Do cây quýt hồng thuộc nhóm cây lâu năm cho nên việc sản xuất quýt hồng là có rủi ro tƣơng đối cao nhất là khi có sự tác động của điều kiện tự nhiên nhƣ thời tiết thay đổi dẫn đến cây quýt hồng có thể bị sâu bệnh nhiều, chết cây và kéo theo đó là năng suất sẽ bị giảm. Ngoài ra, khi giá bán quýt hồng bị giảm thì lợi nhuận của nông hộ nhất định sẽ bị giảm xuống, tùy vào sự biến động của giá quýt hồng vào mỗi năm. Các yếu tố đầu vào nhƣ phân, thuốc nếu tăng lên cũng sẽ là một yếu tố làm ảnh hƣởng đến nguồn thu nhập của nông hộ. Chính những yếu tố trên sẽ làm cho những dự báo và ƣớc tính trong sản xuất quýt hồng trở nên khó chính xác. Phần tiếp theo sau đây sẽ phân tích về sự biến động của các chỉ tiêu tài chính với những giả định có sự thay đổi của một số yếu tố đƣợc đề cập đến.
4.4.3.1 Yếu tố về giá
Bảng 4.18: Biến động của các chỉ tiêu tài chính ứng với tỷ lệ chiết khấu 9% khi hai yếu tố giá thay đổi
Mức biến động (%)
Giá bán quýt hồng Giá trị hiện tại ròng
(đồng/1000m2 ) Tỷ suất lợi ích –chi phí Thời gian hoàn vốn (năm) Tỷ lệ sinh lợi nội bộ (%) 0 144.834.104 1,64 8 22,62 -10 107.571.628 1,47 9 19,83 -20 70.309.151 1,31 10 16,67 -30 33.046.674 1,15 12 12,96 -40 -4.215.803 0,98 - 8,44 Mức biến
động (%) Giá phân, thuốc
Giá trị hiện tại ròng (đồng/1000m2) Tỷ suất lợi ích –chi phí Thời gian hoàn vốn (năm) Tỷ lệ sinh lợi nội bộ (%) 0 144.834.104 1,64 8 22, 62 +10 131.332.102 1,54 8 21,30 +20 117.830.363 1,46 9 19,99 +40 90.826.885 1,32 10 17,45 +60 63.823.407 1,21 11 14,94 +80 36.819.929 1,11 13 12,45
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 2013
Một nghịch lý đã từng xuất hiện trong vài năm trƣớc đối với những nông hộ sản xuất quýt hồng ở huyện Lai Vung là “đƣợc mùa, mất giá” và vấn đề về giá bán luôn là yếu tố đƣợc nông hộ quan tâm nhiều nhất. Giá bán quýt hồng luôn là một trong những yếu tố quyết định đến lợi nhuận của nông hộ nhƣng đây lại là một yếu tố không ổn định. Thực tế, giá bán quýt hồng luôn có sự chênh lệch hoặc ít hoặc nhiều vào mỗi năm, cho nên để thấy đƣợc rủi ro trong sản xuất quýt hồng thì việc phân tích các chỉ tiêu tài chính thông qua mức giá bán đƣợc giả định giảm xuống trong các trƣờng hợp khác nhau sẽ thấy đƣợc hiệu quả sản xuất quýt hồng có còn đạt hiệu quả hay không.
Khi lãi suất chiết khấu là 9% thì các chỉ tiêu tài chính tính toán đƣợc qua kết quả ở bảng 4.18. Nhƣ vậy, trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi nhƣng giá quýt hồng giảm 10% thì giá trị hiện tại ròng vẫn lớn hơn 0 và giá trị NPV lúc này vẫn rất cao là 107.571.628 đồng trên 1000m2
, tỷ suất lợi ích– chi phí lớn hơn 1, điều này cho thấy nông hộ sản xuất quýt hồng vẫn hiệu quả. Khi giá bán giảm nhiều hơn ở mức giảm 30% thì giá trị NPV lúc này đã bị giảm mạnh, từ 144.834.104 đồng giảm xuống còn 33.046.674 đồng trên 1000m2, tỷ suất lợi ích – chi phí giảm 0.5 lần nhƣng BCR vẫn còn đang lớn hơn 1 (1,15 lần), lúc này nông hộ đầu tƣ 1 triệu đồng chi phí thu lại đƣợc 1,15 triệu đồng doanh thu quýt hồng. Trong trƣờng hợp giá bán quýt hồng giảm 40% thì giá trị NPV lúc này đã mang giá trị âm (-4.215.803) có nghĩa là việc sản xuất quýt hồng của nông hộ vào lúc này cũng không còn hiệu quả nữa, tỷ suất lợi ích – chi phí là 0,98 <1 và nhƣ vậy với 1 triệu đồng chi phí đầu tƣ thì nông hộ chỉ thu lại đƣợc 980.000 đồng doanh thu.
Thời gian hoàn vốn có độ nhạy cảm cao với sự thay đổi về giá bán, thời gian hoàn vốn càng kéo dài nếu trong trƣờng hợp giá bán càng giảm. Khi giá bán giảm 20% thì thời gian hoàn vốn là 10 năm, tăng 1 năm so với mức giảm giá bán là 10% và khi giá bán giảm 30% thì thời gian hoàn vốn kéo dài thêm 2 năm nữa là 12 năm. Trƣờng hợp giá bán giảm 40% thì nông hộ sản xuất quýt hồng lúc này không thể hoàn vốn dù cho sản xuất hết 15 năm.
Nhƣ vậy, trong tình huống giá bán quýt hồng có khả năng xảy ra nhƣ trên thì rủi ro của quýt hồng là khá cao và việc sản xuất có hiệu quả hay không sẽ tùy thuộc vào mức biến động của giá bán đầu ra của quýt hồng.
Ngoài ra, biến động của các chỉ tiêu tài chính còn bị ảnh hƣỡng bởi một yếu tố liên quan về giá nữa là chi phí phân, thuốc. Phân bón cùng với thuốc bảo vệ thực vật là yếu đầu vào không thể thiếu trong sản xuất quýt hồng và luôn chiếm tỷ trọng cao trong các chi phí sản xuất của nông hộ. Việc giá phân, thuốc thƣờng hay tăng là điều không thể tránh khỏi trong hiện nay, vì vậy cần phải phân tích sự biến động về giá phân, thuốc. Cũng trong bảng 4.18, sự biến
động của các chỉ tiêu tài chính đƣợc thể hiện tƣơng ứng với sự thay đổi của mức giá phân, thuốc và đƣợc tính theo tỷ lệ chiết khấu là 9%.
Khi giá phân bón và thuốc bảo vệ thực vật tăng từ 10% đến 80% thì các giá trị NPV vẫn lớn hơn 0 và các tỷ suất lợi ích – chi phí >1 tƣơng ứng với sự biến động từ 10% đến 80%. Tuy nhiên, khi giá phân, thuốc tăng 80% thì giá trị NPV giảm từ 144.834.104 đồng xuống còn 36.819.929 đồng trên 1000m2
, tỷ suất lợi ích – chi phí lúc này giảm còn 1,11 lần nhƣng giá trị vẫn còn lớn hơn 1. Thời gian hoàn vốn của quýt hồng tƣơng ứng khi giá phân, thuốc tăng 10%, 20%, 40% và 80% là 8 năm, 9 năm, 10 năm, 11 năm và 13 năm. Nhìn chung, độ nhạy cảm của quýt hồng trong sự thay đổi về giá của hai yếu tố đầu vào quan trọng trong sản xuất quýt hồng là rất thấp.
4.4.3.2 Năng suất bị giảm
Bảng 4.19: Biến động của các chỉ tiêu tài chính ứng với tỷ lệ chiết khấu 9% khi năng suất quýt hồng giảm
Mức biến động (%) Giá trị hiện tại ròng (đồng/1000m2 ) Tỷ suất lợi ích –chi phí Thời gian hoàn vốn (năm) Tỷ lệ sinh lợi nội bộ (%) - 0 144.834.104 1,64 8 22, 62 - 5 126.202.866 1,55 8 21,26 - 10 107.571.628 1,47 9 19,83 - 20 70.309.151 1,31 10 16,67 - 40 - 4.215.803 0,98 - 8,44
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 2013
Việc “đƣợc mùa, mất giá” hay “mất mùa, đƣợc giá” luôn là vấn đề có khả năng xảy ra cao trong sản xuất nông nghiệp và đối với ngƣời nông dân trồng quýt hồng vẫn nằm trong trƣờng hợp đó. Với việc phân tích độ nhạy cảm của quýt hồng đối với những biến động giảm năng suất sẽ thấy rõ hơn về rủi ro của quýt hồng nếu bị mất mùa.
Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, cũng tƣơng tự nhƣ khi giá bán giảm thì khi năng suất giảm làm cho giá trị NPV giảm và giá trị NPV âm khi năng suất giảm 40% (NPV= - 4.215.802,76). Khi năng suất giảm 20% thì
giá trị NPV vẫn còn lớn hơn 0 nhƣng giá trị hiện tại ròng lúc này đã bị giảm xuống nhiều (giảm còn 70.309.151 đồng/1000m2) và tỷ suất lợi ích chi phí lúc này là 1,31 lần, có nghĩa là nông hộ bỏ ra 1 triệu đồng chi phí đầu tƣ thì thu lại đƣợc 1,31 triệu đồng doanh thu. Thời gian hoàn vốn cũng có sự thay đổi nhiều khi năng suất bị giảm xuống, ở mức năng suất giảm 40% thì việc sản xuất quýt hồng đã không còn hiệu quả nữa và tƣơng ứng với mức giảm này thì dù nông hộ có sản xuất hết chu kỳ của cấy quýt hồng là 15 năm vẫn không thể hoàn vốn đƣợc.
Rủi ro khi năng suất giảm là khá cao nhƣng theo nguồn thông tin thu thập từ nông hộ sản xuất quýt hồng trên địa bàn nghiên cứu thì cho thấy kỹ thuật sản xuất quýt hồng hiện nay của nông hộ ở đây đã đƣợc nâng cao, họ có những phƣơng pháp xử lý cũng nhƣ có kinh nghiệm lâu năm cho nên đa số nông hộ sản xuất quýt hồng ở nơi đây có hiệu quả cao. Đối với việc năng suất bị giảm chịu ảnh hƣởng nhiều nhất là bởi yếu tố thời tiết khí hậu. Cây quýt hồng vốn khó trồng và nó rất nhạy cảm vói sự thay đổi của thời tiết và điều kiện tự nhiên không thuận lợi sẽ làm cho cây quýt hồng dễ bị sâu, bệnh và nghiêm trọng là có thể phải chặt bỏ cây nhằm tránh lây lan đến các cây khác. Và sự thay đổi về tự nhiên là điều mà con ngƣời không thể kiểm soát đƣợc cho nên với sự thay đổi thất thƣờng về khí hậu nhƣ hiện nay thì sự ảnh hƣởng đến sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất quýt hồng nói riêng là không thể tránh khỏi.
4.4.3.3 Tỷ lệ chiết khấu tăng lên
Bảng 4.20: Biến động của các chỉ tiêu tài chính ứng với tỷ lệ chiết khấu 9% khi mức lãi suất tăng
Mức biến động (%)
Giá trị hiện tại ròng (đồng) Tỷ suất lợi ích –chi phí Thời gian hoàn vốn (năm) Tỷ lệ sinh lợi nội bộ (%) 0 144.834.104 1,64 8 22, 62 +10 127.715.567 1,58 8 20,56 +20 112.192.403 1,54 8 18,85 +40 85.292.185 1,45 9 16,16 +60 63.026.901 1,35 9 14,14 +80 44.522.445 1,27 10 12,58
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 2013
Với giá trị hiện tại ròng tƣơng ứng với tỷ lệ chiết khấu 9% là 144.834.104 đồng trên 1000m2, thời gian hoàn vốn là 8 năm, tỷ suất lợi ích – chi phí là 1,64>1. Vậy, giả thiết đặt ra trong các trƣờng hợp tỷ lệ chiết khấu tăng đến 80% thì giá trị hiện tại ròng của quýt hồng bị giảm nhƣng không nhiều, các giá trị tỷ suất lợi ích – chi phí vẫn còn lớn hơn 1. Thời gian hoàn vốn vẫn là 8 năm với mức tăng tỷ lệ chiết khấu là 20% và thời gian hoàn vốn tăng thêm 1 năm khi tỷ lệ chiết khấu tăng thêm 20% nữa và ở mức tăng 80% của tỷ lệ chiết khấu thì thời gian hoàn vốn lúc này là 10 năm. Tuy rủi ro trong sản xuất quýt hồng khi tỷ lệ chiết khấu tăng là không cao nhƣng nếu trƣờng hợp này xảy ra thì giá trị NPV của quýt hồng vẫn bị ảnh hƣởng và với mức tăng càng nhiều thì giá trị NPV cũng sẽ bị ảnh hƣởng nhiều.