Phương pháp đo lường giá trị hợp lý

Một phần của tài liệu Định hướng vận dụng giá trị hợp lý trong công tác kế toán tại các doanh nghiệp TP HCM theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (Trang 53)

Để có thể đưa ra phương pháp định giá kỹ thuật thích hợp, người định giá cần xem xét những vấn đề sau:

a. Cấp độ xác định giá trị hợp lý

IFRS 13 tìm cách để tăng tính thống nhất và có thể so sánh được trong các phép đo giá trị hợp lý, liên quan đến việc công bố thông qua một hệ thống phân cấp giá trị hợp lý. Hệ thống phân cấp phân loại các yếu tố đầu vào được sử dụng trong xác định giá trị kỹ thuật thành ba cấp độ. Hệ thống phân cấp cho các ưu tiên cao nhất (chưa điều chỉnh) giá niêm yết tại các thị trường hoạt động đối với tài sản hoặc khoản nợ phải trả giống hệt nhau và ưu tiên thấp nhất cho đầu vào không quan sát được. [IFRS 13- đoạn 72].

Căn cứ vào những thông tin và những giả định đang có, người định giá sẽ xem xét xem có thể xác định giá trị hợp lý ở cấp độ nào. Cấp độ càng cao thì ước tính càng đáng tin cậy. IFRS 13 đã đưa ra ba cấp độ (trong đó cấp độ 1 là cấp độ cao nhất):

+ Cấp độ 1:

Dữ liệu đầu vào cấp độ 1 là giá niêm yết (không phải điều chỉnh) trên thị trường hoạt động của tài sản hay nợ phải trả đồng nhất mà đơn vị báo cáo có đủ năng lực để tiếp cận vào ngày đo lường [IFRS 13 – đoạn 76].

Trong cấp độ 1, một số thuật ngữ được hiểu như sau:

 “ Đồng nhất ” có nghĩa là: Đối với tài sản: có cùng đặc điểm, cùng tính chất, cùng tình trạng cũ - mới, cùng nước sản xuất, cùng năm sản xuất. Đối với nợ phải trả: có cùng những điều khoản trong hợp đồng, cùng thời gian, số tiền, sự đánh giá tình trạng tín dụng…

 “ Thị trường hoạt động “ (active market): là thị trường mà ở đó các giao dịch cho tài sản hay nợ phải trả xảy ra đủ thường xuyên và đủ số lượng để cung cấp thông tin định giá xảy ra.

Cấp độ 1, thông thường liên quan đến các công cụ tài chính, chẳng hạn như các cổ phiếu được giao dịch trên thị trường chứng khoán. Thông thường, một doanh nghiệp sẽ

không điều chỉnh dữ liệu đầu vào cho cấp độ 1, ngoại trừ trong những tình huống như sau: [IFRS 13 – đoạn 79]

(a)Nếu doanh nghiệp nắm giữ một số lớn các tài sản, nợ phải trả tương tự (không phải là đồng nhất) mà được yêu cầu đo lường theo giá trị hợp lý, thì giá niêm yết trên thị trường hoạt động có thể sẵn có nhưng không dễ dàng tiếp cận được đối với từng loại tài sản hay nợ phải trả cụ thể, khi đó phương pháp thiết thực nhất để tính giá trị hợp lý là sử dụng các phương pháp định giá khác thay vì chỉ dựa trên giá niêm yết trên thị trường (ví dụ như định giá theo dạng ma trận). Tuy nhiên, việc sử dụng các phương pháp khác trong việc đo lường giá trị hợp lý sẽ cho kết quả thấp nhất trong hệ thống xác định giá trị hợp lý.

(b)Khi giá niêm yết trên thị trường không phản ánh giá trị hợp lý tại ngày đo lường. Đó có thể là trường hợp, những sự kiện quan trọng xảy ra sau khi thị trường đóng cửa nhưng trước ngày đo lường. Doanh nghiệp phải thiết lập và áp dụng một chính sách đồng nhất trong việc xác định những sự kiện có thể ảnh hưởng đến việc đo lường giá trị hợp lý. Tuy nhiên nếu giá niêm yết được điều chỉnh bởi thông tin mới thì việc điều chỉnh này sẽ làm cho việc đo lường giá trị hợp lý sẽ cho kết quả thấp nhất trong hệ thống xác định giá trị hợp lý.

(c)Khi đo lường giá trị hợp lý của một khoản nợ hoặc công cụ vốn của một doanh nghiệp có sử dụng giá niêm yết cho các sản phẩm đồng nhất được giao dịch như một tài sản trên thị trường hoạt động và giá niêm yết trên thị trường được điều chỉnh theo yếu tố cụ thể cho từng tài sản hoặc sản phẩm cụ thể. Nếu không có sự điều chỉnh về giá niêm yết, kết quả của việc đo lường giá trị hợp lý sẽ nằm ở cấp độ 1. Tuy nhiên nếu có bất kỳ sự điều chỉnh nào trong giá niêm yết về tài sản thì kết quả của việc đo lường giá trị hợp lý sẽ cho kết quả thấp nhất trong hệ thống xác định giá trị hợp lý.

+ Cấp độ 2

Dữ liệu đầu vào cấp độ 2 là các dữ liệu khác với giá niêm yết bao gồm trong cấp độ 1 mà quan sát được đối với tài sản hay nợ phải trả, cho dù trực tiếp hay gián tiếp. Nếu tài sản hay nợ phải trả có điều khoản hợp đồng cụ thể, thì dữ liệu đầu vào cấp độ 2 là dữ liệu

có thể thu thập của tất cả điều khoản thiết yếu có liên quan tài sản hay nợ phải trả. Dữ liệu đầu vào mức 2 bao gồm: [IFRS – đoạn 82]

+ Giá niêm yết của các tài sản, nợ phải trả tương tự trên thị trường hoạt động.

+ Giá niêm yết của các tài sản, nợ phải trả đồng nhất không được giao dịch trên thị trường hoạt động

+ Dữ liệu tham chiếu, khác giá niêm yết, có thể thu thập liên quan đến tài sản hay nợ phải trả như lãi suất, biến động lợi nhuận, tính thanh khoản, mức độ rủi ro, rủi ro thanh toán, rủi ro tín dụng, ...

+ Dữ liệu được cung cấp thêm bởi thị trường

Việc điều chỉnh dữ liệu đầu vào cho cấp độ 2 phụ thuộc vào nhiều yếu tố đặc trưng gắn liền cho từng tài sản hoặc nợ phải trả. Những yếu tố này bao gồm: [IFRS – đoạn 83]

+ Điều kiện hoặc vị trí của tài sản.

+ Mức độ dữ liệu đầu vào có liên quan đến các khoản mục có tính chất như là các tài sản hoặc các khoản nợ .

+ Mức độ của các hoạt động trên thị trường mà các dữ liệu đầu vào được quan sát. Bảng 2.2: Một vài ví dụ về dữ liệu đầu vào cấp 2

Loại Tài sản/Nợ phải trả Ví dụ về dữ liệu cấp 2 đầu vào

Hợp đồng cấp phép (Licensing arrangement)

Đối với hợp đồng cấp phép có được thông qua hợp nhất kinh doanh thì dữ liệu đầu vào cấp 2 chính là số tiền phải trả cho việc cấp phép được thể hiện trên hợp đồng tại ngày bắt đầu của hợp đồng

Thành phẩm tại các cửa hàng bán lẻ

Đối với thành phẩm được bán tại các cửa hàng bán lẻ có được thông qua việc hợp nhất kinh doanh, dữ liệu đầu vào cấp độ 2 có thể hoặc là giá bán cho các khách hàng tại các

cửa hàng bán lẻ hoặc giá cho các cửa hàng bán lẻ từ hệ thống bán sỉ, có điều chỉnh sự khác biệt giữa điều kiện và địa điểm của các loại hàng tồn kho và những loại hàng tương tự. Về mặt lý thuyết, giá trị hợp lý đo lường sẽ là giống nhau, nghĩa là sẽ điều chỉnh giá bán lẻ giảm xuống và giá bán sỉ tăng lên. Thông thường, giá trị hợp lý sẽ là giá có sự điều chỉnh bởi những yếu tố chủ quan ít nhất.

(Nguồn: Tài liệu hướng dẫn GTHL của KPMG 2012) [38]

+ Cấp độ 3: [IFRS 13 – đoạn 86, 87, 89]

Dữ liệu tham chiếu không có sẵn tại ngày đo lường, doanh nghiệp phải phát triển các dữ liệu tham chiếu bằng cách sử dụng các thông tin tốt nhất đã có, có thể bao gồm dữ liệu riêng của doanh nghiệp. Trong việc phát triển dữ liệu đầu vào cấp độ 3, doanh nghiệp có thể bắt đầu bằng dữ liệu của riêng mình, nhưng các doanh nghiệp có thể điều chỉnh dữ liệu nếu các thông tin sẵn có chỉ ra rằng những đối tượng tham gia thị trường có thể sử dụng nguồn dữ liệu khác hoặc có những nguồn dữ liệu cụ thể của công ty nhưng những đối tượng tham gia trên thị trường không thể tiếp cận. Một doanh nghiệp không cần phải sử dụng cạn kiệt nguồn lực của mình trong việc xác định các thông tin để xác định các giả định những đối tượng tham gia thị trường sử dụng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp phải tính tới tất cả các yếu tố và các giả định của những đối tượng tham gia thị trường sử dụng theo các nguồn thông tin hiện có một cách hợp lý nhất. Tóm lại, các dữ liệu được tham chiếu ở cấp độ 3 phải phản ánh giả định mà các đối tượng tham gia thị trường sẽ sử dụng để định giá tài sản hay nợ phải trả, bao gồm cả các giả định về rủi ro.

Bảng 2.3: Một vài ví dụ về dữ liệu đầu vào cấp 3

Loại Tài sản/Nợ phải trả Ví dụ về dữ liệu cấp 3 đầu vào

Giao dịch hoán đổi tiền tệ dài hạn (Long-dated currency swap)

Tỷ lệ lãi suất đối với một loại tiền cụ thể mà không thể quan sát hoặc chứng thực bằng các bằng chứng khác trên thị

trường tại những khoảng thời gian thông thường được dùng để công bố thông tin trên thị trường. Trong trường hợp này tỷ lệ lãi suất sẽ được tính tương ứng với tỷ lệ lãi của thị trường (countries’ yield curves)

Quyền chọn mua cổ phiếu có thể trao đổi và giao dịch trên thị

trường

(Three-year option on exchange- traded shares)

Tính ổn định của giá trị cổ phiếu (thường bắt nguồn từ giá gốc của cổ phiếu) không được dùng làm đại diện để xem xét kỳ vọng của những người tham gia thị trường về tính ổn định của cổ phiếu trong tương lai, ngay cả khi nó là thông tin duy nhất sẵn có để xác định giá của quyền chọn.

(Nguồn: Tài liệu hướng dẫn GTHL của KPMG 2012) [38]

b. Các phương pháp đo lường giá trị hợp lý b.1 Phương pháp thị trường

Phương pháp thị trường sử dụng các giá và thông tin liên quan được phát sinh bởi các giao dịch trên thị trường bao gồm các tài sản hay nợ phải trả đồng nhất hay so sánh được (bao gồm cả cơ sở kinh doanh). Ví dụ, các kỹ thuật định giá thích hợp với phương pháp thị trường thường sử dụng thị trường đa dạng để so sánh. Những thị trường đa dạng được sử dụng trong phương pháp này được sắp xếp với từng loại khác nhau để so sánh. Sự lựa chọn trong số những thị trường đó được yêu cầu quyết định cùng với xem xét các nhân tố cụ thể cho việc đo lường (số lượng và chất lượng). Các kỹ thuật định giá với phương pháp thị trường là định giá ma trận. Định giá ma trận là thuật toán được sử dụng chủ yếu cho định giá chứng khoán nợ mà không phụ thuộc vào giá niêm yết đối với các chứng khoán nợ cũng như không phụ thuộc vào mối quan hệ của chứng khoán với các chứng khoán chuẩn niêm yết khác.

b.2 Phương pháp thu nhập

Phương pháp thu nhập sử dụng kỹ thuật định giá để chuyển đổi các giá trị tương lai (ví dụ các luồng tiền hay thu nhập) về giá trị hiện tại (chiết khấu). Đo lường này dựa trên

cơ sở kỳ vọng của thị trường hiện tại vào các giá trị tương lai. Những kỹ thuật định giá này bao gồm kỹ thuật giá trị hiện tại; các mô hình lựa chọn định giá như công thức Black- Scholes-Metron (a closed-form model) và mô hình nhị thức (a lattice model) mà không sáp nhập với các kỹ thuật giá trị hiện tại; và phương pháp thu nhập dư ra của nhiều kỳ (excess earning) mà nó được sử dụng để đo lường giá trị hợp lý của các tài sản vô hình nào đó.

Các yếu tố đầu vào được xem xét khi tính hiện giá theo IFRS 13: Ước tính dòng tiền tương lai; Khả năng biến thiên của dòng tiền tương lai; Giá trị theo thời gian của dòng tiền; Mức chiết khấu phụ trội đủ bù đắp rủi ro,…

b.3 Phương pháp chi phí

Phương pháp chi phí dựa trên giá trị mà hiện tại có thể được yêu cầu để thay thế khả năng cung cấp của tài sản (thường quy cho giá thay thế hiện hành). Từ góc độ của bên tham gia thị trường (người bán), giá có thể nhận được từ tài sản được xác định dựa vào chi phí đối với bên tham gia thị trường (người mua) để mua được hay xây dựng tài sản thay thế của lợi ích so sánh được và được điều chỉnh cho tài sản bị loại bỏ. Tài sản bị loại bỏ bao gồm sự hư hỏng về vật chất, lỗi thời về kỹ thuật và bị loại bỏ vì tính kinh tế.

Các yếu tố đầu vào được xem xét khi áp dụng phương pháp này theo IFRS 13: Hao mòn thực tế: giá trị hao mòn do sử dụng; Hao mòn do công nghệ: giá trị hao mòn do sự phát triển của công nghệ mới làm sụt giảm giá trị tài sản theo công nghệ cũ; Hao mòn do kinh tế: giá trị hao mòn những yếu tố bên ngoài (ví dụ: tác động của cung cầu,…)

Một phần của tài liệu Định hướng vận dụng giá trị hợp lý trong công tác kế toán tại các doanh nghiệp TP HCM theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (Trang 53)