Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu thực trạng xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 68)

Do quan điểm sai lầm của NLĐ, họ nghĩ làm việc ở nước ngoài thì sẽ được thu nhập cao, công việc nhẹ nhàng, môi trường làm việc tốt... nên chỉ muốn xuất cảnh sớm mà không tìm hiểu rõ. Nhưng trên thực tế, tùy từng ngành hàng, quốc gia nhập khẩu mà có chế độ, chính sách, thu nhập các nhau, tính chất công việc khác nhau,... vẫn phải làm việc như ở Việt Nam nhưng thu nhập sẽ cao hơn rất nhiều. Do đó, nảy sinh chán nản, lười lao động, không chí thú lao động, đánh nhau, trộm cắp... hết hạn hợp đồng lại về địa phương tung tinh thiếu trung thực, sai trái về XKLĐ gây hoang mang cho những lao động dự định đi xuất khẩu lao động khiến họ chần chừ và không muốn đi xuất khẩu lao động nữa.

Một số huyện không cho mượn tiền chi phí ban đầu nên lao động nghèo khó có điều kiện theo học giáo dục định hướng và làm các thủ tục đi xuất khẩu lao động. Ngân hàng một số huyện cũng từ chối cho lao động vay vốn tín chấp

để đi xuất khẩu lao động nên có nhiều lao động bỏ cuộc; thị trường Đài Loan đi tốn chi phí cao; lao động đăng ký nhiều để đi Hàn Quốc nhưng điều kiện khó khăn… nên lao động đi xuất khẩu lao động ở thị trường này chưa nhiều.

Ngoài ra, phong trào xuất khẩu lao động của tỉnh trong năm qua không còn xem là chỉ tiêu kế hoạch các cấp, các ngành nữa, sự quan tâm như những năm trước không còn; chính sách hỗ trợ, giúp đỡ của địa phương cho người đi xuất khẩu lao động không còn thực hiện, làm nhiều người không muốn đi xuất khẩu lao động nhất là lao động nghèo.

Sự thay đổi chủ trương và chính sách XKLĐ địa phương. Thời kỳ 2002- 2007 XKLĐ ở Đồng Tháp rất mạnh nhờ có đủ các chủ trương và chính sách khuyến khích từ chỉ thị của Tỉnh ủy, chỉ thị của UBND tỉnh, kế hoạch chỉ tiêu đặt ra hàng năm được giao cho các địa phương, chính sách khuyến khích cho người XKLĐ; lập quỹ hỗ trợ XKLĐ, hỗ trợ học giáo dục đinh hướng, hỗ trợ cho lao động vay đủ chi phí XKLĐ, hỗ trợ rủi ro và hoạt động phối hợp tổ chức thực hiện công tác XKLĐ được thực hiện đồng bộ từ địa phương huyện, thị, xã, phường đến Ngân hàng, Sở Lao động TB&XH và Trung Tâm GTVL đã tạo nên phong trào và thành tích XKLĐ của thời gian đó. Nhiều lao động và gia đình họ đã vượt qua khó khăn, trở nên khá giả, hầu hết các lao động đi Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc đều thành công rất tốt. Quỹ hỗ trợ XKLĐ của tỉnh hoạt động từ năm 2003-2008 ngân sách tỉnh đầu tư 12,5 tỉ đồng, tổng thu được: 16,0 tỉ, đã chi hỗ trợ 1,7 tỉ, đã thu về gần 10 tỉ, các hộ XKLĐ còn dư nợ: 6,3 tỉ, tuy có một số thuộc loại khó đòi nhưng con số đó là nhỏ so với kết quả của XKLĐ đem lại và càng nhỏ so với số tiền ngân sách đầu tư cho một chương trình nào đó. Nếu như không có sự thay đổi lớn trong 3 năm qua, từ 2008-2010 về tư tưởng chỉ đạo, về chính sách hỗ trợ không ngưng và tổ chức thực hiện không bị bỏ qua ở các địa phương và các ngành thì kết quả sẽ khác.

Ý thức tự lực, tự thân vận động của một bộ phận lao động Đồng Tháp nhất là các hộ nghèo, các hộ khó khăn kinh tế còn mang nặng tính an phận, chờ đợi sự trợ giúp của Nhà nước. Thiếu chính sách hỗ trợ hoặc hỗ trợ không đầy đủ mọi điều kiện thì họ không cố gắng, rõ nhất trong lĩnh vực XKLĐ, không được ngân hàng cho vay tiền làm chi phí đi XKLĐ chỉ 5, 10 triệu là họ không đi XKLĐ dù thu nhập ở nước ngoài có đến 7triệu/tháng hay 10, 15 triệu họ cũng bỏ qua để đi làm công nhật 50.000đ-70.000đ/ngày ở địa phương, ngày có việc làm không thường xuyên, thu nhập một tháng không được bao nhiêu.

Một phần của tài liệu thực trạng xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)