Các nhân tố tác động đến việc hệ thống kế toán của quốc gia khi hội nhập vào

Một phần của tài liệu Định hướng vận dụng giá trị hợp lý trong công tác kế toán tại các doanh nghiệp TP HCM theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (Trang 34)

chuẩn mực kế toán báo cáo tài chính quốc tế

2.2.2.1 Quan điểm của Christopher Nobes [26]

Theo Christopher Nobes, việc hệ thống kế toán quốc gia hội nhập vào chuẩn mực kế toán quốc tế IAS/IFRS sẽ bị tác động bởi các nhân tố sau:

a. Hệ thống pháp luật

Tùy theo đặc điểm và quá trình hình thành mà mỗi quốc gia tự hình thành nên một hệ thống pháp luật cho chính mình. Nhìn chung, hệ thống pháp luật của các quốc gia được chia thành 2 trường phái chính: trường phái Luật Thông Dụng (Common Law) và Luật Roman (Roman Law).

Các quốc gia có hệ thống pháp luật theo trường phái Luật Thông Dụng thường không đưa ra quá nhiều các quy định khắt khe và chặt chẽ. Do đó hệ thống kế toán tại các quốc gia này thường có độ “mở” nhất định khi không đưa ra các quy tắc cụ thể và chi tiết trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính.

Ngược lại, các quốc gia có hệ thống pháp luật theo trường phái Luật Roman, hệ thống kế toán bị tác động rất nhiều từ các quy định cụ thể, tỉ mỉ và chi tiết từ nhà nước.

b. Nguồn tài chính

Tại các quốc gia có thị trường tài chính phát triển, yêu cầu trung thực, hợp lý, tính đầy đủ và thích hợp rất được chú trọng trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính. Đồng thời, với mục tiêu là tăng cường tính trung thực và hợp lý của các thông tin được công bố, nguyên tắc “nội dung quan trọng hơn hình thức” cũng rất được chú trọng.

Ngược lại, các quốc gia mà nguồn tài chính được cung cấp chủ yếu bởi Nhà nước, yêu cầu trung thực và hợp lý của các thông tin được công bố trong báo cáo tài chính thường ít hơn so với các quốc gia có thị trường tài chính phát triển. Thông thường, tại các quốc gia này, một trong điều được chú trọng chính là sự tuân thủ các luật định.

Một trong những nhân tố quan trọng khác tác động đến việc hội nhập vào chuẩn mực kế toán quốc tế là chính sách thuế của từng quốc gia.

Tại những quốc gia có hệ thống chuẩn mực kế toán do khu vực tư nhân thiết lập, hệ thống kế toán vận hành khá tự do, những ràng buộc pháp lý khá lỏng lẻo, chính sách thuế không có ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống kế toán. Đây cũng chính là xu hướng phổ biến của quốc tế hiện nay. Các doanh nghiệp ghi chép và lập báo cáo tài chính theo các nguyên tắc, phương pháp được quy định trong chuẩn mực. Mục đích giúp cho các doanh nghiệp phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính của đơn vị mình, và số liệu này có thể có sự khác biệt với tờ khai thuế. Sau đó, khi lập tờ khai thuế, doanh nghiệp sẽ phải điều chỉnh lại những khoản chi phí hay thu nhập mà Luật thuế không chấp nhận, từ đó phát sinh sự khác biệt giữa lợi nhuận kế toán và lợi nhuận theo thuế.

Ngược lại, tại những quốc gia mà chuẩn mực kế toán chịu nhiều sự chi phối của nhà nước, do nhà nước công bố và ban hành thì hệ thống kế toán phải phù hợp và tuân thủ các quy định của luật thuế. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ không phản ánh được sự trung thực và hợp lý. Các kế toán viên chỉ quan tâm đến việc làm sao ghi chép và lập báo cáo tài chính tuân thủ theo các quy định của Luật thuế.

d. Vai trò của các tổ chức nghề nghiệp

Việc hội nhập vào các chuẩn mực kế toán quốc tế tại các quốc gia chịu tác động bởi vai trò của các tổ chức nghề nghiệp.

Tại một số quốc gia, quá trình xây dựng và ban hành các chuẩn mực kế toán phụ thuộc nhiều vào các tổ chức nghề nghiệp hơn là Nhà nước. Ngược lại, tại một số quốc gia, tổ chức nghề nghiệp không có vai trò nhiều mà Nhà nước giữ vai trò quyết định trong những vấn đề về kế toán.

e. Lạm phát

Lạm phát cũng được xem là một nhân tố có ảnh hưởng khá lớn đến việc hội nhập vào chuẩn mực kế toán của một quốc gia.

Tại những nước có tình hình lạm phát lớn, khái niệm bảo tồn vốn trở nên quan trọng và một số phương pháp kế toán cần được sử dụng để loại trừ ảnh hưởng sai lệch của sự

biến động giá cả đến báo cáo tài chính.

f. Các biến cố ngẫu nhiên

Một số các biến cố ngẫu nhiên nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến việc hội nhập vào chuẩn mực kế toán của quốc gia. Chẳng hạn, các cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ đòi hỏi kế toán cung cấp các thông tin trung thực và hợp lý hơn là việc tuân thủ Luật thuế.

2.2.2.2 Quan điểm của Geert Hofstede [35]

Geert Hofstede là tác giả đầu tiên nghiên cứu về ảnh hưởng của văn hóa đến hệ thống kế toán của quốc gia, từ đó làm nền tảng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc hệ thống quốc gia hội nhập vào chuẩn mực kế toán quốc tế.

Lý thuyết của Hofstede đưa ra các yếu tố văn hóa quan trọng có ảnh hưởng đến việc hội nhập vào chuẩn mực kế toán quốc tế bao gồm: Khoảng cách quyền lực (Power Distance), Chủ nghĩa cá nhân (Individualism), Sự tránh né những vấn đề chưa rõ (Uncertainty-Avoidance) và Tính nam tính (Masculinity). Trong đó, các khái nhiệm được ông giải thích như sau:

+ Khoảng cách quyền lực: liên quan đến mức độ xã hội có thể chấp nhận sự bất bình đẳng bên trong các định chế (gia đình, trường học, cộng đồng,…) và tổ chức (nơi con người làm việc). Điều này ảnh hưởng đến hành vi của các cá nhân có sức mạnh ít và sức mạnh nhiều trong xã hội. Các cá nhân trong xã hội có khoảng cách quyền lực rộng chấp nhận một trật tự có thứ bậc, trong khi các cá nhân trong xã hội có quyền lực hẹp thường cố gắng đấu tranh và tìm kiếm sự công bằng thông qua nhiều hình thức khác nhau.

+ Chủ nghĩa cá nhân: liên quan đến mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân trong một xã hội. Đối với các nền văn hóa thiên về chủ nghĩa cá nhân, các cá nhân trong một xã hội tự quan tâm, chăm lo cho bản thân và gia đình của mình. Ngược lại, những nền văn hóa có thiên hướng đi vào chủ nghĩa tập thể, các cá nhân có xu hướng quan tâm nhiền hơn đến những người xung quanh và lợi ích của tập thể nói chung hơn là mối quan tâm đến chính bản thân mình.

+ Sự né tránh những vấn đề chưa rõ: liên quan đến mức độ mà xã hội cảm thấy bị đe dọa bởi những tình huống không rõ ràng, thể hiện qua nhu cầu cần phải có những dự

đoán trước mọi tình huống trong luật lệ, quy định. Những xã hội có xu hướng theo sự né tránh những điều chưa rõ mạnh thường duy trì luật lệ một cách nghiêm ngặt. Ngược lại những xã hội có xu hướng theo sự né tránh những điều chưa rõ yếu thì thường duy trì một môi trường linh hoạt, thông thoáng hơn và dễ dàng chấp nhận sự thay đổi hơn.

+ Tính nam tính: Những quốc gia có tính nam tính thường chú trọng vào thành quả và sự thành công trong khi những quốc gia có tính nữ tính thường chú trọng đến việc quan tâm đến các thành viên trong xã hội và chất lượng của cuộc sống.

2.2.2.3 Quan điểm của Branson và các đồng nghiệp [22]

Theo quan điểm của Branson và các đồng nghiệp, các nhân tố tác động đến hệ thống kế toán quốc gia khi hội nhập vào các chuẩn mực kế toán quốc tế bao gồm: môi trường kinh tế, môi trường chính trị, môi trường pháp lý và thuế, môi trường kinh doanh, môi trường chuyên nghiệp, môi trường văn hóa, môi trường giáo dục và môi trường quốc tế.

+ Môi trường kinh tế: bao gồm các yếu tố cơ bản là sự tư nhân hóa, mức độ mở của nền kinh tế, sự phát triển của nền kinh tế và thương mại quốc tế của quốc gia

+ Môi trường chính trị: bao gồm các yếu tố cơ bản: sự ổn định của chính trị, trách nhiệm giải trình và nền dân chủ.

+ Môi trường pháp lý và thuế:

. Về môi trường pháp lý: Theo Branson và các đồng nghiệp hệ thống pháp luật của các quốc gia được chia thành 2 hệ thống chính: hệ thống Luật Thông Dụng (Common Law) và hệ thống Luật theo Luật Định (Code Law). Khuôn khổ đối với báo cáo tài chính tại các quốc gia theo hệ thống Luật Thông Dụng thường có xu hướng chú trọng vào giá trị trung thực, tính minh bạch và việc trình bày thông tin một cách đầy đủ nhất. Việc ban hành các chuẩn mực và thi hành các chuẩn mực chủ yếu là chức năng của khối tư nhân. Sự can thiệp của chính quyền là rất hạn chế. Thị trường chứng khoán là nơi cung cấp nguồn vốn chủ yếu cho các doanh nghiệp. Do đó, khuôn khổ pháp lý thường nhấn mạnh đến quyền của các cổ đông. Ngược lại, tại các nước theo hệ thống Luật Định, chính quyền là nơi ban hành các chuẩn mực kế toán quốc gia, thường bị ảnh hưởng bởi các

nhóm mang tính chất chính trị như: liên đoàn lao động, ngân hàng và các hội liên hiệp doanh nghiệp. Ngân hàng và chính quyền là nguồn cung cấp tài chính chính trong nền kinh tế. Do đó, báo cáo tài chính chú trọng đến việc bảo vệ các chủ nợ. Báo cáo tài chính tại các quốc gia này có đặc tính không yêu cầu nhiều về việc trình bày, song có tính liên kết lớn với luật doanh nghiệp và thuế.

. Về môi trường thuế: Branson và các đồng nghiệp hoàn toàn đồng ý với quan điểm của tác giả Nobes.

+ Môi trường chuyên nghiệp: bao gồm các yếu tố cơ bản: sự đầy đủ của các chuẩn mực kế toán, sự tồn tại và tầm quan trọng của các tổ chức nghề nghiệp, năng lực của những người làm kế toán, sự sẵn sàng hỗ trợ về mặt pháp lý.

+ Môi trường kinh doanh: bao gồm các yếu tố cơ bản: đặc điểm của doanh nghiệp, mức độ phát triển của thị trường vốn, các dạng hệ thống tài chính phổ biến.

+ Môi trường văn hóa: Branson và các đồng nghiệp sử dụng 4 nhân tố do Geert Hofstede đưa ra.

+ Môi trường giáo dục

+ Môi trường quốc tế: bao gồm các yếu tố cơ bản: tầm quan trọng của các công ty đa quốc gia, tầm ảnh hưởng của các định chế tài chính trên thế giới như World Bank hoặc IMF, tầm ảnh hưởng của việc bị thuộc địa, việc ảnh hưởng khi trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO hoặc các Hiệp định hợp tác kinh tế.

2.3 TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 2.3.1 Các nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu Định hướng vận dụng giá trị hợp lý trong công tác kế toán tại các doanh nghiệp TP HCM theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)