thuật mới của nông hộ còn chƣa cao nên nhiều nông hộ vẫn chƣa lựa chọn đổi mới phƣơng pháp sản xuất của mình.

5.2.2 Một số kiến nghị đối với nông hộ sản xuất quýt hồng và chính quyền địa phƣơng tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

5.2.2.1 Đối với nông hộ

Đối với hiện trạng cây quýt hồng dễ bị sâu, bệnh tấn công do thay đổi về thời tiết thì nông hộ nên quản lý, chăm sóc vƣờn thƣờng xuyên để kịp thời phát hiện bệnh trên cây nhằm có biện pháp phòng trị kịp thời. Đến mùa lũ cần chủ động hơn trong việc bơm, tháo nƣớc kịp thời nhằm tránh việc cây bị ngập nƣớc gây thối rễ, chết cây.

Sự xuất hiện của phân, thuốc giả trên thị trƣờng vật tƣ nông nghiệp, đối với vấn đề này thì nông hộ nên cập nhật nhiều thông tin từ truyền thông, sách báo để nâng cao hiểu biết trong việc lựa chọn sử dụng phân, thuốc nhằm tránh

việc thiếu thông tin mà mua phải những loại thuốc giả trên thị trƣờng. Điều quan trọng là nông hộ nên mua phân, thuốc tại các cơ sở, đại lý có uy tín.

Tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật cũng nhƣ các lớp hội thảo về phân bón để có thể tiếp cận nhiều thông tin hơn nữa, nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất quýt hồng. Bên cạnh đó nên mạnh dạn áp dụng kỹ thuật sản xuất quýt hồng theo hƣớng Vietgap, bởi vì chỉ có đổi mới kỹ thuật sản xuất thì mới có thể đƣa đặc sản quýt hồng của huyện Lai Vung phát triển xa hơn, nâng cao chất lƣợng của trái quýt hồng, đảm bảo là trái cây sạch, an toàn cho ngƣời tiêu dùng.

Nông hộ cần trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với nhau trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả khi trồng quýt hồng và quan trọng là cần có sự liên kết với nhau để tránh khả năng bị thƣơng lái ép giá.

5.2.2.2 Đối với chính quyền địa phương

Tăng cƣờng công tác quản lý, kiểm tra các cơ sở bán phân, thuốc tại địa phƣơng nhằm ngăn chặn việc bán phân, thuốc giả trên thị trƣờng.

Thƣờng xuyên mở các lớp tập huấn kỹ thuật mới nhằm tạo điều kiện cho nhà vƣờn có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin hơn để có thể an tâm lựa chọn phƣơng pháp sản xuất mới một cách có hiệu quả. Giới thiệu những mô hình trồng quýt hồng theo kỹ thuật mới đã thành công để nông dân có thể học hỏi, trao đổi kinh nghiệm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Mai Văn Nam, 2006. Kinh Tế Lượng. Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin. 2. Đinh Phi Hổ, 2003. Kinh tế nông nghiệp – Lý thuyết và thực tiễn. Nhà

xuất bản thống kê.

3. Trần Quốc Khánh, 2005. Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp. Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.

4. Nguyễn Hữu Tâm, 2007. Bài giảng quản trị dự án phát triển, Đại học

Cần Thơ

5. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lai Vung, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2010 – 6 tháng đầu năm 2013.

6. Võ Thị Trúc Phƣợng, 2007. Phân tích tình hình sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng đến ngành hàng bưởi tại Thị xã Bến Tre. Luận văn Đại học.

Đại học Cần Thơ.

7. Trần Thị Kim Ngọc, 2010. Phân tích hiệu quả sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng đến quýt hồng ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Luận văn

Đại học. Đại học Cần Thơ.

Một số trang web:

http://dongthap.gov.vn

http://truyenthongkhoahoc.vn http://baohothuonghieu.com

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Tình hình thu nhập và các chỉ số đánh giá hiệu sản sản xuất quýt hồng của nông hộ năm 2012

Khoản mục Đơn vị tính Trung bình Độ lệch

chuẩn Diện tích m2 6.651,67 3.315,16 Năng suất Kg 21.808 14.170 Giá bán Đồng/kg 24.117 2.630 Thu nhập Triệu đồng 524,94 351,664 Tổng chi phí có LĐGĐ Triệu đồng 220,83 123,534

Tổng chi phí chƣa có LĐGĐ Triệu đồng 197,47 123,534

Lợi nhuận có LĐGĐ Triệu đồng 304,11 239,009

Lợi nhuận chƣa có LĐGĐ Triệu đồng 327,47 244,166

Số ngày công lao động Ngày 282

Thu nhập/ chi phí Lần 2,38

Lợi nhuận/ chi phí Lần 1,38

Thu nhập/Số ngày công lao động

Triệu đồng/ngày công

1,863

Ghi chú: LĐGĐ: Lao động gia đình Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 2013

Phụ lục 2: Năng suất và doanh thu trung bình của quýt hồng theo độ tuổi của cây quýt hồng

Năm Năng suất trung bình

(kg/1000m2)

Doanh thu trung bình

(đồng/1000m2 ) Năm 0 0 0 Năm 1 0 0 Năm 2 0 0 Năm 3 769 6.153.846 Năm 4 2.750 22.000.000 Năm 5 4.231 33.846.154 Năm 6 4.231 63.461.539 Năm 7 4.231 63.461.539 Năm 8 3.167 76.371.118 Năm 9 4.231 102.033.462 Năm 10 3.462 83.481.923 Năm 11 3.462 83.481.923 Năm 12 3.462 83.481.923 Năm 13 3.462 83.481.923 Năm 14 3.462 83.481.923 Năm 15 3.462 83.481.923

Phụ lục 3: Dòng tiền chƣa chiết khấu trong sản xuất quýt hồng theo độ tuổi của cây (đồng/1000m2

)

Năm Dòng tiền ra Dòng tiền vào Dòng tiền ròng

0 30.982.948 0 -30.982.948 1 30.982.948 0 -30.982.948 2 30.982.948 0 -30.982.948 3 13.594.657 6.153.846 -7.440.811 4 13.594.657 22.000.000 8.405.343 5 13.594.657 33.846.154 20.251.497 6 13.594.657 63.461.539 49.866.881 7 32.516.000 63.461.539 30.945.539 8 32.516.000 76.371.118 43.855.118 9 32.516.000 102.033.462 69.517.462 10 27.189.313 83.481.923 56.292.609 11 27.189.313 83.481.923 56.292.609 12 27.189.313 83.481.923 56.292.609 13 27.189.313 83.481.923 56.292.609 14 27.189.313 83.481.923 56.292.609 15 27.189.313 83.481.923 56.292.609

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của quýt hồng tại huyện lai vung, tỉnh đồng tháp (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)