GTHL khi sử dụng trong hệ thống IFRS 13 được xem xét trong các trường hợp sau:
a. GTHL được sử dụng khi đo lường cho các nghiệp vụ phát sinh ban đầu:
Theo IFRS13 đoạn 57, 58 thì khi một tài sản được mua hoặc một khoản nợ được thừa nhận, thì giá giao dịch để có được tài sản hoặc khoản nợ thường phản ánh giá đầu vào. Tuy nhiên giá trị hợp lý theo IFRS13 lại dựa trên giá đầu ra. Về mặt khái niệm, giá đầu
vào và đầu ra khi nghiệp vụ phát sinh ban đầu là bằng nhau và do đó việc đo lường giá trị hợp lý cho các nghiệp vụ phát sinh ban đầu sẽ chính là bằng giá trị của giao dịch.
Tuy nhiên theo IFRS13 đoạn B4, doanh nghiệp có trách nhiệm xem xét tất cả các yếu tố cụ thể cho các giao dịch, tài sản hay khoản nợ mà có thể dẫn đến giá trị của giao dịch và giá trị hợp lý cho việc ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh ban đầu là khác nhau. Những yếu tố này có thể bao gồm:
o Giao dịch là do các bên liên quan có quan hệ với nhau;
o Giao dịch xảy ra vì bị cưỡng ép, chẳng hạn như người bán đang gặp khó khăn về tài chính
o Thị trường mà trong đó giao dịch xảy ra khác với thị trường chính hoặc thị trường thuận lợi nhất.
Tuy nhiên, IFRS13 đoạn BC133 cũng nhấn mạnh rằng việc xuất hiện một hoặc nhiều các yếu tố trên không nhất thiết sẽ dẫn đến kết quả là giá trị hợp lý sẽ khác biệt với giá trị của giao dịch.
Theo nghiên cứu của David Cairnsm (2006) thì giá trị hợp lý được ghi nhận cho các nghiệp vụ phát sinh ban đầu xuất hiện trong các chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế như sau: IAS 16, IAS 17, IAS 18, IAS 20, IAS 38, IAS 39, IAS 41, IFRS1, IFRS2, IFRS3.
b. GTHL đối với các tài sản phi tài chính
Theo IFRS13 đoạn 27 và 28 chỉ ra rằng việc đo lường giá trị hợp lý sẽ xem xét khả năng của những người tham gia thị trường về khả năng tạo ra lợi ích kinh tế cao nhất bằng cách sử dụng các tài sản phi tài chính hoặc bán các tài sản này cho những người khác cũng tham gia thị trường – những người sẽ sử dụng các tài sản này ở mức độ cao nhất và tốt nhất (highest and best use).
Mức độ sử dụng cao nhất và tốt nhất của một tài sản phải tính tới các yếu tố về thực thể của tài sản (physically possible), yếu tố pháp lý (legally permissible) và tính khả thi về mặt tài chính (financially feasible) như sau:
(a)Yếu tố về thực thể của tài sản: cần tính tới các yếu tố về đặc tính hình thể của tài sản mà những người tham gia thị trường sẽ tính tới khi xác định trị giá của tài sản (chằng hạn như vị trí hoặc độ lớn của tài sản)
(b)Yếu tố pháp lý: cần xem xét tới các yếu tố về khả năng hạn chế pháp lý trong việc sử dụng tài sản mà những người tham gia thị trường sẽ tính tới khi xác định trị giá của tài sản (chằng hạn như các quy định của từng vùng về việc sử dụng tài sản).
(c)Tính khả thi về mặt tài chính: sẽ kết hợp các yếu tố về thực thể của tài sản và yếu tố pháp lý để xem xét khả năng tạo ra thu nhập và dòng tiền như là một khoản lợi ích của những người tham gia thị trường khi họ đầu tư vào tài sản và đưa tài sản vào sử dụng.
Một điều cần lưu ý rằng “ mức độ sử dụng cao nhất và tốt nhất ” có thể khác với mức độ sử dụng hiện tại của tài sản (current use). Chẳng hạn, những người tham gia thị trường có thể đánh giá mức độ sử dụng cao nhất và tốt nhất của một mảnh đất là khi được sử dụng làm khu dân cư, trong khi mảnh đất này hiện tại đang được sử dụng làm nơi sản xuất.
Thuật ngữ “ mức độ sử dụng cao nhất và tốt nhất (highest and best use) ” được diễn đạt thông qua sơ đồ sau:
(Nguồn: Tài liệu hướng dẫn GTHL của KPMG 2011) [37] Hình 2.1: Sơ đồ xác định mức độ sử dụng cao nhất và tốt nhất đối với
các tài sản phi tài chính
Tóm lại: Đo lường giá trị hợp lý là một quy trình khá phức tạp, đòi hỏi phải xem xét
đến nhiều khía cạnh và yếu tố nhưng nhìn chung sẽ được đo lường theo quy trình như sau:
(Nguồn: Tài liệu hướng dẫn GTHL của KPMG 2012) [38] Hình 2.2: Quy trình đo lường giá trị hợp lý