Nhóm giải pháp nhằm nâng cao môi trường văn hóa, xã hội

Một phần của tài liệu Định hướng vận dụng giá trị hợp lý trong công tác kế toán tại các doanh nghiệp TP HCM theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (Trang 105)

Theo nghiên cứu của Gray (1988) [30], 4 nhóm yếu tố văn hóa có ảnh hưởng đến công việc kế toán tại một quốc gia bao gồm: tính chuyên nghiệp và tính luật định (professionalism versus statutory control), tính nguyên tắc và tính linh hoạt (uniformity versus flexibility), tính bảo thủ và tính lạc quan (conservatism and optimistism), tính bí mật và tính minh bạch (secrecy versus transparency). Theo nghiên cứu của Borker (2013) [21] thì Việt Nam có tính chuyên nghiệp thấp hơn so với tính luật định, tính nguyên tắc thấp hơn tính linh hoạt, tính thận trọng và lạc quan tương đối như nhau và tính bí mật cao hơn tính minh bạch. Dựa trên sự phân tích trên, tác giả đề nghị một số các giải pháp nhằm nâng cao môi trường văn hóa, xã hội như sau:

Thứ nhất, do tính luật định của Việt Nam cao hơn tính chuyên nghiệp, do đó nếu muốn kế toán giá trị hợp lý đi vào cuộc sống thì nhà nước phải ban hành thành một hệ thống văn bản pháp luật cụ thể. Cụ thể, kế toán giá trị hợp lý nên được ban hành thành một chuẩn mực riêng, trong đó quy định rõ khái niệm, phạm vi áp dụng, dữ liệu đầu vào,

cách thức đo lường, trình bày và công bố thông tin, thời điểm áp dụng.

Thứ hai, tăng cường các giải pháp để tăng tính minh bạch của thông tin được công bố trên BCTC, cụ thể:

. Gia tăng tính độc lập của Ban Kiểm soát trong các doanh nghiệp niêm yết. Việc gia tăng tính độc lập của Ban Kiểm soát sẽ góp phần gia tăng chất lượng BCTC, đặc biệt là tính minh bạch của BCTC, thông qua việc giảm bớt gian lận và sự điều tiết thu nhập. Ngoài ra cần tăng cường tỷ lệ của các thành viên Ban Kiểm soát đến từ bên ngoài công ty bằng cách giao cho Hội đồng quản trị lựa chọn và đệ trình để Đại Hội Đồng Cổ Đông thông qua. Các ứng viên hội tụ đầy đủ các yếu tố về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp nên đưa vào danh sách ưu tiên để lựa chọn bao gồm: các giảng viên chuyên ngành tài chính, kế toán, các kiểm toán viên hành nghề, các chuyên viên phân tích tài chính,…

. Cho phép doanh nghiệp sử dụng các xét đoán chủ quan trong lập BCTC. Việc cho phép các nhà quản lý sử dụng những xét đoán nghề nghiệp một cách linh hoạt sẽ giúp cho thông tin BCTC đáp ứng tốt hơn yêu cầu này. Lợi ích chính của việc cho phép sử dụng các ước tính trong BCTC là ở chỗ giúp cho doanh nghiệp có thể cung cấp nhưng thông tin cần thiết về triển vọng phát triển đồng thời tránh phải tiết lộ những thông tin chi tiết không có lợi cho việc cạnh tranh trên thị trường. Mặc dù rằng việc cho phép doanh nghiệp sử dụng các xét đoán chủ quan trong việc lập BCTC không phải là một giải pháp hoàn hảo để nâng cao chất lượng thông tin tài chính, tuy nhiên, một sự kết hợp chặt chẽ giữa việc áp dụng một cách hợp lý việc sử dụng các xét đoán chủ quan với kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ sẽ là một giải pháp tương đối khả thi trong giai đoạn hiện nay.

. Bổ sung quy định xử phạt hành chính đối với các trường hợp chênh lệch số liệu trên BCTC trước và sau kiểm toán

Thứ ba, xây dựng văn hóa giải trình các thông tin liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Định hướng vận dụng giá trị hợp lý trong công tác kế toán tại các doanh nghiệp TP HCM theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)