Xu hướng và phương pháp hội nhập vào chuẩn mực kế toán báo cáo tài chính quốc

Một phần của tài liệu Định hướng vận dụng giá trị hợp lý trong công tác kế toán tại các doanh nghiệp TP HCM theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (Trang 32)

luận về các phương pháp đo lường có sử dụng giá trị hợp lý”. Theo văn bản này, sự nhất quán giá trị hợp lý là giá trị trao đổi được các thành viên IASB ủng hộ. Văn bản có đề cập đến định nghĩa “giá trị hợp lý là giá trị của tài sản hay nợ phải trả có thể trao đổi giữa các bên có hiểu biết, có thiện chí trong một giao dịch trao đổi ngang giá”

Tháng 11/2006, IASB và FASB tiến hành thảo luận các vấn đề liên quan đến đo lường giá trị hợp lý.

Tháng 9/2010, IASB công bố dự thảo và đầu tháng 5/2011, phát hành IFRS 13 (Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế số 13) – Đo lường giá trị hợp lý (Fair Value Measurement) có hiệu lực từ ngày 01/1/2013. FASB cũng đã cập nhật chủ đề số 820 (báo cáo số 157 đo lường giá trị hợp lý – ban hành năm 2006 trước đây của FASB) về giá trị hợp lý, hoàn thành dự án lớn cải thiện IFRS (Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế) và US GAAP (các nguyên tắc kế toán được thừa nhận ở Mỹ) mang lại sự hội tụ giữa chúng.

2.2 TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT NỀN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.2.1 Xu hướng và phương pháp hội nhập vào chuẩn mực kế toán báo cáo tài chính quốc tế quốc tế

Toàn cầu hóa đang dần trở thành một xu hướng chủ đạo đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Điều đó đã dẫn đến yêu cầu cấp bách của việc hội tụ chuẩn mực kế toán quốc gia vào chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS) nhằm giúp cho các chủ thể trong nền kinh tế có thông tin kinh tế tài chính tốt hơn và mang tính so sánh hơn. Theo khảo sát của IASB năm 2014 tính tới thời điểm hiện tại đã có hơn 130 nước trên thế giới đã áp dụng hoặc đang trong quá trình áp dụng IAS/IFRS. Điều này cho thấy hội nhập quốc tế trong lĩnh vực kế toán là xu hướng không thể thay đổi và là xu hướng phát triển tất yếu cho cả các nước phát triển và đang phát triển.

Tuy nhiên, quá trình hội nhập vào IAS/IFRS ở các quốc gia không giống nhau. Chuẩn mực kế toán tại các quốc gia đang phát triển thường có sự khác biệt khá lớn với IAS/IFRS do sự khác biệt về đặc điểm kinh tế, lịch sử, văn hóa và pháp luật. Kết quả là các quốc gia đang phát triển thường có triết lý kế toán rất khác biệt và các chuẩn mực của các quốc gia này thường dựa trên các điều luật nhiều hơn là hướng tới thị trường vốn và các nhà đầu tư. Nghiên cứu của Shil và các đồng nghiệp (2009) [42] đã cho kết quả rằng các quốc gia đang phát triển thường phải đối mặt với nhiều thách thức hơn, tốn nhiều thời gian và công sức hơn trong quá trình hội tụ vào IAS/IFRS.

Thông thường quá trình hội tụ vào IAS/IFRS có thể diễn ra theo một trong ba phương pháp sau:

+ Phương pháp 1: Áp dụng toàn bộ hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế, gần như không sửa đổi. Đại diện cho mô hình này là Nigieria, Malaysia, Singapore... Ở Hồng Kông và Indonesia, IAS/IFRS có ảnh hưởng rất đáng kể trong việc thiết lập chuẩn mực kế toán. Ở các quốc gia này, các chuẩn mực BCTC quốc tế được hiệu chỉnh tối thiểu khi thiết lập hệ thống chuẩn mực kế toán quốc gia.

+ Phương pháp 2: Các quốc gia vừa mới chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường (như Trung Quốc, Đông Âu), hay các quốc gia như Phillipine, Lào… đã sử dụng hệ thống chuẩn mực BCTC quốc tế làm cơ sở chủ yếu để xây dựng hệ thống chuẩn mực cho mình. Ảnh hưởng của IAS/IFRS cũng tương tự như các quốc gia theo phương pháp 1, tuy nhiên, các quốc gia này không vận dụng toàn bộ mà chỉ vận dụng một phần có sửa đổi để xây dựng và hoàn thiện hệ thống chuẩn mực của riêng mình.

+ Phương pháp 3: Áp dụng tại các quốc gia mà hệ thống chuẩn mực kế toán của họ ra đời trước khi có sự ra đời của IAS, nên họ chỉ cần sửa đổi để hòa hợp với chuẩn mực quốc tế. Đây là trường hợp của các quốc gia đã phát triển, có nền kế toán lâu đời, thuộc trường phái Anglo – Saxon và Châu Âu lục địa.

Một phần của tài liệu Định hướng vận dụng giá trị hợp lý trong công tác kế toán tại các doanh nghiệp TP HCM theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)