Phân tích hiệu quả sản xuất quýt hồng tính trên 1000m2 tại huyện La

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của quýt hồng tại huyện lai vung, tỉnh đồng tháp (Trang 61)

huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp năm 2012

Bảng 4.16: Tình hình thu nhập và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất quýt hồng trên 1000m2

năm 2012

Khoản mục Đơn vị tính Trung

bình Độ lệch chuẩn Năng suất Kg 3.167 743 Giá bán Đồng/kg 24.117 2.630 Thu nhập Triệu đồng 76,474 18,344 Tổng chi phí có LĐGĐ Triệu đồng 32,516 5,989

Tổng chi phí chƣa có LĐGĐ Triệu đồng 28,792 6,089

Lợi nhuận có LĐGĐ Triệu đồng 43,958 16,682

Lợi nhuận chƣa có LĐGĐ Triệu đồng 47,682 16,549

Số ngày công lao động Ngày 42

Thu nhập/chi phí Lần 2,35

Lợi nhuận/chi phí Lần 1,35

Lợi nhuận/thu nhập Lần 0,57

Thu nhập/Số ngày công lao động Triệu đồng/

ngày công 1,814

Ghi chú: LĐGĐ: Lao động gia đình Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 2013

Dựa vào bảng 4.16, năng suất trung bình của vƣờn quýt hồng trên 1000m2 là 3.167 kg. Do ảnh hƣởng của vụ thu hoạch dịp Tết nguyên đán đầu năm 2012 đã làm ảnh hƣởng đến năng suất cho trái của cây quýt hồng, đa số nông hộ đều cho biết năng suất của vƣờn quýt hồng giảm mạnh hơn nhiều so với năm trƣớc. Từ kết quả khảo sát thông tin từ nông hộ cho thấy những nông hộ sản xuất tốt thì có sản lƣợng trung bình từ 5 – 7 tấn/công (1 công = 1300m2) và có thể đạt đến 8 – 10 tấn/công (mức sản lƣợng này đƣợc biết là chỉ có một số ít nông hộ đạt đƣợc). Tuy nhiên, sản lƣợng quýt hồng của đa số nông hộ thu hoạch vào cuối năm 2012 (Tết 2013) chỉ đạt từ 3 – 5 tấn/công, nguyên nhân chủ yếu là chịu sự ảnh hƣởng của thời tiết không thuận lợi cùng

với vụ thu hoạch quýt hồng dịp Tết nguyên đán đầu năm 2012 trƣớc đó nên việc xử lý ra hoa cho trái cũng bị ảnh hƣởng nhiều kéo theo làm giảm sản lƣợng quýt hồng. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát cho thấy nông hộ vẫn thu đƣợc lợi nhuận cao đều là nhờ vào giá bán quýt hồng tăng lên, với mức giá bán trung bình của nông hộ tại vƣờn là 24.117 đồng/kg,. Mức giá bán quýt hồng vào dịp Tết Quý Tỵ 2013 cao hơn khá nhiều so với các vụ quýt Tết trong vài năm trƣớc. Hơn nữa, trái quýt hồng trong những năm gần đây đều đƣợc bán ở mức giá tƣơng đối cao và cũng nhờ vào điều đó mà loại cây ăn trái này đã đem lại nguồn thu nhập cao cho ngƣời trồng quýt hồng.

Mùa thu hoạch của quýt hồng là vào dịp gần Tết nguyên đán mỗi năm và sau gần một năm bỏ ra nhiều công sức để chăm sóc thì các nông hộ mới có thể thu về lợi nhuận. Ở đây, lợi nhuận thu đƣợc trung bình là 43,958 triệu đồng trên 1000m2

. Đây là mức lợi nhuận khi nông hộ đã trừ đi những khoản chi phí đầu tƣ của các nguồn lực đầu vào, với tổng chi phí sản xuất trung bình của năm 2013 là 32,516 đồng trên 1000m2

. Mặt khác, lợi nhuận mà nông hộ thu đƣợc khi không bao gồm chi phí lao động gia đình là 47,682 triệu đồng trên 1000m2, mức chênh lệch của lợi nhuận chƣa có lao động gia đình so với lợi nhuận đã bao gồm lao động gia đình là khoảng 1,1 lần.

Thông thƣờng các nông hộ thu đƣợc lợi nhuận sau quá trình sản xuất sẽ bỏ quên một khoản chi phí vẫn tồn tại, đó là chi phí dành cho lao động gia đình, khoản chi phí này sẽ còn tùy thuộc vào mỗi nông hộ bỏ ra công lao động nhiều hay ít. Nhiều nông hộ vẫn lấy công làm lời cho nên chi phí dành cho lao động gia đình cũng tƣơng đối cao, tuy nhiên một số nông hộ không có nguồn lực lao động gia đình nhiều thì chi phí lao động gia đình lại rất thấp và thay vào đó là chi phí dành cho lao động thuê lại cao. Nhƣ vậy, số ngày công lao động trung bình trên 1000m2

là 42 ngày, với một ngày công thì lao động tham gia sản xuất quýt hồng thu đƣợc trung bình khoảng 1,814 triệu đồng thu nhập trên 1000m2.

Qua việc phân tích khoản thu nhập và lợi nhuận mà nông hộ đạt đƣợc thì có thể phân tích các chỉ số để đánh giá hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng quýt hồng nhƣ sau:

Thu nhập/chi phí = 2,35 lần Lợi nhuận/chi phí = 1,35 lần Lợi nhuận/thu nhập = 0,57 lần

Nhìn chung, nông hộ sản xuất quýt hồng trên địa bàn nghiên cứu tại huyện Lai Vung trong năm 2012 là có hiệu quả, với các chỉ tiêu tài chính đều tƣơng đối cao và lợi nhuận thu về cao đã giúp nâng cao kinh tế gia đình của đa số nông hộ khi trồng loại cây ăn trái này.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của quýt hồng tại huyện lai vung, tỉnh đồng tháp (Trang 61)