việc vận dụng giá trị hợp lý vào công tác kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn Tp.HCM. Để có thể nâng cao chất lượng của môi trường giáo dục, tác giả đề nghị một số các giải pháp như sau:
Thứ nhất, các trường đại học cần hợp tác với các trường quốc tế hoặc tổ chức nghề nghiệp: nhằm mở rộng đào tạo trực tiếp bằng tiếng Anh chuyên đề kế toán giá trị hợp lý, đào tạo từ xa, đặc biệt quan tâm cách thức đào tạo theo hướng tích cực và chủ động cả với giảng viên và học viên, xóa bỏ kiểu giảng dạy mang tính độc thoại.
Thứ hai, thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề, diễn đàn liên quan đến vấn đề kế toán giá trị hợp lý và mời sự tham gia của các chuyên gia đến từ tổ chức quốc tế: để cung cấp nền tảng lý luận và thực tiễn; để trao đổi học tập trực tiếp kinh nghiệm bổ ích và thiết thực từ họ.
Thứ ba, tăng cường tổ chức cho sinh viên giao lưu với các doanh nghiệp, đặc biệt là trong mảng định giá tài sản và nợ phải trả.
Thứ tư, tăng cường sự tham gia của giảng viên, các doanh nghiệp và các Hiệp hội nghề nghiệp vào quá xây dựng chương trình giảng dạy học phần/chuyên đề “kế toán giá trị hợp lý theo IFRS13”.Cụ thể, nhà trường nên tham khảo chương trình đào tạo của các Hiệp hội nghề nghiệp trong và ngoài nước về lĩnh vực kế toán giá trị hợp lý để hệ thống môn học/chuyên đề về kế toán giá trị hợp lý phù hợp và tiếp cận được với chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế.
Thứ năm, chú trọng đào tạo cập nhật kiến thức cho giảng viên về các chuyên đề liên quan đến giá trị hợp lý
Thứ sáu, nhà trường phải tập trung nguồn kinh phí trong việc nâng cấp hệ thống thư viện: nhằm tạo nguồn tài liệu nghiên cứu cho giảng viên và sinh viên trong lĩnh vực kế toán giá trị hợp lý