Thực trạng XKLĐ Việt Nam giai đoạn 2010 –6 tháng đầu

Một phần của tài liệu thực trạng xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 47)

Giai đoạn 2010-2012, Việt Nam đã có hơn 254.166 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Phần lớn, người lao động Việt Nam đi sang các thị trường truyền thống như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia, Lào, Campuchia và một số quốc gia Trung Đông... (95%); số còn lại sang lao động tại một số nước Châu Âu và Châu Mỹ.

Từ Bảng 4.3, có thể thấy được sự tăng trưởng không đồng đều trong lĩnh vực xuất khẩu lao động Việt Nam giai đoạn 2010 - 2012. Tốc độ tăng trưởng khá đều và ổn định những giai đoạn 2010-2011 (năm 2010 là 114,06%, năm 2011 đạt 102,87% so với cùng kỳ năm trước). Năm 2012 tốc độ tăng trưởng có chiều hướng đi xuống, chỉ bằng 91,27% so với cùng kỳ năm trước.

Bảng 4.3 Số lượng lao động XKLĐ giai đoạn 2010-2012

ĐVT : lao động Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số lượng

Chỉ tiêu

So với chỉ tiêu

So với cùng kỳ năm trước

85.546 85.000 100,46% 114,06% 88.000 87.000 101,15% 102,87% 80.320 90.000 89,24% 91,27%

Nguồn : Cục quản lý lao động ngoài n ớc, 2010, 2011, 2012

Tính đến cuối năm 2010, theo số liệu tổng hợp của Cục Quản lý lao động ngoài nước, tổng số lao động xuất khẩu của Việt Nam tại tất cả các thị trường là 85.546 người, tăng 10.546 lao động (tương đương 14,06% so với cùng kỳ năm 2009) và đã vượt chỉ tiêu 85.000 người. Nguyên nhân của sự gia tăng là do sau một năm trải qua khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế ở

một số quốc gia đã được phục hồi và bắt đầu tiếp nhận một lượng lớn lao động Việt Nam để xây dựng và phát triển kinh tế đất nước.

Nhìn chung, XKLĐ năm 2011 đã có bước đột phá hơn so với 2010, đạt 88.300 lao động, tăng 2.454 người (tương đương 2,87%) và vượt chỉ tiêu 85.000 lao động. Có thể nói năm 2011 là năm có nhiều sự kiện xảy ra nhất trong lĩnh vực XKLĐ giai đoạn 2010-2012 của Việt Nam, khủng hoảng chính trị ở Ai Cập và Libya bước vào giai đoạn căng thẳng và lên cao trào, khiến hơn 10.000 lao động phải về nước trước thời hạn là sự tổn thất lớn đối với người lao động cũng như cho đất nước. Khủng hoảng nợ công châu Âu, thâm hụt ngân sách lớn ở Mỹ và khủng hoảng kép sóng thần – động đất ở Nhật Bản. Những điều này đã tác động rất lớn đến kết quả của hoạt động XKLĐ của nước ta. Nhưng bên cạnh đó, Chính phủ Hàn Quốc triển khai chương trình EPS – Chương trình cấp giấy phép cho lao động nước ngoài làm việc tại Hàn Quốc. Chương trình này đã mở ra cánh cửa rộng cho lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc (15.214 lao động).

Năm 2012, số lượng lao động tham gia xuất khẩu chỉ đạt 80.320 người (giảm 7980 người, tương đương 9% so với cùng kỳ năm 2011). Nguyên nhân, tháng 8/2012 Hàn Quốc đã tạm ngừng chương trình EPS do tình trạng xuất khẩu lao động chui, lao động Việt Nam cư trú bất hợp pháp gia tăng. Thực tế, tỉ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn tại Hàn Quốc ngày một tăng cao và cao nhất trong 15 nước phái cử lao động tới Hàn Quốc. Việc tạm ngưng chương trình EPS đã khép lại cơ hội đi làm việc tại quốc gia này của hàng chục ngàn LĐ Việt Nam. Bên cạnh đó, còn do tình hình bất ổn chính trị, sự xung đột chủ quyền, mâu thuẫn xảy ra giữa Trung Quốc – Philippins, Trung Quốc – Nhật Bản…

Từ bảng 4.4 Cơ cấu XKLĐ theo thị trường có thể thấy được thị trường tiếp nhận lao động của Việt Nam khá phong phú và đa dạng, tuy nhiên chỉ tập trung ở một số thị trường ở Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Các thị trường truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia luôn thu hút một lượng lớn lao động (năm 2011 chiếm 80,38%, năm 2012 chiếm 70%).

Bảng 4.4 Cơ cấu xuất khẩu lao động theo thị trường

Đơn vị: Lao động

Thị Trường Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Đài Loan Nhật Bản Hàn quốc Ma Cao Lào Campuchia Malaysia 28.499 4.913 8.629 3.124 5.903 3.615 11.741 38.796 6.985 15.214 … … … 9.977 30.533 8.775 9.228 … 6.195 5.215 9.298 Singapore UEA Ả Rập Xê Út Lybia Khác … 5.241 2.729 5.242 5.911 … … … … 17.328 107 1.731 2.360 645 6.233 Tổng 85.546 88.300 80.320

Nguồn: Cục Quản lý lao động ngoài n ớc, 2010, 2011, 2012

Từ bảng 4.4 Cơ cấu XKLĐ theo thị trường có thể thấy được thị trường tiếp nhận lao động của Việt Nam khá phong phú và đa dạng, tuy nhiên chỉ tập trung ở một số thị trường ở Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Các thị trường truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia luôn thu hút một lượng lớn lao động (năm 2011 chiếm 80,38%, năm 2012 chiếm 70%).

Trong giai đoạn 2010-2012, có sự thay đổi khá lớn về số lượng lao động ở hầu hết các thị trường. Các thị trường như Đài Loan, Nhật Bản có số lượng lao động tăng dần qua các năm (thị trường Đài Loan tăng thêm 2.034 người, Nhật Bản tăng thêm 3.862 người). Ở các thị trường Hàn Quốc, Lybia số lượng lao động giảm đáng kể (Hàn Quốc năm 2012 giảm 5.986 người so với năm 2011), nguyên nhân do số lao động Việc Nam cư trú bất hợp pháp tăng cao nên phía Hàn Quốc tạm ngưng chương trình cấp phép cho lao động nước ngoài – chương trình EPS, sự bất ổn chính trị ở thị trường Lybia, Ấn Độ.

Nguồn : Cục quản lý lao động ngoài n ớc, 2012, 2013

Hình 4.1 Số lượng LĐXK 6 tháng đầu năm 2012, 2013

Tổng số lao động xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2013 là 39.465 lao động, đạt 46,4% chỉ tiêu kế hoạch năm 2013, giảm 650 lao động và bằng 98,4% số lao động đi làm việc ở nước ngoài 6 tháng đầu năm 2012. Trong đó, số lao động nam chiếm 25.380 lao động (tương đương 64,31%), lao động nữ chiếm 14.085 lao động (tương đương 35.69%). Qua đây có thể thấy được, có sự chênh lệch lớn về cơ cấu xuất khẩu lao động theo giới tính.

Nguồn : Cục quản lý lao động ngoài n ớc, 2013

Hình 4.2 Cơ cấu XKLĐ theo thị trường 5 tháng đầu năm 2013 Theo thống kê chưa đầy đủ, 5 tháng đầu năm 2013 có 32.226 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, tương đương với số liệu cùng kỳ năm 2012. Thị trường tiếp nhận lao động chủ yếu là ở khu vực Đông Nam Á, trong đó nhiều nhất Đài Loan (47%), Nhật Bản (11%), Malaysia (12%).

40115 39465 39000 39200 39400 39600 39800 40000 40200

6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013

Lao động Nhật Bản, 11% Hàn Quốc, 4% Đài Loan, 47% Macao, 2% Malaysia, 12% Lào, 8% Campuchia, 7% Khác, 8%

Riêng trong tháng 5, các doanh nghiệp đã cung ứng được 6.312 lao động, giảm 9,62% so với tháng 04 liền kề. Số lao động đi làm việc tại khu vực Đông Bắc Á là 20.903 người, chiếm tỷ trọng 64,86% tổng số đưa đi, giảm 2,65% số lượng lao động đưa đi so với cùng kỳ năm trước. Riêng lao động đi làm việc tại Hàn Quốc là 1.429 người, bình quân mỗi tháng Hàn Quốc tiếp nhận 286 người. Quy mô tiếp nhận lao động Việt Nam giảm 75,12% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân cơ bản do một bộ phận lớn lao động hết hạn hợp đồng đã ở lại không về nước như cam kết nên phía bạn đã tạm dừng việc tiếp nhận lao động. Số lao động mới đưa đi chủ yếu là số lao động hết hạn hợp đồng trở về và chủ sử dụng lao động cũ có nhu cầu tiếp nhận họ. Thị trường khu vực Đông Nam Á, có 8.853 lao động Việt Nam đi làm việc chiếm 27,47% tống số lao động đưa đi, tăng 6,89% quy mô lao động đưa đi so với cùng kỳ năm trước. Thị trường các nước khu vực Trung Đông tiếp nhận 955 lao động, chiếm 2, 96% tổng số lao động đưa đi, giảm 24, 33% so với cùng kỳ năm trước. Số lao động đi làm việc tại các nước Bắc Phi là 962 người , chiếm 2,98% tổng số lao động đưa đi, tăng 1,55 lần so với 5 tháng cùng kỳ năm 2012. Trong đó, thị trường Libya tiếp nhận trở lại lao động VN được 962 người và trong tháng 5 là 57 người. Hiện thị trường này cũng đang có khó khăn nhất định bởi nền kinh tế Lybia chậm phục hồi. Các thị trường khác chiếm 1,73%.

Một phần của tài liệu thực trạng xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)