Đánh giá tổng quan về hoạt động XKLĐ của Việt Nam

Một phần của tài liệu thực trạng xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 70)

a) Thị trường lao động thế giới và yêu cầu của các nước tiếp nhận lao động

Hiện nay hoạt động xuất khẩu lao động hay còn gọi là di cư lao động quốc tế ngày càng trở nên phổ biến tại mọi quốc gia trên thế giới. Theo Tổ chức Lao động quốc tế hiện có khoảng 60 nước có di cư và xuất khẩu lao động, làm việc ở nước ngoài với tổng số gần 120 triệu người trong đó các nước Châu Á chiếm khoảng 50%. Tất cả các quốc gia xuất khẩu lao động đều nhận thức được vai trò của xuất khẩu lao động trong chiến lược phát triển của mình, do đó đều có đặc điểm chung là xây dựng một hệ thống chính sách, luật lệ, quản lý Nhà nước nhằm tăng cường xuất khẩu lao động trên quy mô lớn.

Bên cạnh đó, để cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường lao động quốc tế, các nước đều cố gắng phát huy lợi thế của mình, khiến cho hình thức và cách tiến hành xuất khẩu lao động hết sức phong phú và đa dạng. Nếu như dịch vụ giúp việc gia đình là thế mạnh của lao động Phillipine ( chiếm gần 1/2 trên tổng số lao động ở nước ngoài) thì xuất khẩu lao động theo công trình trúng thầu là thế mạnh của Trung Quốc. Một số nước lại cùng một lúc vừa xuất khẩu vừa nhập khẩu lao động như Thái Lan, Ấn Độ mỗi năm đưa khoảng 50.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó khuyến khích xuất khẩu lao động có trí thức, tay nghề cao (30% lực lượng lao động ở khu vực công nghệ cao - thung lũng Silicon của Mỹ là người có quốc tịch hoặc gốc Ấn Độ), nhưng Ấn Độ cũng nhập cư hàng chục nghìn lao động người Nepal, Bangladesh. Nhiều sinh viên thanh niên Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan sang Mỹ, Tây Âu, Australia, New Zealand để du học và tìm việc trong khi đất nước họ lại tiếp nhận lao động từ các nước Châu Á khác đến làm việc.

Hầu hết các nước nhập khẩu lao động đều yêu cầu lao động giản đơn, tay nghề thấp là chủ yếu ( chiếm khoảng 80% tổng số lao động). Ngoài các tiêu chuẩn như tuổi đời phải còn trẻ ( thường không quá 35 tuổi), có sức khoẻ tốt người lao động phải chấp nhận mức thu nhập thấp. Lương cho người lao động ở nước ngoài được xác định theo cơ chế thở thuận trong hợp đồng, vì vậy thường thấp hơn mức lương tối thiểu và mức lương trả cho người bản địa với cùng một công việc, nhiều nước như Pakistan, Banladesh, Indonexia nhờ chấp nhận giá nhân công rất thấp, chỉ khoảng 150 USD/tháng hoặc Philipine chỉ quy định mức lương tối thiểu trong nước là 135 USD/tháng nên hành năm đưa được số lao động lớn và ổn định ra nước ngoài làm việc. Trong các loại

hình lao động giản đơn thì lao động có tay nghề cơ khí, điện, lắp ráp điện tử, may mặc, y tá, giúp việc gia đình, thuyền viên... có nhu cầu khá cao đòi hỏi người lao động phải có trình độ tay nghề và ngoại ngữ nhất định. Đối với các ngành đỏi hỏi trình độ cao như tin học, vi sinh học... lao động của các nước đang phát triển ít có điều kiện thâm nhập vào thị trường các nước phát triển, nếu có thì thường là con đường nhập cư, du học rồi ở lại làm việc, Ấn Độ là nước có kinh nghiệm và thành tích khá trong lĩnh vực này.

b) Khả năng cạnh tranh của lao động Việt Nam so với các nước xuất khẩu lao động khác

Chính phủ nhiều nước coi xuất khẩu lao động là chiến lược quốc sách lâu dài nên đều có chương trình quốc gia về xuất khẩu lao động. Thực hiện xã hội hoá triệt để, coi đây là công việc thường xuyên của xã hội. Thiết lập bộ máy quản lý Nhà nước hoàn chỉnh, bao gồm các cơ quan hữu trách, đại diện các công ty xuất khẩu lao động tại nước sở tại, một số nước cũng có tuỳ viên lao động ở các cơ quan đại diện ở nước ngoài. Hệ thống luật lệ và quy định minh bạch, chặt chẽ, nhưng cũng rất thông thoáng tạo chủ động cho người lao động và các doanh nghiệp. Chính phủ khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu lao động kể cả hình thức di cư, thăm thân nhân, tự tìm kiếm việc làm ở nước ngoài.

Việc xã hội hoá xuất khẩu lao động ở Việt Nam còn hạn chế, thể hiện các khía cạnh: ít về số lượng và địa bàn chủ lực, nghèo về loại hình lao động, chưa triển khai mạnh mẽ và phổ cập các yêu cầu về kiến thức chuyên môn, tay nghề, ngoại ngữ, văn hoá, lối sống ở nước sở tại cho người lao động trước khi họ đi làm việc ở nước ngoài, chủ yếu là xuất khẩu thô, chưa khai thác, đầu tư cho xuất khẩu lao động có tay nghề cao như chuyên gia, kỹ sư máy tính, hoặc đi theo các công trình thầu...

So với các nước khác, bộ máy tuyển dụng đưa lao động đi của Việt Nam còn nhiều phiền hà, chi phí để đi lao động ở nước ngoài còn quá cao, rất tốn kém, đặc biệt đối với người nghèo, bao gồm nhiều khâu chi phí khác nhau như tiền làm thủ tục giấy tờ ( hộ chiếu, khám sức khoẻ, giấy tờ tư pháp...), tiền đặt cọc, chi phí đào tạo, thường lên tới hàng chục triệu đồng, do đó đã tạo ra gánh nặng vật chất, sức ép lên người đi lao động, phải tìm cách hoàn bù lại nhanh số tiền đã chi phí. Vì vậy, đã dẫn đến nhiều tiêu cực, vượt rào, vi phạm pháp luật nước sở tại của lao động.

Trong khi đó, ngoài việc hỗ trợ đào tạo qua hệ thống các trung tâm đào tạo định hướng về ngoại ngữ, tay nghề trước khi đi, các nước xuất khẩu lao động khác còn có những hình thức hỗ trợ thiết thực cho người lao động như

cung cấp thông tin miễn phí, cấp giấy phép nhanh với chi phí thấp (khoảng 100 USD cho cả thời kỳ lao động), không đánh thuế thu nhập đối với người lao động ở nước ngoài, miễn thuế chuyển tiền về nước, quy định giới hạn số tiền người lao động phải đặt cọc ở mức hợp lý, lập quỹ phúc lợi xã hội để hỗ trợ tư pháp, trợ giúp vật chất cho người lao động bị tai nạn, trả tiền vé về nước, phụ cấp cho gia đình họ khi gặp khó khăn...Việc áp dụng các chính sách khuyến khích xuất khẩu lao động rất linh hoạt trong từng hoàn cảnh, điều kiện cụ thể.

c) Đánh giá một số khó khăn của hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam giai đoạn 2010 – 6 tháng đầu 2013

Thị trường lao động của chúng ta chủ yếu tập trung vào một số thị trường cũ như Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc…; trong đó một loạt các thị trường tiềm năng có thu nhập cao khác như Mỹ, Anh, Pháp thì chúng ta vẫn chưa chạm tới được. Nếu có thì cũng chỉ là một vài doanh nghiệp ký kết hợp đồng trực tiếp, còn thực tế thì Việt Nam chưa có một cung chính thức nào. Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta mới chỉ đang tìm hiểu các thị trường đó một cách dè dặt, chưa có những chính sách mang tính chiến lược, bứt phá…

Lao động của chúng ta xuất khẩu chủ yếu là lao động thủ công, tay nghề chưa cao. Theo báo cáo của Cục Quản lý lao động ngoài nước, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo xuất khẩu đi các nước của nước ta chỉ đạt 15%. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo thấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng lao động, nguồn thu cho ngân sách và cho chính bản thân người lao động.

Bên cạnh đó, ngành nghề mà chúng ta có sử dụng nhiều lao động xuất khẩu cũng chỉ hạn chế như ngành xây dựng, vận tải biển, khán hộ công và giúp việc gia đình, thuyền viên tàu cá, dệt may…; trong khi đó các ngành nghề đòi hỏi tay nghề và trình độ như các ngành công nghệ thông tin, tài chính, ngân hàng, điều dưỡng, y tá… thì số lượng lao động của Việt Nam còn khiêm tốn. Bài toán nhằm giải quyết trình độ của người lao động đang là một vấn đề được đưa ra bàn luận tại các cuộc họp của Quốc hội. Bởi Việt Nam xuất phát điểm từ một đất nước thuần nông, mọi lối sống, tác phong của người Việt Nam đều bị ảnh hưởng mãnh mẽ bởi nền nông nghiệp canh tác lúa nước. Đây là một trong những khó khăn mà chúng ta không thể khắc phục trong một sớm một chiều; cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhân dân và chính phủ.

Một thực tế đáng buồn hiện nay là nguồn lao động của Việt Nam đang bị lãng phí rất lớn. Có rất nhiều người lao động đang phải chờ được đi XKLĐ ở các Trung tâm hay Công ty XKLĐ không có đủ chức năng và cả ở những Trung tâm, Công ty XKLĐ “ma”. Nguồn lao động này chủ yếu là những

người nông dân đang chờ mong một cơ hội để thay đổi cuộc sống. Tuy nhiên, niềm hy vọng đó của nhiều người đang ngày càng bị mai một bởi những chiêu thức lừa đảo quá tinh vi và bởi cả những khoản nợ chồng chất do đi vay để nộp tiền đặt cọc. Và thêm vào đó là hàng loạt các rủi ro khác như: không XKLĐ được sau một thời gian dài chờ đợi và cũng không thể lấy lại được số tiền đã đặt cọc, hoặc nếu có thì chỉ là một phần nhỏ, lao động bị bỏ rơi ngày càng gia tăng. Từ năm 2007 đến nay, Bộ đã xử phạt vi phạm hành chính đối với nhiều doanh nghiệp, trong đó phạt tiền 86 lượt, tạm đình chỉ hoạt động xuất khẩu lao động 6 tháng với 2 doanh nghiệp, tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng đối với 8 đơn vị, phạt cảnh cáo đối với 85 doanh nghiệp... Hiện có 8 Ban quản lý lao động ở nước ngoài có nhiệm vụ quản lý và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, xử lý các vấn đề phát sinh.

4.4.2 Đánh giá thuận lợi khó khăn của hoạt động XKLĐ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

4.4.2.1 Thuận lợi

Quy mô lực lượng lao động lớn, nguồn lao động dồi dào, trẻ, năng động, cung lao động lớn. Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao, khả năng đáp ứng được nhu cầu ngày càng khắc khe của thị trường nhập khẩu lao động.

Hình thức và ngành nghề cung ứng lao động cho các nước rất đa dạng, số lao động đi làm việc tại các nước khá thuận lợi, đa số thực hiện theo hợp đồng cung ứng lao động, có thời gian hợp đồng từ 2 năm trở lên đến 4 năm.

Cơ chế xuất khẩu lao động được đổi mới về cơ bản từ cơ chế tập trung sang cơ chế thị trường, trong đó các tổ chức trực tiếp tìm kiếm thị trường, ký kết và thực hiện hợp đồng cung ứng lao động, cơ chế này từng bước phù hợp với cơ chế tiếp nhận lao động của thị trường lao động quốc tế.

Quản lý nhà nước về công tác xuất khẩu lao động được thiết lập và tăng cường: Nhà nước đã ban hành 1 hệ thống pháp luật về xuất khẩu lao động tạo hành lang pháp lý và sự thông thoáng cho các tổ chức xuất khẩu lao động chủ động tìm kiếm thị trường. Thủ tục hành chính trong xuất khẩu lao động được thay đổi theo hướng thuận tiện, đơn giản.

4.4.2.2 Khó khăn

Các nền kinh tế trên thế giới hiện đang hồi phục, nhưng vẫn diễn biến khó lường. Vẫn còn bị ảnh hưởng của khủng hoảng nợ công ở một số quốc gia châu Âu, nên thị trường lao động quốc tế bị thu hẹp, làm cho sự cạnh tranh giữa các quốc gia cung ứng lao động vốn đã rất gay gắt càng trở nên gay gắt

hơn. Đồng thời, làm ảnh hưởng đến việc phát triển các thị trường mới của Việt Nam nói chung, Đồng Tháp nói riêng.

Ý thức kỷ luật và chấp hành pháp luật của lao động Việt Nam nói chung, Đồng Tháp nói riêng còn yếu kém. Tâm lý chung là hướng vào các thị trường có thu nhập cao, nhưng tiêu chuẩn mà các nước sử dụng lao động đòi hỏi cũng khá cao như Hàn Quốc và Nhật Bản, trong khi nhận thức của lao động chưa cao, trình độ ngoại ngữ và tay nghề còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được các yêu cầu. Đặc biệt ý thức kỷ luật và chấp hành pháp luật còn yếu kém. Hậu quả là tình trạng ồ ạt bỏ hợp đồng ra ngoài cư trú bất hợp pháp tại một số thị trường như Hàn quốc, Đài Loan... nảy sinh nhiều vụ việc nghiêm trọng do họ không đủ năng lực bảo vệ bản thân, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Hơn nữa, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của lao động Việt Nam đối với chủ sử dụng lao động và khó khăn cho việc ta đưa lao động sang các thị trường này trong thời gian tới.

Người lao động vẫn còn gặp nhiều khó khăn như tay nghề hạn chế, khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, ít hiểu biết về pháp luật, khả năng thích nghi với văn hóa nước bạn. Chưa hiểu rõ được quyền lợi, khi gặp các vấn đề như bóc lột hay khó khăn thì liên hệ với ai, cơ quan nào… chỉ mong muốn làm sao được xuất cảnh sớm. Bên cạnh đó, một số lao động còn có suy nghĩ sai lầm về XKLĐ, họ nghĩ qua bên nước ngoài làm những công việc nhẹ nhàng mà lương cao, lười lao động... Nhưng trên thực tế, công việc vẫn giống như ở Việt Nam nhưng thu nhập cao hơn (tùy từng đơn hàng, quốc gia nhập khẩu LĐ).

Các lao động xuất khẩu đem về ngoại tệ cho đất nước, có điều kiện học hỏi nâng cao tay nghề, kinh nghiệm cho bản thân, giúp ích nhiều cho nền kinh tế. Nhưng sau khi về nước, nhiều người không được bố trí vào công việc phù hợp để tận dụng vốn kỹ năng và kinh nghiệm quý giá của mình tích lũy được khi xuất ngoại. Đây cũng là một điều rất đáng tiếc, lãng phí khả năng của lao động xuất khẩu.

Về công tác quản lý: Chính sách ban hành chưa đồng bộ, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, thị trường, chính sách tín dụng, chính sách đầu tư tạo nguồn lao động xuất khẩu, chính sách khuyến khích người lao động sau khi về nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tạo việc làm mới, chính sách khen thưởng các tổ chức, cá nhân có nhiều thành tích trong xuất khẩu lao động chưa được hướng dẫn.

Việc đầu tư tạo mở thị trường xuất khẩu lao động chưa được quan tâm, chưa có các biện pháp nghiên cứu mở rộng thị trường. Việc tổ chức quản lý chưa có sự phối hợp kiểm tra kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ giữa các cơ quan

chức năng, do đó vẫn tồn tại những hiện tượng tiêu cực ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức giới thiệu lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Thủ tục hành chính ở một số khâu còn rườm rà, gây phiền hà tốn kém cho người lao động. Còn hạn chế trong việc chủ động đầu tư mở rộng thị trường, năng lực và kinh nghiệm về thị trường. Công tác thông tin tuyên truyền về xuất khẩu lao động còn hạn chế, do đó nhiều lao động chưa đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng.

Chính sách hỗ trợ vốn cho đối tượng chính sách và người nghèo chưa được thực hiện, như không có ngân hàng của người nghèo cho vay hỗ trợ đặc biệt là chế độ vay tín chấp chưa được triển khai thực hiện theo Quyết định số 40 của Thống đốc Ngân hàng Việt Nam.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ĐỒNG THÁP

Một phần của tài liệu thực trạng xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)