ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Định hướng vận dụng giá trị hợp lý trong công tác kế toán tại các doanh nghiệp TP HCM theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (Trang 25)

1.6.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là IFRS13 và việc áp dụng chuẩn mực trên trong điều kiện kinh tế Việt Nam.

1.6.2 Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu việc áp dụng Chuẩn mực quốc tế về giá trị hợp lý tại các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh.

+ Về thời gian: Các số liệu trong Luận văn được tác giả thực hiện khảo sát trong khoảng thời gian từ tháng 10/2014 đến tháng 01/2015.

1.7. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Luận văn đã khái quát những vấn đề lý luận chung về giá trị hợp lý trong kế toán, tổng kết các kinh nghiệm về sử dụng giá trị hợp lý trong kế toán quốc tế, giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về giá trị hợp lý trong kế toán.

Trên cơ sở nghiên cứu và khảo sát thực trạng nhận thức về IFRS 13 “Đo lường giá trị hợp lý” tại Việt Nam hiện nay, nhu cầu và mong muốn của các chủ thể trong nền kinh tế trong việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về giá trị hợp lý cho các doanh nghiệp Việt Nam, tác giả đề ra mô hình các nhân tố tác động đến việc triển khai giá trị hợp lý tại Việt Nam. Đây là một đóng góp quan trọng trong việc đưa giá trị hợp lý theo Chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS 13 vào thực tiễn và các điều kiện tại Việt Nam

1.8. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

Luận văn gồm99trangcó kết cấu như sau:

+ Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu

+ Chương 3: Thực trạng giá trị hợp lý được áp dụng trong hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam

+ Chương 4: Xây dựng mô hình các nhân tố tác động đến việc vận dụng giá trị hợp lý vào doanh nghiệp tại Việt Nam

+ Chương 5: Một số giải pháp và kiến nghị để triển khai giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam

+ Kết luận

+ Tài liệu tham khảo

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của Luận Văn đề cập đến tổng quan các vấn đề cần nghiên cứu, trong đó bao gồm tính cấp thiết, mục tiêu, nội dung, phương pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, khung nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu là xây dựng được mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng GTHL vào các doanh nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh bằng việc áp dụng các phương pháp định tính và định lượng.

CHƯƠNG 2:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ HỢP LÝ

2.1 LỊCH SỬ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ HỢP LÝ TRONG KẾ TOÁN

2.1.1 Vài nét về Ủy Ban Chuẩn Mực Kế Toán Tài Chính Hoa Kỳ (FASB) và Ủy Ban

Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế (IASB)

a. Ủy Ban Chuẩn Mực Kế Toán Tài Chính Hoa Kỳ (FASB)

Trước khi FASB được thành lập, các chuẩn mực kế toán và các hướng dẫn liên quan đến các vấn đề kế toán hiện hành được ban hành bởi Ủy Ban Thủ Tục Kế Toán (ARBs) được thành lập năm 1938 và sau đó bởi Ủy Ban Nguyên Tắc Kế Toán (Accounting Principle Board - APBs), một tổ chức do Viện kế toán viên công chứng Mỹ (AICPA) thành lập năm 1959. Năm 1970, APBs bị nhiều chỉ trích về việc ban hành các chuẩn mực thiếu khách quan do không có sự tham gia của các tổ chức khác bên ngoài AICPA. Ngoài ra Ủy Ban này cũng không đưa ra các mục tiêu và nguyên tắc có thể chấp nhận rộng rãi. Vì thế AICPA đã lập ra 03 Ủy ban để xét duyệt lại các vấn đề bị chỉ trích và thành lập một Ủy ban độc lập hơn, đó chính là Ủy Ban Chuẩn Mực Kế Toán Tài Chính Hoa Kỳ, gọi tắt là FASB.

FASB là một tổ chức hoạt động độc lập được thành lập năm 1972 bao gồm 07 thành viên đến từ khu vực kế toán công, ngành nghề tư nhân, khu vực hàn lâm và cơ quan giám sát. FASB được chỉ định xét duyệt, cải tiến các chuẩn mực cũ, ban hành thêm các chuẩn mực kế toán tài chính và các hướng dẫn cũng như khuôn mẫu lý thuyết cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính trong khu vực kinh tế tư nhân. FASB có 02 tổ chức hỗ trợ:

+ Hội đồng tư vấn chuẩn mực kế toán tài chính (FASAC) có nhiệm vụ tư vấn về các vấn đề kỹ thuật cần được FASB quan tâm và các vấn đề khác.

+ Ban xử lý các vấn đề phát sinh (EITF) có nhiệm vụ ban hành các trích yếu EITF về các vấn đề hiện có hay vừa phát sinh, những vướng mắc trong thi hành và các vấn đề thảo luận nhằm hướng dẫn việc áp dụng các tuyên bố kế toán có liên quan.

b. Ủy Ban Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế (IASB)

Cơ quan đầu tiên xây dựng và ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế là Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC). Đây là một tổ chức độc lập thành lập năm 1973, bao gồm đại diện của 13 nước thành viên trực thuộc Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC), đại diện của 03 tập đoàn kinh tế lớn và một số quan sát viên độc lập đến từ Ủy Ban Châu Âu, Trung Quốc, Ủy Ban Chứng Khoán Quốc Tế (IOSCO), Ủy Ban Chuẩn Mực Kế Toán Tài Chính Hoa Kỳ (FASB).

Đến năm 1977, IASC nhận thấy xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới đòi hỏi cần phải tập trung sức mạnh từ các hệ thống kế toán quốc gia để xây dựng một hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế hoàn thiện hơn. Do đó, IASC quyết định cơ cấu lại tổ chức của mình. Tháng 12/1999, IASC đã chỉ định một Ủy Ban lựa chọn và thành lập Hội đồng thành viên (Trustees) gồm 22 thành viên đến từ các khu vực địa lý, lĩnh vực chuyên môn khác nhau, trong đó có 06 người đến từ Bắc Mỹ, 06 người đến từ Châu Âu, 06 người đến từ khu vực Châu Á Thái Bình Dương và 04 người còn lại đến từ các quốc gia, khu vực khác. Nhiệm vụ của Trustees là bổ nhiệm các thành viên IASC, Hội đồng cố vấn chuẩn mực (SAC) và Ủy ban hướng dẫn các chuẩn mực báo cáo tài chính (IFRIC), giám sát hiệu quả hoạt động của IASC, tìm kiếm, phê duyệt và soát xét nguồn tài chính của IASC.

Để thực hiện chức năng của mình, vào tháng 02/2001, Hội đồng thành viên (Trustees) đã thiết lập nên Ủy ban sáng lập chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC Foundation). Ủy ban này bao gồm 03 tổ chức chính là Ủy Ban Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế (IASB), Hội đồng cố vấn chuẩn mực (SAC) và Ủy ban hướng dẫn các chuẩn mực báo cáo tài chính (IFRIC).

IASB: Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế, là tổ chức độc lập thuộc khu vực tư nhân bắt đầu hoạt động vào ngày 01/04/2001 dưới sự giám sát của IASC Foundation, bao gồm 14 thành viên trong đó có 12 thành viên chuyên trách. Mục tiêu hoạt động chính của IASB là:

+ Phát triển các chuẩn mực kế toán có chất lượng cao, thống nhất, dễ hiểu và có tính chất khả thi cao cho toàn thế giới trên quan điểm phục vụ lợi ích của công chúng.

+ Tăng cường tính minh bạch, có thể so sánh được của thông tin trong báo cáo tài chính và các báo cáo liên quan đến tài chính, kế toán khác, giúp những thành viên tham gia thị trường vốn thế giới và những người sử dụng báo cáo tài chính đưa ra các quyết định kinh tế.

+ Xúc tiến việc sử dụng và ứng dụng nghiêm ngặt các IASs.

+ Cung cấp những giải pháp có chất lượng cao cho sự hòa hợp giữa hệ thống chuẩn mực kế toán quốc gia và các chuẩn mực kế toán quốc tế.

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển giá trị hợp lý

GTHL là một thuật ngữ mới trong lĩnh vực kế toán. Cơ sở hình thành của nó xuất phát từ nhu cầu sử dụng thông tin của xã hội cũng như những hạn chế của các phương pháp kế toán trước đó. Quá trình hình thành và phát triển của GTHL có thể chia làm các giai đoạn như sau:

Giai đoạn từ 1960 đến 1990: Giá trị hợp lý bắt đầu xuất hiện và mở rộng phạm vi sử dụng.

Trên thế giới giá trị hợp lý xuất hiện lần đầu tại Mỹ được đề cập trong báo cáo của Ủy ban nguyên tắc (APB). Sự hình thành giá trị hợp lý là một quá trình lâu dài:

Từ năm 1962 – 1969: là giai đoạn tiền đề, trong giai đoạn này giá thị trường được sử dụng nhưng trong một số trường hợp không có thị trường hoạt động để có thể xác định được giá thị trường.

Đến năm 1970: giá trị hợp lý chính thức xuất hiện được đề cập trong Ý kiến của Ủy ban nguyên tắc số 16 và 17 ghi nhận lợi thế thương mại và giá trị của tài sản hợp nhất:

+ APB Opinion 16 – Hợp nhất doanh nghiệp “Tất cả tài sản, nợ phải trả có được trong hợp nhất doanh nghiệp nên được ghi nhận theo giá trị hợp lý của chúng tại ngày mua”

+ APB Opinion 17 - Tài sản vô hình “Sự khác nhau giữa giá trị hợp lý và chi phí sẽ được coi như lợi thế thương mại”

Sau khi xuất hiện, giá trị hợp lý tiếp tục được thừa nhận và phạm vi sử dụng của giá trị hợp lý dần dần được mở rộng. Giá trị hợp lý bắt đầu nhận được sự quan tâm và áp dụng của nhiều nước cũng như Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) được sử dụng trong nhiều lĩnh vực: ngân hàng, viễn thông … và cũng xuất hiện những hướng dẫn hạn chế về cách xác định và trình bày giá trị hợp lý trên báo cáo tài chính.

Năm 1982: văn bản đầu tiên của hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) đề cập đến định nghĩa giá trị hợp lý là chuẩn mực kế toán quốc tế số 16 “Bất động sản, Nhà xưởng và Máy móc thiết bị” (IAS 16) đã được ban hành. Theo chuẩn mực kế toán này, “giá trị hợp lý là giá trị tài sản có thể đem trao đổi giữa các bên có thể hiểu biết, thiện chí trong một giao dịch trao đổi ngang giá”.

Định nghĩa giá trị hợp lý được bổ sung trong chuẩn mực kế toán quốc tế số 17 “Thuê tài sản” (IAS 17) ban hành năm 1982. Theo chuẩn mực kế toán này, “giá trị hợp lý là giá trị tài sản có thể đem trao đổi, hay nợ phải trả được thanh toán giữa các bên có hiểu biết, có thiện chí trong một giao dịch trao đổi ngang giá”. IAS 17 đề cập đến giá trị hợp lý của cả tài sản và nợ phải trả.

Giai đoạn từ 1991 đến nay: Giá trị hợp lý phát triển mạnh mẽ được khẳng định qua 2 giai đoạn:

Từ năm 1991 – 2000: được đánh dấu bằng hàng loạt chuẩn mực của Mỹ: FASB Statement 107 (1991) - giá trị hợp lý của công cụ tài chính, FASB Statement 104 – hợp nhất doanh nghiệp, FASB Statement 142 – lợi thế thương mại và tài sản vô hình… các chuẩn mực đã đưa ra những hướng dẫn rõ ràng hơn về giá trị hợp lý.

Trong giai đoạn này chuẩn mực Mỹ cũng như quốc tế đã bắt đầu sử dụng giá trị hợp lý cho việc đánh giá sau ghi nhận ban đầu. Giá trị hợp lý được áp dụng rộng rãi trong nhiều ngành, trong nhiều khoản mục làm xuất hiện sự lo lắng về khả năng của giá trị hợp lý do những hướng dẫn về giá trị hợp lý vẫn chưa đạt được sự thống nhất chung và có nhiều mâu thuẫn trong các công bố.

Từ năm 2000 đến nay: Để giải quyết những lo lắng về giá trị hợp lý FASB và IASB đã bắt tay vào nghiên cứu sâu hơn về lý thuyết của giá trị hợp lý.

Năm 2004, dự án hội tụ kế toán IASB – FASB được tiến hành trong đó có dự án về giá trị hợp lý trong kế toán.

Tháng 5/2005, Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) công bố “Văn bản thảo luận về các phương pháp đo lường có sử dụng giá trị hợp lý”. Theo văn bản này, sự nhất quán giá trị hợp lý là giá trị trao đổi được các thành viên IASB ủng hộ. Văn bản có đề cập đến định nghĩa “giá trị hợp lý là giá trị của tài sản hay nợ phải trả có thể trao đổi giữa các bên có hiểu biết, có thiện chí trong một giao dịch trao đổi ngang giá”

Tháng 11/2006, IASB và FASB tiến hành thảo luận các vấn đề liên quan đến đo lường giá trị hợp lý.

Tháng 9/2010, IASB công bố dự thảo và đầu tháng 5/2011, phát hành IFRS 13 (Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế số 13) – Đo lường giá trị hợp lý (Fair Value Measurement) có hiệu lực từ ngày 01/1/2013. FASB cũng đã cập nhật chủ đề số 820 (báo cáo số 157 đo lường giá trị hợp lý – ban hành năm 2006 trước đây của FASB) về giá trị hợp lý, hoàn thành dự án lớn cải thiện IFRS (Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế) và US GAAP (các nguyên tắc kế toán được thừa nhận ở Mỹ) mang lại sự hội tụ giữa chúng.

2.2 TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT NỀN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.2.1 Xu hướng và phương pháp hội nhập vào chuẩn mực kế toán báo cáo tài chính quốc tế quốc tế

Toàn cầu hóa đang dần trở thành một xu hướng chủ đạo đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Điều đó đã dẫn đến yêu cầu cấp bách của việc hội tụ chuẩn mực kế toán quốc gia vào chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS) nhằm giúp cho các chủ thể trong nền kinh tế có thông tin kinh tế tài chính tốt hơn và mang tính so sánh hơn. Theo khảo sát của IASB năm 2014 tính tới thời điểm hiện tại đã có hơn 130 nước trên thế giới đã áp dụng hoặc đang trong quá trình áp dụng IAS/IFRS. Điều này cho thấy hội nhập quốc tế trong lĩnh vực kế toán là xu hướng không thể thay đổi và là xu hướng phát triển tất yếu cho cả các nước phát triển và đang phát triển.

Tuy nhiên, quá trình hội nhập vào IAS/IFRS ở các quốc gia không giống nhau. Chuẩn mực kế toán tại các quốc gia đang phát triển thường có sự khác biệt khá lớn với IAS/IFRS do sự khác biệt về đặc điểm kinh tế, lịch sử, văn hóa và pháp luật. Kết quả là các quốc gia đang phát triển thường có triết lý kế toán rất khác biệt và các chuẩn mực của các quốc gia này thường dựa trên các điều luật nhiều hơn là hướng tới thị trường vốn và các nhà đầu tư. Nghiên cứu của Shil và các đồng nghiệp (2009) [42] đã cho kết quả rằng các quốc gia đang phát triển thường phải đối mặt với nhiều thách thức hơn, tốn nhiều thời gian và công sức hơn trong quá trình hội tụ vào IAS/IFRS.

Thông thường quá trình hội tụ vào IAS/IFRS có thể diễn ra theo một trong ba phương pháp sau:

+ Phương pháp 1: Áp dụng toàn bộ hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế, gần như không sửa đổi. Đại diện cho mô hình này là Nigieria, Malaysia, Singapore... Ở Hồng Kông và Indonesia, IAS/IFRS có ảnh hưởng rất đáng kể trong việc thiết lập chuẩn mực kế toán. Ở các quốc gia này, các chuẩn mực BCTC quốc tế được hiệu chỉnh tối thiểu khi thiết lập hệ thống chuẩn mực kế toán quốc gia.

+ Phương pháp 2: Các quốc gia vừa mới chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường (như Trung Quốc, Đông Âu), hay các quốc gia như Phillipine, Lào… đã sử dụng hệ thống chuẩn mực BCTC quốc tế làm cơ sở chủ yếu để xây dựng hệ thống chuẩn mực cho mình. Ảnh hưởng của IAS/IFRS cũng tương tự như các quốc gia theo phương pháp 1, tuy nhiên, các quốc gia này không vận dụng toàn bộ mà chỉ vận dụng một phần có sửa đổi để xây dựng và hoàn thiện hệ thống chuẩn mực của riêng mình.

+ Phương pháp 3: Áp dụng tại các quốc gia mà hệ thống chuẩn mực kế toán của họ ra đời trước khi có sự ra đời của IAS, nên họ chỉ cần sửa đổi để hòa hợp với chuẩn mực quốc tế. Đây là trường hợp của các quốc gia đã phát triển, có nền kế toán lâu đời, thuộc

Một phần của tài liệu Định hướng vận dụng giá trị hợp lý trong công tác kế toán tại các doanh nghiệp TP HCM theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)