CÁC QUAN ĐIỂM TRANH LUẬN VỀ GIÁ TRỊ HỢP LÝ

Một phần của tài liệu Định hướng vận dụng giá trị hợp lý trong công tác kế toán tại các doanh nghiệp TP HCM theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (Trang 61)

Tính tới thời điểm hiện nay, có rất nhiều quan điểm về vai trò và tầm quan trọng về giá trị hợp lý trong việc nâng cao chất lượng của báo cáo tài chính. Về mặt lý thuyết, khi ban hành phương pháp giá trị hợp lý, các cơ quan như IASB và FASB đều cho rằng giá trị hợp lý sẽ mang lại các thông tin có tính hữu ích và tính thích hợp cao hơn cho các đối tượng sử dụng. Quan điểm này được ủng hộ bởi rất nhiều các nghiên cứu trên thế giới. Cụ thể, đối với các báo cáo tài chính ở lĩnh vực tư nhân, các nghiên cứu của Clark & Jordon (1994) [25], Wampler & Phillips (1994) [44] và Shim & Larkin (1998) [43] đều cho thấy giá trị hợp lý cung cấp thông tin mang tính thích hợp hơn so với phương pháp giá gốc. Kết quả này cũng được đồng tình bởi một số các nhà nghiên cứu Việt Nam như Nguyễn Thế Lộc (2010) [11], [12], Mai Ngọc Anh (2010, 2011) [5], [6] và Trần Văn Tùng (2013) [15]. Đối với các công cụ tài chính, nghiên cứu của Hancock (1996) [32] chỉ ra rằng đo lường theo giá trị hợp lý sẽ cho kết quả thực tế hơn và phương pháp này có thể loại bỏ những vấn đề phát sinh khi sử dụng phương pháp giá gốc. Tương tự như vậy, nghiên cứu của Hassan và các đồng nghiệp (2006) [33] cũng cho rằng khi áp dụng giá trị hợp lý cho các công cụ tài chính trong các công ty trong ngành công nghiệp khai khoáng thì các công cụ này phản ánh giá trị thị trường vốn của công ty tốt hợn so với phương

pháp giá gốc. Đối với các khoản tài sản dài hạn (như máy móc thiết bị, nhà xưởng), Herrmann và các đồng nghiệp (2006) [34] đã cung cấp những bằng chứng vững chắc về việc giá trị hợp lý thực sự ưu việt hơn so với phương pháp giá gốc nếu xét trên khía cạnh tính so sánh và tính nhất quán. Đối với vấn đề quản trị lợi nhuận (earning management), nghiên cứu của Emerson và các đồng nghiệp (2010) [28] đã đưa ra kết quả rằng kế toán theo giá trị hợp lý có thể loại bỏ động cơ thúc đẩy các nhà quản lý thực hiện việc “ phù phép lợi nhuận ”. Tuy sự ưu việt của phương pháp giá trị hợp lý so với phương pháp giá gốc đã được đề cập trong rất nhiều các nghiên cứu như đã đề cập ở trên, thực sự vẫn có rất nhiều lo ngại về tính hiệu quả của phương pháp này, đặc biệt trong các thị trường không năng động và thiếu tính thanh khoản (inactive and illiquid markets). Trong khi nghiên cứu của Ahmad (2000) [20] cho kết quả thông tin được đo lường bằng giá trị hợp lý có độ tin cậy thấp so với việc đo lường bằng phương pháp giá gốc thì nghiên cứu của Abdel-Khalik (2008) [17] lại chỉ trích việc đo lường giá trị hợp lý sẽ thiếu nhất quán khi đo lường các khoản mục trên báo cáo tài chính và điều đó có thể tạo ra rào cản cho các nhà đầu tư trong quá trình đánh giá về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Quan trọng hơn, nhiều học giả còn cho rằng giá trị hợp lý chính là nguyên nhân gây ra khủng hoảng tài chính (theo nghiên cứu Laux and Leuz (2009) [39], Khan (2010) [36]). Theo nghiên cứu của Duhovnik (2007) [27], Abullatif &Al-Khadash (2009) [18], việc sử dụng giá trị hợp lý tại các thị trường đang phát triển có thể dẫn đến những hiểu lầm trong nhận thức của các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính của công ty và việc áp dụng khó có thể dẫn đến thành công.

Những kết quả nghiên cứu về tác động của việc ứng dụng kế toán giá trị hợp lý tại các quốc gia khác nhau cho những kết quả khá khác nhau đã làm dấy lên câu hỏi về tính ưu việt của việc áp dụng giá trị hợp lý, đặc biệt là cho các nước đang phát triển (Chen and Chan, 2009 [24]).

2.8 VẬN DỤNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ TẠI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

2.8.1 Việc vận dụng giá trị hợp lý tại Úc

Chuẩn mực kế toán Úc về đo lường giá trị hợp lý (AASB13: Fair value measurement) được ban hành vào tháng 9 năm 2011 ngay sau sự ra đời của IFRS13. Chuẩn mực này bắt đầu được áp dụng cho các báo cáo tài chính từ ngày 1/1/2013. Về cơ bản, AASB13 cũng khá tương tự như IFRS13, cũng bao gồm các phần như định nghĩa về giá trị hợp lý, cách thức đo lường giá trị hợp lý cho tài sản các khoản nợ phải trả, các cấp độ dữ liệu đầu vào, phương pháp đo lường, cách thức trình bày trong báo cáo tài chính và các phụ lục (định nghĩa các thuật ngữ, hướng dẫn cách áp dụng và ngày có hiệu lực). Việc ra đời AASB13 có sự khác biệt với IFRS13 chính là việc ban hành thêm 1 chuẩn mực phụ AASB 2012-1 vào tháng 3/2012 có tên “Điều chỉnh các chuẩn mực kế toán Úc – Liên quan đến vấn đề giá trị hợp lý – Việc giảm thiểu các yêu cầu trình bày về giá trị hợp lý” (Amendments to Australian Accounting Standards – Fair Value Measurement – Reduced Disclosure Requirements), trong đó yêu cầu về việc trình bày giá trị hợp lý đối với các chuẩn mực cũ của Úc được giảm bớt một số nội dung, cụ thể như sau:

+ Đối với AASB 3 về “Hợp nhất kinh doanh” (AASB 3 “Business Combination”): Toàn bộ đoạn 64 ở (ii) không áp dụng. Cụ thể, bỏ đoạn “ trong quá trình hợp nhất kinh doanh mà trong đó bên mua nắm giữ 100% vốn của bên bán thì khi đó lợi ích của cổ đông thiểu số sẽ phải đo lường theo giá trị hợp lý ”.

+ Đối với AASB 7 về “Việc trình bày các công cụ tài chính” (AASB 7 “Financial Instruments: Disclosures”), toàn bộ đoạn 27A và 27B đều được bỏ. Cụ thể, những điều khoản được bỏ bao gồm các cấp độ dữ liệu đầu vào đối với các công cụ tài chính và một số các cách thức đo lường giá trị hợp lý đối với các công cụ tài chính được trình bày trên bảng cân đối kế toán.

+ Đối với AASB 140 “ Tài sản đầu tư ” (AASB 140 “Investment Property”), đoạn 1.6(b) được bỏ. Cụ thể bỏ đoạn “các doanh nghiệp phải trình bày các phương pháp và các

giả định quan trọng trong việc xác định giá trị hợp lý đối với tài sản đầu tư, bao gồm cả các tài sản được định giá khi có những bằng chứng chắc chắn trên thị trường hoặc phải dựa vào các yếu tố khác để xác định giá trị hợp lý do bản chất của tài sản hoặc thiếu các dữ liệu trên thị trường”.

+ Đối với AASB 141 “ Nông nghiệp ” (AASB “Agriculture”), đoạn 48 được loại bỏ. Cụ thể bỏ đoạn “ các doanh nghiệp không phải trình bày phương pháp và các giả định quan trọng được áp dụng trong việc xác định giá trị hợp lý cho từng nhóm tài sản nông nghiệp tại thời điểm thu hoạch hoặc cho từng nhóm tài sản sinh học ”.

2.8.2 Vận dụng giá trị hợp lý tại Singapore

Tại Singapore, chuẩn mực kế toán về giá trị hợp lý (SFRS113 “Fair value measurement”) được ban hành vào tháng 5 năm 2011 và bắt đầu có hiệu lực vào tháng 1 năm 2013. Song, thực tế các công ty Singapore được phép bắt đầu áp dụng chính thức cho các báo cáo tài chính từ ngày 1/1/2014. Theo sự so sánh được thực hiện bởi công ty Pricewaterhouse Cooper vào năm 2012 thì nội dung của SFRS113 phù hợp với IFRS13 ở tất cả các khía cạnh trọng yếu. Tuy nhiên SFRS113 không được áp dụng cho các nghiệp vụ trong phạm vi chuẩn mực kế toán số 102 của Singapore về “Phân chia cổ phiếu” (SFRS 102 “Share-based payment”) hoặc chuẩn mực kế toán số 17 về “Hợp đồng thuê” (SFRS 7 “Lease”) hoặc đối với các phương pháp đo lường khác do các chuẩn mực khác yêu cầu mà không phải là giá trị hợp lý (chẳng hạn giá trị đo lường được sử dụng trong chuẩn mực kế toán số 36 về “Sự suy giảm giá trị của tài sản” – SFRS 36 “Impairment of assets” hay chuẩn mực kế toán số 2 vể “Hàng tồn kho” – SFRS 2 “Inventories”).

2.8.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Dựa trên kết quả nghiên cứu quá trình vận dụng GTHL ở các quốc gia trên, tác giả đã rút ra một số bài học kinh nghiệm cho việc vận dụng GTHL ở Việt Nam như sau:

+ Một là cần xác định một lộ trình cho việc hội tụ với chuẩn mực kế toán quốc tế IAS/IFRS và xem đây là một hướng đi tất yếu. Trên cơ sở đó đề ra các bước đi cụ thể cho từng giai đoạn.

+ Hai là lựa chọn thời điểm phù hợp để triển khai, khi đã có các yếu tố thuận lợi như: sự đòi hỏi cấp thiết của nền kinh tế, sự thay đổi tư tưởng của các nhà lãnh đạo đất nước, áp lực của các cơ quan quốc tế, sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế về nguồn lực tài chính, kinh nghiệm, kỹ thuật.

+ Ba là quá trình tích lũy các yếu tố về môi trường kinh doanh, chính trị, văn hóa, nguồn nhân lực, phải song song với việc xây dựng một hệ thống chuẩn mực BCTC mới trên cơ sở kế thừa những thành quả của hệ thống chuẩn mực hiện hành, phù hợp với các đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước và hội tụ với CMKT quốc tế.

+ Bốn là bước đầu chỉ yêu cầu vận dụng đối với một nhóm hoặc toàn bộ các doanh nghiệp niêm yết trên hai Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và TPHCM nhằm đúc rút kinh nghiệm, các doanh nghiệp còn lại vẫn được vận dụng theo CMKT hiện hành.

KÊT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả đã trình bày khái quát được những lý luận cơ bản liên quan đến giá trị hợp lý bao gồm khái niệm, các thuật ngữ, cấp độ các dữ liệu đầu vào và các phương pháp được sử dụng trong giá trị hợp lý. Đồng thời tại chương 2, tác giả cũng đã khái quát được các tranh luận xung quanh vấn đề giá trị hợp lý theo cách nhìn và đánh giá của các học giả ngoài nước, kinh nghiệm sử dụng giá trị hợp lý tại một số nước trên thế giới từ đó làm nền tảng cho việc rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

CHƯƠNG 3:

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN GIÁ TRỊ HỢP LÝ ĐƯỢC ÁP DỤNG TRONG HỆ THỐNG KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

3.1 LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH CÁC QUY ĐỊNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN GIÁ TRỊ HỢP LÝ TẠI VIỆT NAM HỢP LÝ TẠI VIỆT NAM

Tại Việt Nam giá trị hợp lý được đề cập đầu tiên trong các chuẩn mực kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001, được sử dụng để ghi nhận ban đầu cho các trao đổi phi tiền tệ và ghi nhận doanh thu. Kể từ đó cho đến nay, giá trị hợp lý tiếp tục được phát triển thể hiện trong các thông tư hướng dẫn chuẩn mực (thông tư 89/2002/TT-BTC, thông tư 105/2003/TT-BTC, thông tư 23/2005/TT- BTC, thông tư 210/2009/TT-BTC) và các quyết định ban hành chuẩn mực vào các năm tiếp theo (quyết định 165/2002/QĐ-BTC, quyết định 234/2003/QĐ-BTC, quyết định 100/2005/QĐ-BTC ngày 28/12/2005) cũng đã mở rộng phạm vi sử dụng giá trị hợp lý cho các khoản mục khác: thuê tài sản, ngoại tệ, hợp nhất kinh doanh. Ngoài ra thông tư 200/2014/TT-BTC cũng đã đề cập đến giá trị hợp lý tại một số khoản như chứng khoán kinh doanh, thanh toán bằng hàng, mua hàng nhận thêm phụ tùng, hàng hóa thay thế, phân loại TSCĐ theo mục đích sử dụng, trao đổi tài sản, v.v…

Bảng 3.1: Định nghĩa giá trị hợp lý trong các chuẩn mực kế toán Việt Nam

Quyết định Chuẩn mực Nội dung

149/2001/ QĐ-BTC

VAS 03 “Tài sản cố định hữu hình”

Giá trị hợp lý: Là giá trị tài sản có thể được trao đổi giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá. 149/2001/ QĐ-BTC VAS 04 “Tài sản cố định vô hình”

Giá trị hợp lý: Là giá trị tài sản có thể được trao đổi giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

149/2001/ QĐ-BTC

VAS 14 “Doanh thu và thu nhập khác”

Giá trị hợp lý: Là giá trị tài sản có thể trao đổi hoặc giá trị một khoản nợ được thanh toán một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá.

165/2002/ QĐ-BTC

VAS 06 “Thuê tài sản”

Giá trị hợp lý: Là giá trị tài sản có thể được trao đổi hoặc giá trị một khoản nợ được thanh toán một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá.

165/2002/ QĐ-BTC

VAS 10 “Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái”

Giá trị hợp lý: Là giá trị tài sản có thể được trao đổi hoặc giá trị một khoản nợ được thanh toán một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá.

100/2005/ QĐ-BTC

VAS 11

”Hợp nhất kinh doanh”

Giá trị hợp lý: Là giá trị tài sản có thể được trao đổi hoặc giá trị một khoản nợ được thanh toán một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ hiểu biết và sẵn sàng trong sự trao đổi ngang giá.

210/2009/ TT-BTC

IAS 32 ”Trình bày công cụ tài chính” và IFRS 07 ”Thuyết minh công cụ tài chính”

Giá trị hợp lý: Là giá trị mà một tài sản có thể được trao đổi, hoặc một khoản nợ phải trả có thể được thanh toán giữa các bên có đầy đủ hiểu biết, mong muốn giao dịch, trong một giao dịch trao đổi ngang giá.

Qua bảng trên, ta thấy khái niệm về giá trị hợp lý trong các chuẩn mực kế toán là khác nhau, không thống nhất, nhìn chung các định nghĩa đều không đầy đủ, rõ ràng, chưa giải thích được các thuật ngữ sử dụng, như vậy sẽ rất khó cho người sử dụng áp dụng khi phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến giá trị hợp lý.

So với định nghĩa của IFRS 13 thì định nghĩa về giá trị hợp lý trình bày trong VAS 11 “Hợp nhất kinh doanh” và thông tư số 210/2009/TT-BTC là tương đối đầy đủ, tuy nhiên vẫn chưa giải thích được các thuật ngữ “tự nguyện”, “các bên có đầy đủ hiểu biết”. Hiện nay, Bộ Tài chính chưa ban hành chuẩn mực kế toán cũng như thông tư liên quan đến giá trị hợp lý. Giá trị hợp lý chỉ được đề cập rải rác trong một số chuẩn mực để ghi nhận nghiệp vụ phát sinh ban đầu trong các trường hợp không thể xác định giá gốc.

Hệ thống kế toán Việt Nam là hệ thống kế toán theo giá gốc. Cụ thể, trong luật kế toán Việt Nam 2003, tại điều 7 của nguyên tắc kế toán trình bày: “giá trị của tài sản được tính theo giá gốc”; trong VAS 01 “Chuẩn mực chung”, tài sản được ghi nhận theo giá gốc, trong trường hợp không xác định được giá gốc thì giá trị hợp lý mới được sử dụng để ghi nhận tài sản.

Bảng 3.2: Phạm vi áp dụng giá trị hợp lý trong các chuẩn mực kế toán Việt Nam [1]

Chuẩn mực Đối tượng Nội dung

VAS 03 “Tài sản cố định hữu hình” TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi.

Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác được xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về.

TSCĐ hữu hình tăng từ các nguồn

Nguyên giá TSCĐ hữu hình được tài trợ, được biếu tặng, được ghi nhận ban đầu theo giá trị hợp

khác. lý ban đầu. Trường hợp không ghi nhận theo giá trị hợp lý ban đầu thì doanh nghiệp ghi nhận theo giá trị danh nghĩa cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. VAS 04 “Tài sản cố định vô hình” TSCĐ vô hình hình thành từ việc trao đổi chứng từ liên quan đến quyền sở hữu vốn của đơn vị.

Nếu TSCĐ vô hình hình thành từ việc trao đổi thanh toán bằng chứng từ liên quan đến quyền sở hữu vốn của đơn vị, nguyên giá TSCĐ vô hình là giá trị hợp lý của các chứng từ được phát hành liên

Một phần của tài liệu Định hướng vận dụng giá trị hợp lý trong công tác kế toán tại các doanh nghiệp TP HCM theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (Trang 61)